Đặc điểm thị trường lao động ở các nước đang phát triển

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN KINH TẾ PHÁT TRIỂN (Dành cho sinh viên ngành kinh tế đầu tư) (Trang 101)

6.2.1. Thị trường lao động ở khu vực nông thôn

- Đặc điểm khu vực nông thôn:

Phần lớn lao động và việc làm tập trung trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, một bộ phận nhỏ trong công nghiệp chế biến và dịch vụ.

- Đặc điểm lao động:

+ Đại bộ phận lao động trong khu vực này không phải là lao động làm thuê mà phần lớn làm việc tại gia đình để có thu nhập.

+ Thời gian làm việc không rõ ràng, không cụ thể và với mức thu nhập thấp. - Đặc điểm cung cầu lao động:

+ Cung lao động co dãn nhiều do trong khu vực nông thôn quy mô dân số lớn nên lực lượng lao động lớn và do thu nhập thấp nên có nhu cầu làm thuê cao mặc dù mức tiền lương thấp.

+ Cầu lao động co dãn ít do yếu tố nguồn lực đất đai khan hiếm, vốn sản xuất ít. + Tiền lương được xác định tại điểm cân bằng trên thị trường.

6.2.2. Thị trường lao động ở khu vực thành thị chính thức

- Đặc điểm khu vực thành thị chính thức:

Các đơn vị hoạt động được chính thức vay vốn ở ngân hàng với số lượng lớn để hoạt động, người lao động trong khu vực này được tham gia bảo hiểm xã hội, được hưởng lương hưu trong suốt tuổi về già, được hưởng các khoản phụ cấp xã hội khác và được hưởng một số ngày nghỉ phép trong năm.

Bên cạnh đó, người lao động trong khu vực này còn được trả lương theo mức lương tối thiểu do nhà nước quy định, cơ quan không được phép trả lương tùy tiện. Họ còn có tổ chức công đoàn sẵn sàng đấu tranh quyền lợi chính đáng của người lao động. Điều kiện làm việc của họ ngày càng được cải thiện theo thâm niên, nhất là có cơ hội thăng tiến trong xã hội v.v…

- Đặc điểm lao động:

+ Đại bộ phận lao động có trình độ chuyên môn đã qua đào tạo. + Đảm bảo việc làm tương đối ổn định.

+ Tiền công tương đối cao và được trả cao hơn mức lương cân bằng trên thị trường.

- Đặc điểm cung cầu lao động:

Cung –

cầu lao động trong

khu vực thành thị

chính thức

Về lý thuyết ở khu vực này tiền công tương đối cao, cao hơn điểm cân bằng của thị trường. Do trong khu vực này yêu cầu đòi hỏi người lao động phải có trình độ nên phải đặt mức tiền lương cao để thu hút lao động và kích thích nâng cao năng suất.

Ở khu vực này luôn xuất hiện tình trạng cung lao động lớn hơn cầu lao động nên thường xuyên có dòng người chờ việc ở khu vực này.

6.2.3. Thị trường lao động ở khu vực thành thị phi chính thức

- Đặc điểm khu vực:

Bao gồm những cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ hoặc rất nhỏ, kinh doanh đa dạng, địa điểm sản xuất chật hẹp, hay thay đổi hoặc kinh doanh lề đường, hoạt động không theo luật.

Đa số người lao động trong khu vực này không tham gia bảo hiểm xã hội và không có tổ chức công đoàn. Các đơn vị hoạt động thường gặp khó khăn khi vay vốn ngân hàng. Người lao động trong khu vực này không được hưởng mọi chế độ như khu

W 0 W1 SL DL L L L’

vực chính quy của Nhà nước như không có chế độ nghỉ phép năm, không có lương hưu, không có quy định mức lương tối thiểu, dễ bị chủ bóc lột sức lao động, nhất là họ thường phải làm việc bất kể thời gian v.v….

Vì vậy mặc dù trên thực tế, khu vực kinh tế không chính thức đã thu hút một tỷ lệ khá lớn lực lượng lao động, góp phần giải quyết nạn thất nghiệp, cũng như đóng góp cho xã hội một khối lượng hàng hóa và dịch vụ tương đối lớn, nhưng đời sống của những người lao động trong khu vực này thường chưa được ổn định, nhất là những người lao động cá thể, những người lãnh lương công nhật v.v… và chịu thiệt thòi hơn so với lao động trong khu vực chính thức.

- Đặc điểm lao động:

+ Đại bộ phận lao động không có trình độ chuyên môn, hoặc chuyên môn thấp nhưng có kinh nghiệm trong kinh doanh với số vốn ít vẫn thực hiện được kinh doanh trong khu vực này.

+ Bộ phận từ nông thôn ra thành thị, có xu hướng tăng nhanh nhưng lao động làm việc trong một thời gian dài, mức tiền công thấp.

