Vai trò của ngoại thương trong tăng trưởng kinh tế

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN KINH TẾ PHÁT TRIỂN (Dành cho sinh viên ngành kinh tế đầu tư) (Trang 106)

7.1.1. Lợi thế của hoạt động ngoại thương

7.1.1.1. Lợi thế tuyệt đối của hoạt động ngoại thương.

A.Smith là người đầu tiên đưa ra lý thuyết về lợi thế tuyệt đối của hoạt động ngoại thương.

Lợi thế tuyệt đối là lợi thế có được trong điều kiện so sánh chi phí để sản xuất ra cùng một loại sản phẩm.

A.Smith đã đưa ra ý tưởng về lợi thế tuyệt đối để giải thích nguồn gốc và lợi ích của thương mại quốc tế. Nước A xét trong tương quan với nước B, có thể tỏ ra có hiệu quả hơn (có lợi thế tuyệt đối) trong việc sản xuất mặt hàng X và kém hiệu quả hơn có mức bất lợi tuyệt đối) trong việc sản xuất mặt hàng X. Theo A.Smith, nếu mỗi nước tập trung vào sản xuất mặt hàng mà mình có lợi thế tuyệt đối và xuất khẩu mặt hàng này sang nước kia để đổi lấy mặt hàng mà mình không có lợi thế tuyệt đối, thì sản lượng của cả hai mặt hàng sẽ tăng lên, và cả hai quốc gia đều trở nên sung túc hơn.

A.Smith khẳng định thương mại tự do có lợi cho tất cả các quốc gia, và chính phủ nên thực hiện chính sách “không can thiệp” vào hoạt động thương mại nói riêng và các hoạt động kinh tế nói chung. Ông cho rằng thương mại tự do sẽ giúp phân bổ và sử dụng nguồn lực của thế giới có hiệu quả hơn, từ đó tạo ra lợi ích cho từng nước tham gia vào hoạt động buôn bán. Ý tưởng về lợi ích tuyệt đối của A.Smith được minh họa bằng mô hình thương mại đơn giản sau đây:

Để đơn giản hóa sự phân tích, mô hình thương mại được xây dựng với những giả thiết sau đây:

+ Thế giới bao gồm hai quốc gia (Nhật Bản và Việt Nam) và sản xuất hai mặt hàng là thép và vải.

+ Chi phí vận tải bằng 0

+ Lao động là nhân tố sản xuất duy nhất và được di chuyển tự do giữa các ngành sản xuất trong nước nhưng không di chuyển được giữa các quốc gia.

+ Cạnh tranh hoàn hảo tồn tại trên tất cả các thị trường.

Trong điều kiện tự cung tự cấp, mỗi nước tự sản xuất hai mặt hàng để tiêu dùng trong nước. Số lượng lao động cần tới ở mỗi nước để sản xuất mỗi một đơn vị thép và vải được cho như sau:

Nhật Bản Việt Nam

Thép 2 6

Vải 5 3

Có thể thấy rằng Nhật Bản là nước có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất thép, ngược lại Việt Nam có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất vải. Nhật Bản nên tập trung toàn bộ số lao động của mình để sản xuất thép còn Việt Nam nên thực hiện chuyên môn hóa hoàn toàn việc sản xuất vải, và sau đó hai nước đem trao đổi một lượng nhất định các mặt hàng này với nhau để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước. Điều này sẽ dẫn tới tăng sản lượng thép và vải trên toàn thế giới và mỗi nước có khả năng tiêu dùng nhiều hơn với trường hợp tự cung tự cấp.

Thực vậy, giả sử Nhật Bản và Việt Nam mỗi nước có 120 lao động và số lao động được chia đều cho hai ngành sản xuất thép và vải.

+ Trước khi có thương mại:

Nhật Bản có 30 đơn vị thép và 12 đơn vị vải. Việt Nam có 10 đơn vị thép và 20 đơn vị vải.

Tổng sản lượng của toàn thế giới là 40 đơn vị thép và 32 đơn vị vải.

+ Khi lượng lao động được phân bổ lại ở mỗi nước, tất cả 120 lao động ở Nhật Bản sẽ tập trung sản xuất thép và 120 lao động ở Việt Nam tập trung sản xuất vải.

Lúc này, Nhật Bản sẽ có 60 thép và Việt Nam sẽ có 40 vải.

