7.2.1. Nội dung của chiến lược
7.2.1.1. Cơ sở
- Điều kiện tiền đề: Nguồn tài nguyên thiên nhiên - Điều kiện khách quan: Thời tiết, khí hậu.
7.2.1.2. Nội dung
Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô dựa chủ yêu vào việc sử dụng rộng rãi các nguồn tài nguyên sẵn có và các điều kiện thuận lợi của đất nước.
- Các nước sẽ đi vào sản xuất những sản phẩm xuất khẩu thô là những sản phẩm chưa qua chế biến hoặc ở dạng sơ chế đó là các sản phẩm nông nghiệp và các sản phẩm khai khoáng. P AD P 0 AS 0 Y0 Y E
- Chiến lược này được thực hiện chủ yếu ở các nước đang phát triển, trong điều kiện sản xuất còn thấp, đặc biệt là trình độ của ngành công nghiệp và khả năng tích lũy vốn của nền kinh tế còn hạn chế.
7.2.2. Tác động (lợi thế của chiến lược)
- Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô tạo điều kiện phát triển nền kinh tế theo chiều rộng.
Khi cơ hội khai thác nông nghiệp nhiệt đới hay tài nguyên thiên nhiên xuất hiện sẽ có nhu cầu thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài. Thông thường các nhà đầu tư nước ngoài thường đầu tư vào công nghiệp khai khoáng và công nghiệp sản xuất sản phẩm nhiệt đới. Sự phát triển thị trường các sản phẩm sơ khai sẽ dẫn đến tăng nguồn vốn đầu tư nước ngoài và tăng tích lũy trong nước, đồng thời giải quyết công ăn việc làm cho người lao động và tăng đội ngũ công nhân lành nghề dẫn đến tăng quy mô sản xuất của nền kinh tế.
- Chiến lược xuất khẩu thô cũng tạo ra sự thay đổi cơ cấu của nền kinh tế. Ban đầu là sự phát triển công nghiệp khai khoáng và các ngành công nghiệp chăn nuôi, trồng cây lương thực và cây công nghiệp có khả năng xuất khẩu, đồng thời với những ngành này là sự phát triển công nghiệp chế biến. Sự phát triển của công nghiệp chế biến tạo cơ hội cho việc gia tăng xuất khẩu sản phẩm thô, nó lại có tác động ngược lại với các ngành cung ứng nguyên liệu, tạo ra “mối liên hệ ngược”.
Ví dụ: Sự phát triển của công nghiệp dệt sẽ tạo ra nhu cầu đối với nguyên liệu bông, thuốc nhuộm, do đó đẩy mạnh sản xuất những ngành này.
Tác động của “mối liên hệ ngược” đặc biệt có hiệu quả nhờ vào quy mô sản xuất lớn làm giảm chi phí sản xuất và tăng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Sự phát triển của các ngành có liên quan còn được thể hiện qua “mối liên hệ gián tiếp” thông qua nhu cầu về hàng tiêu dùng. Mối liên hệ này nảy sinh khi phần lớn lực lượng lao động có mức thu nhập ngày càng tăng tạo ra nhu cầu tăng thêm về hàng tiêu dùng.
- Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô góp phần tạo thêm vốn ban đầu cho công nghiệp hóa. Đối với hầu hết các nước quá trình tích lũy vốn là lâu dài, gian khổ và đặc biệt khó khăn là quá trình tích lũy ban đầu. Quá trình này sẽ có thuận lợi hơn đối với những nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. Họ có thể khai thác sản phẩm thô để bán hoặc để đa dạng hóa nền kinh tế tạo nguồn tích lũy ban đầu cho công nghiệp hóa đất nước. Thuận lợi hơn cả đối với những nước có nguồn dầu mỏ xuất khẩu với quy mô lớn.
7.2.3. Hạn chế
7.2.3.1. Cung và cầu sản phẩm thô là không ổn định
- Cung sản phẩm thô không ổn định do các mặt hàng chưa qua chế biến hoặc sơ chế có nguồn gốc chủ yếu từ ngành nông nghiệp và khai khoáng, đây là những ngành mà điều kiện sản xuất cũng như kết quả của sản xuất chịu ảnh hưởng rất lớn về thời tiết, khí hậu. Trong điều kiện thời tiết thuận lợi thì cung sản phẩm thô tăng nhanh, ngược lại thì sản lượng giảm.
