Mô hình hai khu vực

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN KINH TẾ PHÁT TRIỂN (Dành cho sinh viên ngành kinh tế đầu tư) (Trang 53)

Nghiên cứu quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thực chất là xem xét sự thay đổi trong mối quan hệ tác động qua lại cả về số và chất lượng giữa các ngành kinh tế, trong đó chủ yếu là hau ngành công nghiệp và nông nghiệp. Theo cách hiểu như vậy, chúng ta có thể nghiên cứu một số mô hình lý thuyết về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế dưới đây.

3.3.1. Mô hình hai khu vực của Athus Levis

Vào khoảng giữa thập niên 50 của thế kỷ 20, nhà kinh tế học người Mỹ gốc Jamaica A.Lewis, trong tác phẩm “Lý thuyết về phát triển kinh tế” đã đưa ra các giải thích về mối quan hệ giữa nông nghiệp và công nghiệp trong quá trình tăng trưởng gọi là “Mô hình hai khu vực cổ điển”. Mô hình này áp dụng vào thập niên 60 để phân tích quá trình tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển. Lewis đã nhận giải thưởng Nobel từ những đóng góp của mình. Đặc trưng chủ yếu của mô hình hai khu vực cổ điển là phân chia nền kinh tế thành hai khu vực công nghiệp và nông nghiệp trong nền kinh tế nhị nguyên và nghiên cứu quá trình di chuyển lao động giữa hai khu vực. Khu vực nông nghiệp, ở mức độ tồn tại, có dư thừa lao động và lao động dư thừa này dần dần được chuyển sang khu vực công nghiệp. Sự phát triển của khu vực công nghiệp quyết định quá trình tăng trưởng của nền kinh tế, phụ thuộc vào khả năng thu hút lao động dư thừa do khu vực nông nghiệp tạo nên, và khả năng đó lại phụ thuộc vào tốc độ tích lũy vốn của khu vực công nghiệp. Mô hình Lewis trên một mức độ nhất định còn giải thích nguồn gốc của những hậu quả xã hội, của sự phân hóa giàu nghèo trong quá trình tăng trưởng kinh tế.

3.3.1.1. Cơ sở nghiên cứu của mô hình Lewis

Nghiên cứu của Lewis được xuất phát từ cách đặt vấn đề của nhà kinh tế học cổ điển David Ricardo, trong nghiên cứu của mình D.Ricardo đã đưa ra hai vấn đề:

Một là, khu vực nông nghiệp có lợi nhuận biên giảm dần theo quy mô và tiến tới bằng 0. Nguyên nhân của hiện tượng này là do quy mô sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng lên đòi hỏi phải sử dụng đất đai ngày càng xấu hơn, dẫn đến chi phí sản xuất tăng dần khi sản xuất một tấn lương thực, với mức tăng cho trước ở đầu vào dẫn đến các mức tăng liên tục nhỏ hơn ở đầu ra. Số và chất lượng ruộng đất là yếu tố có điểm

dừng nên khi loài người đã khai thác đến điểm đó, việc tăng thêm các yếu tố đầu vào sẽ không làm tăng mức sản lượng đầu ra.

Hai là, trong khi ruộng đất có xu hướng cạn kiệt dần thì lao động trong khu vực nông nghiệp vẫn tiếp tục tăng và dẫn đến hiện tượng dư thừa ngày càng phổ biến. Ông cho rằng lao động dư thừa ở nông thôn về hình thức khác với lao động dư thừa ở thành thị. Ở thành thị, lao động được coi là dư thừa khi họ có khả năng lao động, có mong muốn làm việc nhưng không thể tìm được việc làm. Còn ở nông thôn thì không phải như vậy, hiện tượng phổ biến ở đây là mọi người đều có việc làm nhưng với năng suất lao động ngày càng thấp, các thành viên trong gia đình phải chia việc ra để làm. Sản phẩm cận biên của lao động giảm dần và tiến tới bằng không. Hiện nay các nhà kinh tế gọi là thất nghiệp trá hình (vô hình hoặc bán thất nghiệp).

Với hai vấn đề nêu trên, Ricardo kết luận rằng khu vực nông nghiệp mang tính trì trệ tuyệt đối, cần giảm dần quy mô, tỷ lệ đầu tư, chuyển nhân lực dư thừa vào công nghiệp và mở rộng quy mô, tốc độ của công nghiệp để tiếp tục duy trì tăng trưởng. Trong quá trình này, có thể thể thu hút nhân lực từ nông nghiệp mà không cần tăng đáng kể tiền lương để kích thích. Nhờ đó công nghiệp có tích lũy phụ thêm, khuyến khích tái đầu tư phát triển công nghiệp, góp phần làm cho lợi nhuận biên khu vực này tăng dần.

