Bất bình đẳng và phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN KINH TẾ PHÁT TRIỂN (Dành cho sinh viên ngành kinh tế đầu tư) (Trang 71)

4.3.1. Bất bình đẳng về phân phối thu nhập

4.3.1.1. Thước đo bất bình đẳng về phân phối thu nhập

a. Đường Lorenz

Là biểu đồ biểu thị mối quan hệ giữa các nhóm dân số và tỷ lệ thu nhập tương ứng của họ.

Hình 4.1 - Đường Lorenz

Hộp 4-1: Trình tự thực hiện các bước khi xây dựng đường cong Lorenz

(1) Tiến hành điều tra số liệu về thu nhập của từng thành viên trong xã hội (có thể là quốc gia, địa phương, khu vực..), sắp xếp mức thu nhập dân cư theo thứ tự tăng dần. (2) Phân nhóm dân cư thành các nhóm có dân số bằng nhau theo mức thu nhập điều tra được gọi là một phân vị. Thông thường chúng ta chia thành 5 nhóm: rất giàu, giàu, trung bình, nghèo và rất nghèo, mỗi nhóm gồm 20% dân số, gọi là ngũ phân vị. Xác định số % thu nhập thực tế tương ứng với từng nhóm dân cư.

(3) Đưa các số liệu vào đồ thị đã vẽ sẵn đường 450, xác định các điểm kết hợp % cộng dồn dân số với % cộng dồn thu nhập. Lưu ý, điểm kết hợp của nhóm 20% dân số có mức thu nhập thấp nhất được xác định trước, tiếp sau đó là xác định các điểm kết hợp tiếp theo trên cơ sở nguyên tắc cộng dồn. Nối các điểm kết hợp với nhau, chúng ta sẽ có đường Lorenz như ý muốn.

Như vậy đường cong Lorenz phản ánh tỷ lệ % của tổng thu nhập quốc dân cộng dồn được phân bổ tương ứng với tỷ lệ % cộng dồn của các nhóm dân cư đã biết. Khoảng cách chung giữa đường Lorenz với đường 450 là một dấu hiệu phản ánh mức độ bất bình đẳng trong xã hội mà nó thể hiện. Mức độ bất bình đẳng thu nhập càng lớn khi đường cong Lorenz càng thoát ly khỏi đường 450. Bằng trực giác chúng ta có thể nhận biết được mức độ bất bình đẳng tồn tại trong xã hội thông qua “dáng” cả đường Dân số cộng dồn (%) Đường 450 Đường Lorenz T h u n hậ p c ộ n g d ồn ( % ) 0 20 40 60 80 100 20 40 60 80 100

Lorenz. Nếu đường Lorenz càng gần với đường 450 thì mức độ công bằng trong phân phối thu nhập càng cao và ngược lại, nếu đường Lorenz càng xa đường 450 thì sự bất bình đẳng càng lớn.

+ Tác dụng của đường cong Lorenz:

- Giúp chúng ta đánh giá sự tiến bộ trong phân phối thu nhập theo mục tiêu công bằng của từng nước, từng địa phương, hay tác động của các chính sách kinh tế áp dụng trong từng giai đoạn tác động đến mức độ công bằng trong phân phối thu nhập như thế nào dựa trên cơ sở xem xét dáng của đường Lorenz theo các thời kỳ khác nhau.

- Chúng ta có thể xem xét một cách rõ ràng, minh bạch thực trạng phân phối thu nhập của các nước và so sánh được mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập giữa các nước với nhau, các tổ chức quốc tế thường sử dụng nó là một tiêu thức để xếp loại mức độ tiến bộ xã hội giữa các nước trên thế giới.

+ Hạn chế của đường cong Lorenz:

- Các nhà hoạch định chính sách và các nhà nghiên cứu thường quan tâm đến việc tóm tắt mức độ bất bình đẳng một con số, điều đó đôi khi thể hiện tính cụ thể và lượng hóa tốt hơn hình vẽ.

+ Khi chúng ta phải so sánh sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập của nhiều quốc gia với nhau thì thật sự là quá rườm rà và rắc rối nếu chúng ta mô tả quá nhiều đường Lorenz trên một đồ thị, làm cho sự quan sát trực giác trở nên cực kỳ khó khăn.

