4.2.1. Quan điểm về phát triển con người
4.2.1.1. Khái niệm
Phát triển con người gồm hai mặt, một mặt là sự hình thành các năng lực của con người và mặt khác là việc sử dụng các năng lực con người đã tích lũy được cho các hoạt động kinh tế, giải trí hoặc các hoạt động văn hóa, xã hội, chính trị.
4.2.1.2. Thước đo phát triển con người
a. Thước đo từng khía cạnh của phát triển con người:
+ Thước đo năng lực tài chính, phản ánh việc bảo đảm nhu cầu cơ bản về mức sống vật chất cho con người - Chỉ số GNI/người tính theo PPP là thước đo chính thể hiện việc bảo đảm nhu cầu hao phí vật chất cho dân cư mỗi quốc gia. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ khả năng lớn để nâng cao mức sống vật chất cho con người.
+ Thước đo năng lực trí lực, phản ánh bảo đảm nhu cầu cơ bản về giáo dục và trình độ dân trí.
+ Thước đo năng lực thể lực, phản ánh xã hội bảo đảm nhu cầu cơ bản về chăm sóc sức khỏe.
+ Thước đo việc xã hội sử dụng năng lực của con người. Đo lường vấn đề này, UNDP thường nhấn mạnh đến các chỉ số liên quan đến dân số và việc làm như: Tỷ lệ thất nghiệp thành thị, tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn, nhu cầu việc làm mới tăng lên, mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng dân số với tốc độ tăng trưởng việc làm.
Các chỉ số trên phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, mức thu nhập dân cư. Tuy vậy nó còn phụ thuộc vào chính sách và sự quan tâm của chính phủ đối với các vấn đề này. Vì vậy, có nhiều nước có mức thu nhập thấp nhưng lại có sự tiến bộ lớn trong lĩnh vực xã hội, một vài chỉ số còn đạt được mức thu nhập cao hơn nhưng lại không đạt được các chỉ tiêu xã hội tương ứng.
Bảng 4.1. Một số chỉ tiêu phản ánh nhu cầu cơ bản của con người (%) Tên nước Tốc độ tăng
GDP đầu người (2006 – 2007) Tuổi thọ bình quân (2010) Tỷ lệ tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi trên 1000 ca (2006) Tỷ lệ người lớn biết chữ (2005) 1. Theo nhóm nước - Thu nhập cao 2,0 80,3 7 99 - Thu nhập trung bình 8,6 69,3 49 90
- Thu nhập thấp 6,9 57,7 135 61 2. Một số nước Mỹ 1,5 79,6 6 - Nhật Bản 2,1 83,2 4 - Trung Quốc 11,2 73,5 24 91 Ấn Độ 7,7 64,4 76 61 Braxin 4,2 67,75 20 89 Hàn Quốc 4,7 79,8 6 - Thái Lan 4,1 69,3 8 93 Việt Nam 7,2 74,9 17 91 Lào 5,3 65,9 75 69 Campuchia 8,4 62,2 82 74 Bangladet 4,8 66,9 69 47 CH Trung Phi 2,3 47,7 175 49
Nguồn: WB, Báo cáo phát triển thế giới 2009 Qua bảng nhìn chung các nước phát triển như Mỹ, Nhật đã đạt được các chỉ số xã hội rất tốt, trong khi đó những chỉ số này ở các nước có thu nhập thấp như: CH Trung Phi, Lào, Campuchia lại không được khả quan. Việt Nam, Trung Quốc là đại diện cho những nước có mức thu nhập thấp được UNDP đánh giá cao về những thành tựu đạt được về những chỉ tiêu phát triển con người so với các nước có cùng mức thu nhập.
b. Chỉ số phát triển con người (Human Development Index – HDI)
Báo cáo phát triển con người của UNDP năm 1990, lần đầu tiên đưa ra một phương pháp mới để đánh giá tổng hợp trình độ phát triển con người, đó là Chỉ số phát triển con người HDI
+ Ba biến số được chọn làm đại diện: - Tuổi thọ trung bình từ lúc sinh.
- Tỷ lệ người lớn biết chữ và tỷ lệ nhập học các cấp giáo dục.