- Hạn chế: Ricardo chỉ nêu ra hướng giải quyết mà không có biện pháp giải quyết. Đây là cơ sở trong nghiên cứu của mô hình hai khu vực của Lewis.

3.1.1.2. Nội dung mô hình

a - Bắt đầu từ khu vực nông nghiệp (khu vực truyền thống)

- Sản lượng của ngành nông nghiệp phụ thuộc vào vốn, công nghệ, nhân lực. - Giả định vốn, kỹ thuật, công nghệ thay đổi không đáng kể, trong khi nhân lực sử dụng L có thay đổi. Sản lượng tăng dần tùy theo mức sử dụng nhân lực. Đến lúc nào đó sản tượng sẽ tăng chậm dần và không tăng nữa, dù có tăng nhân lực. Điều này do giới hạn của đất đai và sức sản xuất của cây trồng quy định.

LA 1 LA 2 TPA 2 LA TPA2= f(K,T,LA2) TPM TP1=f(k1,l1) TP2=f(k2l2) TPA2=f(K,T,LA1 TPA 1 TP3=f(k3,l3) TPA 3 LA 3 L

- Về nguyên tắc, mức tiền công (W) thường được trả theo mức sản phẩm biên của lao động và Lewis gọi đây là mức tiền công tối thiểu hay mức tiền công đủ sống cho người lao động ở khu vực này. Trong điều kiện có dư thừa lao động thì mọi người lao động trong khu vực nông nghiệp được trả một mức tiền công như nhau và nó chính là mức tiền công tối thiểu được đo bằng mức sản phẩm trung bình của lao động.

b - Khu vực hiện đại (công nghiệp)

Trước hết để tiến hành hoạt động của mình, khu vực công nghiệp phải lôi kéo được lao động từ nông nghiệp sang. Điều kiện để chuyển được lao động từ nông thôn ra thành thị là khu vực công nghiệp phải trả cho họ một mức tiền công cao hơn mức tiền công tối thiểu ở khu vực nông nghiệp hiện họ đang được hưởng. Theo Lewis tại thời điểm nghiên cứu (1955) thì mức tiền công phải trả cao hơn là khoảng 30% so với mức tiền công tối thiểu. Như vậy, mức tiền công mà khu vực công nghiệp trả cho người lao động nông nghiệp chuyển sang hoạt động ở khu vực mình là: WM = WA+ 30%WA.

Trong điều kiện dư thừa nhân lực trong nông nghiệp, khu vực công nghiệp có một khoảng thời gian và số lượng nhân lực mà ở đó khi thu nhận thêm nhân lực không phải tăng thêm mức tiền công.

Ứng với mỗi mức kết hợp vốn và nhân lực sẽ có một đường biểu diễn sản lượng. Khu vực công nghiệp tiếp tục mở rộng sản xuất, cho đến khi nhân lực trở nên khan hiếm thì khu vực này phải tăng tiền lương lên một tỷ lệ nhất định.

Đến một lúc nào đó, tính khan hiếm nhân lực chính trong nông nghiệp sẽ xuất hiện, giá cả nông phẩm tăng lên,quan hệ trao đổi có lợi cho nông nghiệp.

Theo thời gian, quan hệ công nông nghiệp sẽ thích ứng, tính nhị nguyên giảm dần, cả hai khu vực đều phải đầu tư chiều sâu để duy trí tăng trưởng.

 Đường cung lao động không tăng đều đặn khi di chuyển từ trái sang phải mà có một đoạn nằm ngang.

Cầu lao động là số lượng lao động được thu hút vào công nghiệp, phụ thuộc vào khả năng mở rộng quy mô của ngành công nghiệp. Khi đầu tư ở các xí nghiệp tăng thì đường cầu lao động công nghiệp sẽ dịch chuyển sang phải.

Tóm lại, mô hình hai khu vực của Lewis xác định một hướng giải quyết mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp trong quá trình thực hiện mục tiêu tăng trưởng và phát triển. Mô hình này xây dựng trên cơ sở khả năng dịch chuyển lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và khu cầu thu hút lao động của khu vực công nghiệp theo khả năng tích lũy vốn của khu vực này. Mô hình này chỉ ra rằng khi khu vực nông nghiệp có dư thừa lao động, tăng trưởng kinh tế được quyết định bởi khả năng tích lũy và đầu tư của khu vực công nghiệp. Cũng chính từ lập luận đó mà mô hình Lewis còn chỉ ra những hệ quả về mặt xã hội trong quá trình tăng trưởng kinh tế

và góp phần lý giải những hiện tượng nghiên cứu thực chứng từ mối quan hệ giữa tăng trưởng và bất bình đẳng xã hội.