+ Trong trường hợp trùng ta có các đường Lorenz cắt nhau, thì nó sẽ không thể cho ta một xếp hạng trình tự bất bình đẳng một cách hữu hiệu.

b. Hệ số GINI

Hệ số GINI (G) = SSA B

A

+

Về lý thuyết, hệ số GINI nhận giá trị biến thiên từ 0 đến 1. Song về thực tế, GINI nhận giá trị trong khoảng lớn hơn 0 và nhỏ hơn 1 (0 < G < 1). Ngân hàng thế giới bằng thống kê thực hiện đã nhận thấy hệ số GINI trên thực tế nằm trong khoảng từ 0,2 đến 0,6. Nếu hệ số GINI nhận giá trị lớn hơn 0,5 gọi là mức độ bất công bằng lớn, từ 0,4 đến cận 0,5 là bất công bằng vừa và nhỏ hơn 0,4 được xem như bất công bằng chấp nhận được.

Theo Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam từ năm 1993 - 2006 của TS Lê Quốc Hội, thành viên Diễn đàn Phát triển Việt Nam (VDF), hệ số Ghini của Việt Nam - một chỉ số thông dụng dùng để đo lường tình trạng bất bình đẳng trong nhu nhập (Ghini bằng 0 là hoàn toàn bình đẳng, bằng 1 là hoàn toàn bất bình đẳng), đang có xu hướng tăng trong những năm gần đây. Cụ thể hệ số Ghini theo chi tiêu tăng từ 0,34

(năm 1993) lên 0,36 (năm 2006), còn hệ số Ghini theo thu nhập tăng từ 0,34 (1993) lên 0,43 (2006).

Như vậy, hệ số GINI đã khắc phục được những hạn chế của đường cong Lorenz là nó lượng hóa được mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập.

Tuy vậy cũng sẽ có một hạn chế nảy sinh:

+ Đó là trường hợp, sau khi tính toán, hệ số GINI của 2 nước nhận được giá trị bằng nhau, tức là diện tích của hình A đối với cả hai đường Lorenz là bằng nhau, nhưng độ phân bổ các nhóm dân cư có mức thu nhập khác nhau không giống nhau, điều này luôn xảy ra khi 2 đường Lorenz cắt nhau. Trong trường hợp này, hệ số GINI không giúp ích cho việc so sánh mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập của hai nước.

+ Một bất cập nữa của hệ số GINI là nó chỉ đo độ phân dải thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, tức là nhìn vào giá trị của hệ số GINI chúng ta sẽ biết được thu nhập của nền kinh tế được dải đều hau không đều cho các nhóm dân cư trong xã hội, nhưng nó chưa cho biết mức độ trầm trọng hay không trầm trọng về sự bất bình đẳng thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, tức là mức độ phân biệt về thu nhập giữa hai đầu giàu nhất và nghèo nhất. Vì vậy chúng ta sẽ bổ sung thêm bằng những công cụ khác.

c. Tỷ số Kuznets

Tỷ số Kuznets là tỷ lệ giữa tỷ trọng thu nhập của x% dân số có mức thu nhập cao nhất và tỷ trọng thu nhập của y% dân số có mức thu nhập thấp nhất, (x có thể khác với y, và nhận các giá trị 55, 10%, 20%...). Những tỷ số này thực chất là những “mẩu” nằm trên đường Lorenz và nó chỉ đem lại tác dụng duy nhất là đánh giá mức độ phân hóa xã hội giữa hai cực giàu nhất và nghèo nhất. Chúng ta cũng có thể cải biên tỷ số Kuznets bằng cách sử dụng số liệu dân số ở hai cực bằng nhau, tức là %x = %y (x=y và có thể bằng 5%, 10%, 20%...) và được một hệ số gọi là hệ số dãn cách thu nhập. Hệ số này phản ánh cụ thể hơn mức độ phân hóa ở hai cực (đỉnh và đáy) của xã hội, với cùng một quy mô dân số, nhưng những người giàu nhất có thu nhập lớn hơn bao nhiêu lần những người nghèo nhất. Đây cũng là một thước đo bổ trợ đáng tin cậy, phản ánh mức độ trầm trọng về bất bình đẳng trong phân phối thu nhập.

d. Tỷ trọng thu nhập của x% dân số nghèo nhất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dùng đường cong Lorenz hay hệ số GINI, chỉ cho chúng ta một kết luận chung về mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập. Tỷ số Kuznets cho chúng ta một cái nhìn mang tính so sánh giữa hai bộ phận đỉnh và đáy của xã hội. Tuy vậy, để có kết luận đầy đủ hơn, chúng ta cũng cần phải quan tâm thêm đến phần thu nhập của bộ phận dân số sống ở phần đáy xã hội so với tổng thu nhập dân cư. Thước đo này gọi là tỷ trọng thu nhập của x% dân số có mức thu nhập thấp nhất (x có thể là 10% hay 20%...).