Rõ ràng, nhờ chuyên môn hóa và trao đổi, sản lượng của toàn thế giới sẽ tăng lên không chỉ đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn dôi ra một lượng nhất định. Vì vậy, mỗi nước có thể tăng tiêu dùng cả hai mặt hàng trên và do đó trở lên sung túc hơn.

Ý nghĩa: Lợi thế tuyệt đối là cơ sở để các quốc gia xác định hướng chuyên môn hóa và trao đổi các mặt hàng. Mô hình thương mại dựa trên lợi thế tuyệt đối có thể giúp giải thích cho một phần nhỏ của thương mại quốc tế, cụ thể trường hợp nếu một quốc gia không có điều kiện tự nhiên thích hợp để trồng các loại cây như chuối, cà phê…thì buộc phải nhập các sản phẩm này từ nước ngoài.

Tuy nhiên, mô hình này không giải thích được trường hợp tại sao thương mại có thể diễn ra khi một quốc gia có mức bất lợi về tất cả các mặt hàng. Trên thực tế, thương mại có thể diễn ra mà không đòi hỏi các nhà xuất khẩu phải có lợi thế tuyệt đối so với các đối thủ cạnh tranh nước ngoài.

7.1.1.2. Lợi thế tương đối

Nếu như khái niệm lợi thế tuyệt đối được xem xét dựa vào chi phí sản xuất thì lợi thế tương đối dựa vào chi phí so sánh.

Trong mô hình lợi thế tuyệt đối ở trên, việc đánh giá thép được sản xuất rẻ hơn ở Nhật Bản ngược lại vải được sản xuất rẻ hơn ở Việt Nam là căn cứ vào lượng lao động được sử dụng. Tuy nhiên, nếu một nước, chẳng hạn là Nhật Bản, có hiệu quả hơn trong sản xuất cả hai mặt hàng, thì theo quan điểm của lợi thế tuyệt đối cả hai mặt hàng này cần được sản xuất ở Nhật Bản và Việt Nam thì nên nhập khẩu hoàn toàn.

Theo lý thuyết về lợi thế tương đối (lợi thế so sánh) của David Ricardo thì cả hai nước vẫn có thể tham gia vào thương mại quốc tế.

Mô hình giản đơn của Ricardo về lợi thế so sánh:

Các giả thiết của mô hình vẫn được giữ nguyên như trong mô hình của A.Smith. Tuy nhiên lượng lao động cần thiết để sản xuất mỗi một đơn vị thép và vải được cho như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhật Bản Việt Nam

Thép 2 12

Vải 5 6

Các số liệu cho thấy Nhật Bản cần ít số lượng lao động hơn so với Việt Nam để sản xuất ra cả hai mặt hàng, thế nhưng điều này sẽ không cản trở thương mại có lợi giữa hai nước.

Tuy Nhật Bản có lợi thế tuyệt đối vể cả hai mặt hàng nhưng do mức lợi thế về sản xuất thép lớn hơn mức lợi thế về sản xuất vải (2/12 < 5/6) cho nên nước này có lợi thế so sánh về mặt hàng thép. Ngược lại Việt Nam có lợi thế về sản xuất vải lớn hơn lợi thế về sản xuất thép (12/2 >6/5) cho nên Việt Nam có lợi thế so sánh về mặt hàng vải.

Khái quát: Nước A có lợi thế so sánh về mặt hàng X so với nước B khi và chỉ khi:

Chi phí lao động để sản xuất X ở nước A

< Chi phí lao động để sản xuất Y ở nước A Chi phí lao động để sản xuất X ở nước B Chi phí lao động để sản xuất Y ở nước B Câu hỏi đặt ra ở đây là liệu thương mại tự do có mang lại lợi ích cho tất cả các bên hay không khi một quốc gia có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất tất cả các mặt hàng. Quy luật lợi thế so sánh được D.Ricardo đưa ra: “Khi mỗi quốc gia thực hiện chuyên môn hóa sản xuất mặt hàng mà quốc gia đó có lợi thế so sánh thì tổng sản lượng tất cả các mặt hàng của toàn thế giới sẽ tăng và tất cả các quốc gia sẽ trở nên sung túc hơn.”