- Đặc điểm cung cầu lao động:

Tiền lương được

xác định ở điểm cân

bằng của thị trường.

Những người có

nhu cầu tìm việc làm ở

khu vực này đều có khả năng tìm được việc nhưng mức lương ở khu vực này là rất thấp.

*) Tài liệu học tập:

1. GS. Vũ Thị Ngọc Phùng, (2005), Giáo trình Kinh tế phát triển, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.

2. E.Wayne Nafziger, (1998), Kinh tế học của các nước đang phát triển, NXB Thống kê, Hà Nội

*) Câu hỏi ôn tập, thảo luận

103 W 0 W2 SL DL L L0 E0

1. Tình trạng tăng dân số có được coi là vấn đề ở các nước đang phát triển hay không? Nếu có thì theo anh (chị) đâu là chiến lược tốt nhất để hạn chế tốc độ tăng dân số. 2. Hãy trình bày giả định cơ bản của mô hình Todaro. Một trong những ý nghĩa quan trọng nhất của mô hình này là kết luận mang tính nghịch lý, theo đó các chính sách của Chính phủ ở các nức đang phát triển nhằm tạo việc làm ở thành thị có thể làm trầm trọng hơn tình trạng thất nghiệp ở thành thị. Hãy lý giải tại sao lại có thể đi đến kết quả nghịch lý như vậy.

3. Nhân tố ảnh hưởng đến cung và cầu lao động ở các nước đang phát triển. Các nhân tố đó giải thích như thế nào cho tình trạng gia tăng tỷ lệ thất nghiệp ở các nước này? 4. Khu vực không chính thức ở thành thị là gì? Thị trường lao động ở khu vực thành thị không chính thức có những đặc điểm gì khác với khu vực thành thị chính thức và khu vực nông thôn.

5. Tại sao lao động có vai trò đặc biệt hơn các nhân tố khác (vốn, tài nguyên thiên nhiên…)? Làm thế nào để nâng cao vai trò của lao động trong tăng trưởng và phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển.

6. Machismo là một nước nhỏ, giả sử một nền kinh tế chỉ có 2 khu vực công nghiệp và nông nghiệp, dân số 70 triệu người, trong đó 70% dân cư sống ở nông thôn, lực lượng lao động chiếm 50% dân số thành thị cũng như nông thôn.

a) Tính lực lượng lao động ở thành thị và nông thôn?

b) Quan sát đồ thị sau và cho biết: sản lượng lúa mì tối đa là bao nhiêu? Năng suất trung bình trước khi sản lượng sụt giảm? có thể rút ra khỏi khu vực nông nghiệp bao nhiêu lao động thặng dư?

c) Giá trị trung bình một lao động trong nông nghiệp làm ra là bao nhiêu biết giá lúa mì là 1000$/tấn? Giả sử ở nông thôn thu nhập dựa trên năng suất trung bình, thu nhập bình quân của 1 lao động nông nghiệp là bao nhiêu?

d) Khu vực công nghiệp phát triển thu hút lao động thặng dư từ nông nghiệp với mức lương 1.300 $/năm. Sau đó nếu có thêm 2 triệu lao động rời bỏ nông

Sản lượng lúa mỳ (triệu tấn)

22 18

20 22 24,5 Lao động nông nghiệp (triệu người) Hàm SX nông nghiệp

nghiệp gia nhập vào khu vực công nghiệp thì sẽ ảnh hưởng đến sản lượng và năng suất của lao động nông nghiệp như thế nào? Do cung giảm giá lúa mì tăng lên 1200$/tấn, tính chi tiêu của người tiêu dùng khi giá lúa tăng? Số lao động thặng dư ở nông nghiệp và thêm 2 triệu lao động rời bỏ nông thôn gia nhập vào khu vực công nghiệp, lúc này khu vực công nghiệp có bao nhiêu lao động?

CHƯƠNG 7

Ngoại thương với tăng trưởng và phát triển kinh tế

Số tiết: 04 tiết (Trong đó: 02 tiết lý thuyết, 01 tiết thảo luận, 01 tiết kiểm tra)

*) Mục tiêu:

- Sinh viên nắm được lợi thế tuyệt đối và lợi thế tương đối của hoạt động ngoại thương; vai trò của hoạt động ngoại thương trong tăng trưởng kinh tế.

- Nắm được nội dung của các chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô; chiến lược thay thế hàng nhập khẩu và chiến lược hướng ngoại.

- Sinh viên vận dụng vào phân tích các chính sách ngoại thương của các quốc gia trên thế giới và lựa chọn chính sách ngoại thương đối với Việt Nam.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN KINH TẾ PHÁT TRIỂN (Dành cho sinh viên ngành kinh tế đầu tư) (Trang 101)