Năm 2001, WB đã cụ thể hóa tỷ số này thông qua “Tiêu chuẩn 40”, tức là thông qua tỷ trọng của 40% dân số có mức thu nhập thấp nhất để đánh giá mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập của các quốc gia. Theo tiêu chuẩn này, nếu thu nhập của 40% dân số có mức thu nhập thấp nhất dưới 12% được gọi là bất bình đẳng cao, từ 12 – 17% gọi là bất bình đẳng vừa, còn nếu lớn hơn 17%, xem như là bất bình đẳng thấp.

Đối chiếu với tình hình thực tế hiện nay, trên cơ sở các số liệu thống kê chưa mang tính hệ thống thì Nhật Bản là nước có hệ số GINI thấp nhất (0,214). Các nước Châu Âu nói chung, khối Bắc Âu nói riêng được gọi là có sự bình đẳng trong phân phối thu nhập cao với hệ số GINI trung bình là 0,32; trong đó Thụy Điển, Phần Lan hệ số GINI khoảng 0,25. Phần lớn các nền kinh tế thu nhập cao cũng đã đạt được những kết quả nhất định trong phân phối thu nhập từ các chính sách điều tiết bằng thuế, trợ cấp hay phúc lợi chung của chính phủ.

Hệ số GINI cao nhất thế giới thuộc về khu vực Mỹ La Tinh (trung bình 0,53), Brazin có sự bất bình đẳng lớn nhất thế giới, hệ số GINI lên tới 0,62, thu nhập của 20% dân số nghèo nhất của đất nước này chỉ chiếm 2,6% so với tổng thu nhập dân cư. Một số nước đang có xu hướng gia tăng bất bình đẳng rõ rệt, trong đó phải kể đến Trung Quốc, Malayxia, Hồng Kông

Phân phối thu nhập ít bình đẳng là tốt hay xấu đối với sự phát triển của một quốc gia?

+ Phân phối thu nhập quá bình đẳng có thể là không tốt đối với tính hiệu quả kinh tế. Ví dụ, lấy kinh nghiệm của các nước xã hội chủ nghĩa, nơi mà sự bất bình đẳng thấp thì con người không có động lực tham gia một cách tích cực vào các hoạt động kinh tế - để làm việc chăm chỉ và có tinh thần kinh doanh mãnh liệt. Hậu quả của việc cân bằng thu nhập kiểu xã hội chủ nghĩa là người lao động kỷ luật kém và ít sáng kiến, chất lượng hàng hóa và dịch vụ thấp, ít khả năng lựa chọn, chậm cải tiến kỹ thuật và tất yếu là tăng trưởng kinh tế chậm, dẫn đến nghèo đói tăng lên.

+ Nhiều nước có mức thu nhập cao có sự bất bình đẳng về thu nhập tương đối thấp với sự hỗ trợ của các khoản trợ cấp lớn từ nhân sách nhà nước. Tuy nhiên, các nhà kinh tế vẫn thường cho rằng, giảm thiểu sự bất bình đẳng bằng việc tăng gánh nặng về thuế của chính phủ có khả năng không khuyến khích đầu tư, làm chậm tăng trưởng kinh tế và làm giảm khả năng cạnh tranh quốc tế của một quốc gia.

Mặt khác, quá bất bình đẳng sẽ gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng cuộc sống của người dân, làm tăng tỷ lệ nghèo đói, cản trở tiến bộ trong y tế và giáo dục và góp phần làm gia tăng tình trạng tội phạm. Cụ thể:

- Bất bình đẳng cao làm giảm số người có khả năng tiếp cận tới các nguồn lực như đất đai hoặc giáo dục do đó quốc gia đã tự làm mất những đóng góp mà người nghèo có thể thực hiện đối với phát triển kinh tế và xã hội.

- Bất bình đẳng cao đe dọa sự ổn định chính trị của một quốc gia do có nhiều người bất mãn về tình trạng kinh tế của mình, khiến cho khó đạt được sự đồng thuận về chính trị. Bất ổn chính trị sẽ làm tăng rủi ro đầu tư vào một quốc gia và làm suy giảm đáng kể tiềm năng phát triển của quốc gia đó.

- Bất bình đẳng cao hạn chế việc sử dụng các công cụ thị trường quan trọng như thay đổi mức giá và tiền phạt. Ví dụ: tiền điện và tiền nước cao hơn sẽ làm tăng tính hiệu quả trong sử dụng năng lượng nhưng trong bối cảnh bất bình đẳng nghiêm trọng, chính phủ chỉ cần tăng giá một chút cũng có nguy cơ gây ra tình trạng nghèo khổ cùng cực cho bộ phận dân chúng nghèo nhất.