Bảng Giá cả tương quan và lợi thế so sánh

Nhật Bản Việt Nam

Thép (1 đơn vị) 1 thép = 0,4 vải 1 thép = 2 vải

Như vậy, thép ở Nhật Bản rẻ hơn ở Việt Nam cho nên Nhật Bản có lợi thế so sánh về sản xuất thép. Tương tự vải ở Việt Nam rẻ hơn so với ở Nhật Bản nên Việt Nam có lợi thế so sánh về vải. Nếu mỗi nước thực hiện chuyên môn hóa hoàn toàn trong việc sản xuất mặt hàng mà mình có lợi thế so sánh và sau đó đem trao đổi với nhau thì cả hai đều có lợi.

Thực vậy, giả sử rằng tỷ lệ trao đổi quốc tế của Nhật Bản và Việt Nam là 1 thép = 1 vải.

Nếu Nhật Bản chuyển 5 đơn vị lao động từ ngành vải sang sản xuất thép thì sẽ có 2,5 đơn vị thép được làm ra và khi bán đơn vị thép đó sang Việt Nam thì Nhật Bản sẽ có 2,5 đơn vị vải để tiêu dùng cao hơn 1,5 đơn vị so với trường hợp tự cung tự cấp. Ngược lại Việt Nam chuyển 12 đơn vị lao động từ ngành thép sang sản xuất vải thì sẽ có 2 đơn vị vải được làm ra và khi bán đơn vị vải đó sang Nhật Bản thì Việt Nam sẽ có 2 đơn vị thép để tiêu dùng cao hơn 1 đơn vị so với trường hợp tự cung tự cấp.

Để có thương mại giữa hai nước có thể diễn ra thì mức giá trao đổi quốc tế phải nằm trong giới hạn hai tỷ lệ trao đổi nội địa:

0,4 vải ≤ 1 thép ≤ 2 vải hoặc 0,5 thép ≤ 1 vải ≤ 2,5 thép

Nếu mức giá trao đổi quốc tế vượt ra khỏi giới hạn nói trên thì thương mại quốc tế sẽ không xảy ra.

7.1.2. Vai trò của hoạt động ngoại thương trong tăng trưởng kinh tế

7.1.2.1. Hoạt động ngoại thương trong hoạt động kinh tế đối ngoại

Bao gồm

+ Những hoạt động mua bán trao đổi hàng hóa (hoạt động thương mại quốc tế) + Hoạt động hợp tác kinh tế: hợp tác đầu tư, hợp tác khoa học công nghệ.

+ Hoạt động dịch vụ: chuyển tiền, vận tải, khách sạn, du lịch → Xuất phát điểm của hoạt động kinh tế đối ngoại.

7.1.2.2. Vai trò của hoạt động ngoại thương trong tăng trưởng kinh tế

Trong hoạt động kinh tế đối ngoại, ngoại thương giữ vị trí quan trọng, nó tạo điều kiện phát huy lợi thế của từng nước trên thị trường quốc tế. Kết quả hoạt động ngoại thương của một nước được đánh giá qua cân đối thu chi ngoại tệ dưới hình thức – Cán cân thanh toán quốc tế: Gồm Tài khoản thanh toán vãng lai và Tài khoản thanh toán vốn.

* Tài khoản vãng lai gồm:

1. Cán cân thanh toán

2. Các khoản vô hình: Dịch vụ (vận tải đường biển, dịch vụ tài chính và du lịch ra nước ngoài), thu nhập từ đầu tư (thu nhập ròng trên các khoản đầu tư ra nước ngoài – NFIA).

3. Cân đối tài khoản vãng lai

* Tài khoản vốn gồm:

4. Các luồng vốn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5. Cân đối tài khoản vốn

Kết quả này sẽ tác động làm tăng hoặc giảm thu nhập của đất nước do đó tác động đến tổng cầu của nền kinh tế.

Khi cán cân thanh toán có mức xuất siêu sẽ làm cho mức chi tiêu trong nền kinh tế tăng lên, từ đó mà tác động đến GDP.

Hoạt động ngoại thương phát triển → tác

động AD → Tác động đến GDP

Dựa vào quan điểm ngoại thương các

nước có nhiều cách khác nhau trong việc

lựa chọn đường lối phát triển. Song nhìn chung

có 3 chiến lược cơ bản:

- Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô - Chiến lược thay thế hàng nhập khẩu - Chiến lược hướng ngoại

Mỗi cách lựa chọn đều có những tác động khác nhau đến phát triển kinh tế của mỗi nước.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN KINH TẾ PHÁT TRIỂN (Dành cho sinh viên ngành kinh tế đầu tư) (Trang 106)