Ngoài ra cung sản phẩm thô tăng hay giảm còn phụ thuộc vào hệ số trao đổi hàng hóa:
In = P xuất khẩu % P nhập khẩu
Hệ số này phản ánh sức mua hàng nhập khẩu khi xuất khẩu một đơn vị hàng hóa.
Ví dụ: PXK = 60 USD/tấn rau; PNK = 240 USD/tivi → In = 0,25% Theo lý thuyết In = 1 là giá trị tối ưu.
Trên thực tế: In càng lớn thì càng thuận lợi cho các nước xuất khẩu → S tăng lên, nếu In càng nhỏ thì càng gây bất lợi cho các nước xuất khẩu → S giảm.
Thực chất đây là mối quan hệ giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển. In thường bất lợi với các nước đang phát triển là những nước xuất khẩu những sản phẩm thô, sơ chế và nhập khẩu những sản phẩm công nghệ phẩm.
- Cầu sản phẩm thô biến động do 2 nguyên nhân cơ bản:
+ Xu hướng biến động về cầu sản phẩm thô được xác định trong quy luật tiêu dùng sản phẩm của E.Engel: Quy luật này xác định xu hướng tiêu dùng lương thực, thực phẩm cơ bản tăng chậm hơn mức tăng thu nhập. Ở các nước công nghiệp phát triển, mức tăng nhu cầu lương thực, thực phẩm chỉ xấp xỉ ½ mức tăng thu nhập. Quy luật này làm cho nhu cầu sản phẩm thô có xu hướng giảm.
+ Do sự tác động của sự phát triển khoa học công nghệ: sự thay đổi công nghệ trong công nghiệp chế tạo làm cho lượng tiêu hao nguyên vật liệu có xu hướng giảm. Mặt khác sự phát triển của khoa học công nghệ cho ra đời nhiều loại nguyên vật liệu nhân tạo như cao su, nhựa, nilon, giả da….Những nguyên nhân này cũng dẫn đến giảm nhu cầu về sản phẩm thô.
7.2.3.2. Thu nhập từ xuất khẩu sản phẩm thô thường xuyên biến động
Khi cung – cầu giá cả sản phẩm thô biến động tất yếu dẫn đến mức thu nhập biến động. Tuy nguồn gốc sâu xa của sự bất ổn định là do cung hàng xuất khẩu sản phẩm thô (vì sản lượng không ổn định nên các cơ sở nhập khẩu phải tìm cách chống lại sự mất ổn định này) nhưng sự biến động của cung lại ảnh hưởng đến thu nhập ít hơn sự biến động của cầu.
Để mô tả sự tác động do biến động của cung – cầu sản phẩm thô đến thu nhập do xuất khẩu sản phẩm thô mang lại, cần đưa ra nhận xét về độ co giãn của những sản phẩm này. Từ những đặc điểm phân tích ở trên có thể thấy rằng đối với các nước công nghiệp phát triển, nơi nhập đại bộ phận sản phẩm thô xuất khẩu, độ co giãn của cầu là thấp, đặc biệt là đối với nông sản xuất khẩu. Ngược lại cung sản phẩm thô của các nước đang phát triển lại có độ co giãn
cao.
Trong điều kiện thời tiết thuận lợi, lượng cung sản phẩm thô tăng từ S0 đến S1; làm cho mức sản lượng tăng từ Q0 đến Q1 và mức giá giảm từ P0 đến P1. Nhưng vì mức giảm của giá lớn hơn so với mức tăng của sản lượng dẫn đến mức thu nhập giảm nhưng không giảm nhiều.
Ngược lại khi thời tiết không thuận lợi lượng cung sản phẩm thô
giảm, làm cho sản lượng giảm và mức giá tăng, nhưng mức tăng của giá lớn hơn mức giảm của sản lượng làm cho tổng mức thu nhập tăng lên, nhưng không tăng mạnh.