4.3.2. Các mô hình bất bình đẳng về thu nhập và tăng trưởng kinh tế

4.3.2.1. Mô hình chữ U ngược của Simon Kuznets

- Kuznets đã đưa ra giả thiết cho rằng: bất bình đẳng sẽ tăng ở giai đoạn ban đầu và giảm ở giai đoạn sau khi lợi ích của sự phát triển được lan tỏa rộng rãi hơn. Nếu biểu diễn mối quan hệ trên đồ thị sẽ có dạng chữ U ngược. Vì vậy còn được gọi là giả thiết chữ U ngược.

Hình 4.2. Mô hình chữ U ngược

Hạn chế trong mô hình của Kuznets là không giải thích được 2 vấn đề quan trọng.

Thứ nhất, những nguyên nhân cơ bản nào tạo ra sự thay đổi bất bình đẳng trong quá trình phát triển?

Thứ hai, phạm vi khác biệt giữa các nước về xu thế thay đổi này trong điều kiện họ sử dụng các chính sách khác nhau tác động đến tăng trưởng và bất bình đẳng?

Từ hai vấn đề này dẫn đến điều mà các nước đang phát triển băn khoăn vẫn không được giải đáp cụ thể. Đó là có phải các nước có thu nhập thấp tất yếu phải chấp nhận gia tăng về bất bình đẳng trong quá trình tăng trưởng kinh tế hay không và sau đó họ có thể mong chờ sự bất bình đẳng được giảm bớt khi họ đạt đến mức độ cao của sự phát triển hay không?

Ngoài ra, mô hình chữ “U ngược” là một mô hình thực nghiệm, nên nó có thể và trên thực tế là không phải đúng ở mọi trường hợp. Các dữ liệu đầy đủ và phong phú hơn về bất bình đẳng thu nhập, đặc biệt là các dữ liệu chuỗi về từng nước, cùng với việc áp dụng phương pháp kinh tế lượng chặt chẽ hơn, cho phép các nhà kinh tế học có thể định dạng các hình thái qua thời gian ở từng nước.

4.3.2.2. Mô hình tăng trưởng trước, bình đẳng sau của A.Lewis

77

GINI

0

Dưới dạng tổng quát, mô hình cũng nhất trí với Kuznets về nhận xét cho rằng sự bất bình đẳng sẽ tăng lên lúc đầu và sau đó giảm bớt khi đã đạt được tới mức độ phát triển nhất định. Nhưng tiến thêm một bước, mô hình đã giải thích thêm được nguyên nhân của xu thế này.

Trước hết, sự bất bình đẳng tăng lên ở giai đoạn đầu bởi vì cùng với việc mở rộng quy mô sản xuất công nghiệp, số lượng lao động được thu hút vào làm việc ở khu vực này ngày càng tăng nhưng tiền công của công nhân nói chung vẫn ở mức tối thiểu. Ở giai đoạn sau nhu cầu lao động ngày càng tăng lên đòi hỏi phải tăng tiền lương như vậy sẽ dẫn đến giảm bớt sự bất bình đẳng.

Như vậy, bất bình đẳng vừa là kết quả của tăng trưởng kinh tế, vừa là điều kiện cần thiết để tăng trường. Bất bình đẳng là điều kiện để người giàu tăng tích lũy, tăng đầu tư, do đó sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Các cố gắng để phân phối lại thu nhập một cách hấp tấp, vội vàng sẽ dẫn đến nguy cơ bóp nghẹt tăng trưởng kinh tế.

Giả thuyết của Kuznets cùng với giải thích của Lewis cho rằng trạng thái bất bình đẳng trong phân phối thu nhập là khó tránh khỏi trong quá trình tăng trưởng kinh tế. Thực hiện theo mô hình này, nhiều nước đã đặt ưu tiên cho tăng trưởng kinh tế trước, rồi mới giải quyết vấn đề công bằng xã hội sau, đôi khi còn hy sinh cả công bằng xã hội. Theo họ, kinh tế càng phát triển, càng có điều kiện thực thi các chính sách công bằng xã hội, chỉ có hiệu quả kinh tế mới tạo ra tăng trưởng và như vậy tạo ra tiềm lực kinh tế giúp đất nước có nguồn lực để giảm bớt tình trạng bất bình đẳng.

Tiếc thay, tăng trưởng kinh tế tự nó không thể đem đến công bằng xã hội được. Thực tiễn tăng trưởng tại một số nước đã cho thấy bất bình đẳng không những không

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN KINH TẾ PHÁT TRIỂN (Dành cho sinh viên ngành kinh tế đầu tư) (Trang 71)