- Thu nhập bình quân đầu người theo ngang giá sức mua (GDP/người – PPPUSD).
+ HDI được tính theo công thức chung sau :
HDI = 3 I I IA+ E + IN Trong đó: IA là chỉ số đo tuổi thọ
IE là chỉ số đo tri thức giáo dục . IIN là chỉ số đo mức sống.
HDI nhận các giá trị biến thiên từ 0 đến 1.
Chỉ số HDI là thước đo tổng hợp về sự phát triển của con người trên phương diện sức khỏe, tri thức và thu nhập. Ba chỉ tiêu thành phần phản ánh các khía cạnh sau:
- Một cuộc sống lâu dài và khỏe mạnh, được đo bằng tuổi thọ trung bình
- Kiến thức, được đo bằng tỷ lệ người lớn biết chữ (với quyền số 2/3) và tỷ lệ nhập học các cấp giáo dục tiểu học, trung học và đại học (với quyền số 1/3).
- Mức sống đo bằng GDP thực tế đầu người theo sức mua tương đương tính bằng đô-la Mỹ (PPP USD)
Trước khi tính chỉ số HDI, cần phải tính từng chỉ số thành phần trên. Quy hồi chung để tính các chỉ số thành phần này là sử dụng các giá trị tối thiểu và tối đa (còn gọi là các giới hạn đích hay các giá trị biên) cho từng chỉ số và áp dụng công thức sau:
Chỉ số thành phần = Giá trị thực – Giá trị tối thiểu Giá trị tối đa – Giá trị tối thiểu
(Riêng chỉ số thu nhập lấy ln)
Khi đã tính được các chỉ số thành phần, việc tính các chỉ số HDI sẽ rất đơn giản. Đó là giá trị trung bình chung của cả 3 chỉ số thành phần trên:
HDI = 1/3 (Chỉ số tuổi thọ bình quân) + 1/3 (chỉ số tiếp thu giáo dục) + 1/3 (Chỉ số GDP thực tế đầu người).
Báo cáo phát triển con người 2010 đã áp dụng công thức mới để tính HDI: Các giá trị biên để tính HDI như sau:
Thành phần Giá trị tối đa Giá trị tối thiểu
Tuổi thọ (Nhật, 2010)83,2 20,0
Số năm đi học trung bình (Mỹ, 2000)13,2 0
Số năm đi học mong muốn 20,6
(Ôxtraly, 2002) 0
Chỉ số giáo dục tổng hợp (Niu Dilân, 2010)0,951 0
Thu nhập bình quân đầu người (PPP $) 108.211 (Ả-rập Êmirát thống nhất, 1980) 163 (Dim-ba-buê 2008) Ví dụ: Trung Quốc Chỉ tiêu Giá trị Tuổi thọ (năm) 73,5 Số năm đi học trung bình 7,5 Số năm đi học mong muốn 11,4 GNI* tính theo đầu người (PPPUS$) 7.263
Báo cáo phát triển con người 2010 tính toán HDI của 169 nước và xếp hạng thành 4 nhóm nước:
Phát triển con người rất cao: xếp thứ 1 đến thứ 42 Phát triển con người cao: xếp thứ 43 đến thứ 85
Phát triển con người trung bình: xếp thứ 86 đến thứ 127 Phát triển con người thấp: xếp thứ 128 đến thứ 169
Thứ nhất là Na-uy (HDI = 0,938), xếp cuối cùng là Dim-ba-bu-ê (HDI = 0,140). HDI của Việt Nam là 0,572 xếp thứ 113. Đối với các nước ASEAN Việt Nam chỉ hơn Lào (xếp thứ 122), Campuchia (xếp thứ 124) và Mi-an-ma (xếp thứ 132).
Kết luận: Tác dụng chính của HDI là kiểm soát và đánh giá, so sánh trình độ phát triển con người giữa các quốc gia với nhau cũng như đánh giá sự phát triển con người theo thời gian. Trên cơ sở đó Chính phủ các nước có thể xác định các trọng điểm cần ưu tiên để thực hiện sự can thiệp bằng các chính sách cụ thể nhằm cải thiện sự tiến bộ xã hội, nâng cao trình độ phát triển con người.