Những kết luận trên đây tưởng như là nghịch lý “càng được mùa giá càng giảm” vì khi sản lượng tăng, mức thu nhập lại giảm và ngược lại. Nhưng đấy lại là thực tế đối với sản phẩm thô. Do tính chất co giãn của cung, cầu sản phẩm thô làm cho mức giá biến động mạnh.
Xu hướng biến động của cầu sản phẩm thô có chiều hướng giảm, sự biến động này làm cho mức thu nhập giảm mạnh:
Khi nhu cầu giảm từ D0 đến D1 sẽ làm cho mức sản lượng giảm từ Q0 đến Q1 và mức giá giảm từ P0 đến P1. Do sản lượng và mức giá đều giảm, nên trong trường hợp này mức thu nhập giảm mạnh.
7.2.4. Giải pháp để khắc phục những trở ngại
- 1974: Tại hội nghị của Liên hợp quốc
đã đưa ra nghị quyết: “Trật tự kinh tế mới” – gọi tắt là NEIO, thỏa thuận về sự bình đẳng, tiếng nói chung giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển.
113 0 P D0 S0 S1 Q Q1 Q0 P0 P1 E0 E1 E1 0 P D0 S0 D1 Q Q1 Q0 P0 P1 E0
- 1976: Nghị quyết triển khai thành những hoạt động cụ thể, đưa ra một chương trình tổng hợp về hàng hóa:
+ Giải pháp khống chế cung + Giải pháp kho đệm dự trữ + Trợ cấp cho các nước xuất khẩu
7.2.4.1. Giải pháp khống chế cung
- Nội dung: Thành lập những tổ chức khống chế đại bộ phận lượng cung sản phẩm thô trên thị trường quốc tế. Và nếu tổ chức này có sự tham gia của những nước nhập khẩu lớn sản phẩm cùng loại này thì hiệu quả của giải pháp này sẽ được nâng cao.
Nội dung hoạt động của những tổ chức này là ký các hiệp định nhằm xác định lượng cung sản phẩm thô trên thị trường quốc tế sao cho giữ được ổn định hoặc tăng giá hàng hóa.
Hạn chế cung có tác dụng tốt nhất khi phần lớn các nước sản xuất và tiêu thụ đều tham gia tổ chức và ký hiệp định.
Ví dụ: Tổ chức quốc tế về cà phê (ICO) đã thành công một cách điển hình, hạn mức xuất khẩu được dành cho tất cả các nước xuất khẩu. Đồng thời hầu hết các nước phương Tây mua hàng đồng ý chỉ mua của các nước sản xuất tham gia tổ chức.
7.2.4.2. Kho đệm dự trữ quốc tế
- Nội dung: Là sự thỏa thuận một quỹ chung và cơ sở kho tàng để hình thành kho đệm dự trữ.
- Cơ chế hoạt động: Mục tiêu là ổn định giá cả.
Ví dụ: Nếu giá cả đang có xu hướng giảm, muốn ổn định → Mua hàng vào → Tăng tích trữ trong kho đệm.
Ngược lại nếu giá cả đang tăng muốn ổn định giá thì bán hàng ra vào → Giảm tích trữ trong kho đệm.
- Hạn chế:
+ Khó khăn của hình thức này là để ổn định hàng hóa trên thị trường thế giới cần phải có một sự chỉ huy tập trung: một công ty lớn, một tổ chức tư nhân, một nhóm nước xuất khẩu hay một cơ quan quốc tế đứng ra chỉ huy việc can thiệp vào thị trường. Tổ chức này sẽ ra các quyết định về việc mua hàng vào khi giá giảm và bán hàng ra từ kho đệm khi giá tăng. Vấn đề cơ bản nhất là người quản lý kho đệm phải có dự đoán đúng hướng sự diễn biến dài hạn của giá hàng, vì chức năng can thiệp của họ là nhằm giảm xu hướng biến động của giá.
+ Một khó khăn khác của hình thức này là nhiều khi thông tin không đầy đủ từ kho đệm đến sản xuất, làm cho những người sản xuất nhận được những tín hiệu không đúng về cung – cầu sản phẩm.
+ Ngoài ra khi lượng tích lũy tăng sẽ kéo theo chi phí bảo quản, mở rộng hệ thống kho tàng đảm bảo cho việc cất trữ….