Tuy vậy mô hình hai khu vực của Lewis có những hạn chế nhất định. Những hạn chế này xuất phát từ chính những giả định do Lewis đặt ra có thể không xảy ra trên thực tế.

Thứ nhất, mô hình giả định rằng tỷ lệ lao động thu hút từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp tương ứng với tỷ lệ vốn tích lũy của khu vực này. Trên thực tế, khi khu vực công nghiệp thu hút được lợi nhuận, vốn tích lũy có thể được thu hút và sử dụng vào những ngành sản xuất sản phẩm có dung lượng vốn cao và như vậy ý nghĩa của việc giải quyết việc làm cho khu vực nông nghiệp sẽ không còn nữa. Hơn nữa, trong điều kiện nền kinh tế mở, nền kinh tế toàn cầu phát triển mạnh, sẽ không có gì bảo đảm rằng nhà tư bản công nghiệp khi thu hút được lợi nhuận chỉ có tái đầu tư trong nước, họ phải tìm được nơi đầu tư có lợi nhất và do đó có thể là đầu tư nước ngoài, nơi có giá đầu tư rẻ hơn.

Thứ hai, mô hình đã giả thiết nông thôn là khu vực dư thừa lao động còn thành thị thì không nhưng trên thực tế có thể ngược lại, thất nghiệp vẫn có thể xảy ra ở khu vực thành thị. Mặt khác khu vực nông thôn cũng có thể tự giải quyết tình trạng dư thừa lao động thông qua các hình thức tự tạo việc làm tại chỗ mà không cần phải chuyển ra thành phố.

Thứ ba, Lewis đã giả định rằng khu vực công nghiệp không phải tăng lương cho số lao động từ nông thôn chuyển sang khi ở đây còn dư thừa lao động. Trên thực tế, ở các nước đang phát triển mức tiền công khu vực công nghiệp vẫn có thể tăng lên kể cả khi ở nông thôn có dư thừa lao động vì khu vực công nghiệp đòi hỏi tay nghề lao động ngày càng cao hơn nên vẫn phải trả một mức tiền công lao động cao hơn. Một khía cạnh khác, ở một số nước hoạt động của tổ chức công đoàn rất mạnh nên họ có thể tạo ra những áp lực đáng kể để khu vực công nghiệp phải tăng lương cho người lao động.

Mô hình của Lewis còn được gọi là mô hình công nghiệp phát triển trước, nông nghiệp phát triển sau.

3.3.2. Mô hình hai khu vực của trường phái tân cổ điển

Một trong những điểm mới trong tư tưởng nghiên cứu của các nhà kinh tế thuộc trường phái Tân cổ điển là đặt khoa học công nghệ (T) là một yếu tố trực tiếp và mang tính quyết định đến tăng trưởng kinh tế. Điều này đã giúp họ có những phê phán quan điểm dư thừa lao động trong nông nghiệp của trường phái cổ điển (Lewis) và thực hiện những nghiên cứu khác biệt về mối quan hệ công nghiệp với nông nghiệp trong quá tình tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển.

Dưới sự tác động của khoa học công nghệ, các nhà kinh tế học tân cổ điển cho rằng yếu tố ruộng đất trong nông ngiệp không có điểm dừng, con người có thể cải tạo và nâng cao chất lượng ruộng đất. Với lập luận đó đường biểu diễn hàm sản xuất trong nông nghiệp với yếu tố lao động biến đổi sẽ luôn có xu hướng dốc lên và không có đoạn nằm ngang như trong mô hình Lewis.

Một sự tăng lên nào đấy của lao động đều dẫn đến tăng sản lượng nông nghiệp, tức là sản phẩm cận biên của lao động trong khu vực này luôn dương. Điều đó có nghĩa là sự tăng dân số không phải là hiện tượng bất lợi hoàn toàn và do đó không có dư thừa để có thể chuyển sang khu vực khác mà không làm giảm đầu ra của nông nghiệp. Tuy vậy mặc dù đường biểu diễn hàm sản xuất trong nông nghiệp không có đoạn nằm ngang nhưng độ dốc cũng có xu thế giảm dần tức là với một số lượng lao động tăng lên bằng nhau, càng về sau thì mức tăng lên của tổng sản phẩm ngày càng giảm đi. Biều hiện trì trệ này được giải thích bởi quy luật lợi nhuận biên giảm dần theo quy mô, cho dù có sự tác động của khoa học công nghệ nhưng đất đai trong nông nghiệp vẫn có dấu hiệu giảm đi về số và chất lượng nên sản phẩm biên của lao động không bằng 0 nhưng có chiều hướng giảm dần. Mức sản phẩm biên của lao động trong nông nghiệp được trả theo mức sản phẩm biên của lao động chứ không phải trả theo mức sản phẩm trung bình của lao động như Lewis.

3.3.2.2. Khu vực công nghiệp

Trước hết, xét điều kiện thu hút lao động: Để chuyển lao động từ nông nghiệp sang, khu vực công nghiệp phải trải qua một mức tiền công lao động cao hơn mức tiền công của khu vực nông nghiệp. Hơn thế nữa, mức tiền công phải trả của khu vực công nghiệp sẽ tăng dần lên theo xu hướng sử dụng ngày càng nhiều lao động. Mức tiền công khu vực công nghiệp có xu hướng tăng lên được giải thích bằng các lý do sau đây:

Thứ nhất, sản phẩm biên của lao động khu vực nông nghiệp luôn lớn hơn 0, khi chuyển dịch lao động ra khỏi khu vực nông nghiệp sẽ làm tăng liên tục sản phẩm cận biên của lao đông còn lại trong nông nghiệp cho nên khu vực công nghiệp phải trả mức tiền công ngày càng cao hơn cho số người lao động chuyển từ nông nghiệp ngày càng nhiều.

Thứ hai, khi lao động chuyển khỏi nông nghiệp làm cho đầu ra (tổng sản phẩm) của nông nghiệp giảm xuống và kết quả là giá cả nông sản ngày càng cao, tạo ra áp lực phải tăng lương cho người lao động khu vực công nghiệp.

Như vậy, đường cung lao động công nghiệp không có đoạn nằm ngang và có độ dốc ngày càng cao hơn theo xu hướng sử dụng nhiều lao động. Điều đó cho thấy sự bất lợi trong trao đổi giữa 2 khu vực luôn thuộc về phía công nghiệp. Sự bất lợi của công

nghiệp ngày càng tăng lên khi cầu về lao động trong khu vực này tăng lên trong quá trình thực hiện tái đầu tư phát triển.

3.3.2.3. Quan điểm đầu tư

Trong điều kiện như trên để cho quá trình trao đổi giữa hai khu vực không tạo ra những bất lợi ngày càng nhiều cho công nghiệp thì các nhà tân cổ điển cho rằng cần phải đầu tư cả cho nông nghiệp ngay từ đầu chứ không phải chỉ quan tâm đến đầu tư cho công nghiệp. Việc đầu tư cho nông nghiệp phải được thực hiện theo hướng nâng cao năng suất lao động ở khu vực này để mặc dù rút bớt lao động nông nghiệp chuyển sang công nghiệp nhưng không ảnh hưởng đến sản lượng lương thực thực phẩm, giá nông sản không tăng, giảm áp lực tăng giá tiền công lao động công nghiệp. Mặt khác, để giảm bớt áp lực, khu vực công nghiệp một mặt cần đầu tư theo chiều sâu để giảm cầu lao động, mặt khác, khu vực này cần tập trung đầu tư phát triển sản xuất hàng hóa xuất khẩu để đổi lấy lương thực thực phẩm nhập khẩu từ nước ngoài về. Điều đó làm cho mặc dù lượng lương thực thực phẩm sản xuất trong nước có thể giảm đi nhưng giá nông sản không tăng do được thay thế bằng nông sản nhập khẩu. Tuy khu vực nông nghiệp không có thất nghiệp nhưng vẫn có biểu hiện trì trệ tương đối với công nghiệp tức là với một số lượng lao động bổ sung cho nông nghiệp bằng nha những mức tổng sản phẩm gia tăng có xu hướng ngày càng giảm, vì vậy các nhà tân cổ điển cho rằng: Mặc dù phải quan tâm đến đầu tư cho cả hai khu vực ngay từ đầu nhưng tỷ trọng đầu tư cho nông nghiệp có xu hướng giảm đi và ưu tiên tăng dần tỷ trọng đầu tư cho khu vực công nghiệp.

3.3.3. Mô hình hai khu vực của Harry T. Ôshima

Harry T.Oshima là nhà kinh tế người Nhật Bản, ông nghiên cứu mối quan hệ

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN KINH TẾ PHÁT TRIỂN (Dành cho sinh viên ngành kinh tế đầu tư) (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w