7.3.1. Nội dung
7.3.1.1. Cơ sở (điều kiện tiền đề)
- Phải có sự can thiệp của Chính phủ thông qua các hình thức bảo hộ với mục tiêu phát triển sản xuất. Trong thời gian đầu khi công nghiệp trong nước còn non trẻ, giá thành sản xuất thường cao hơn so với thị trường thế giới; Chính phủ cần xây dựng hàng rào bảo hộ bằng các hình thức trợ cấp, thuế quan hoặc hạn ngạch nhập khẩu. Những biện pháp này thường tập trung hỗ trợ các ngành sản xuất hàng tiêu dùng, thực phẩm chế biến, đồ uống, dệt may mặc, giày dép…
- Khả năng sản xuất trong nước đó là khả năng thu hút vốn và công nghệ của các nhà sản xuất trong và ngoài nước.
- Thị trường tiêu thụ phải tương đối lớn: Căn cứ vào quy mô dân số và sức mua của dân cư.
7.3.1.2. Nội dung
- Các nước đi vào sản xuất trong nước để thay thế dần lượng nhập khẩu trong tổng cung. Thực hiện thông qua hai giai đoạn:
+ Giai đoạn đầu: Ưu tiên đầu tư vào sản xuất những sản phẩm tiêu dùng, thành phẩm (tư liệu tiêu dùng) do tiêu chuẩn công nghệ là dễ tiếp thu với các nhà sản xuất trong nước, giá cả dễ chấp nhận đối với người tiêu dùng.
+ Giai đoạn sau: Sản xuất các đầu vào trung gian như công nghiệp luyện kim, hóa chất…
7.3.2. Các hình thức bảo hộ
7.3.2.1. Bảo hộ bằng thuế
a. Bảo hộ bằng thuế danh nghĩa
Là hình thức bảo hộ mà nhà nước đánh thuế vào những hàng hóa nhập khẩu là hàng thành phẩm có sức cạnh tranh với hàng sản xuất trong nước.
Kết quả: Phát triển sản xuất trong nước, giảm nhập khẩu 115 D S P P1 0 Q 1 Q1’ Q2’ Q2 Q Pf Pd
Ví dụ: Thị trường quần áo trong nước
- Nếu quần áo ở thị trường trong nước được bán theo giá trên thị trường quốc tế: Pf. Khi đó:
Q1: Phản ánh khả năng sản xuất trong nước Q2: Phản ánh nhu cầu trong nước
Q2 - Q1: Phản ánh lượng quần áo phải nhập
Vì quần áo là loại đang cạnh tranh mạnh với hàng trong nước nên Nhà nước có chính sách đánh thuế vào mặt hàng này. Khi đó giá bán quần áo trong nước sẽ là Pd = Pf + Thuế. Với giá này chúng ta có:
Q1’: Phản ánh khả năng sản xuất trong nước Q,
2: Phản ánh nhu cầu trong nước Q,
2 - Q1’: Phản ánh lượng quần áo phải nhập Vậy hiệu quả của bảo hộ sẽ là:
- Khả năng sản xuất trong nước sẽ tăng từ Q1 đến Q1’. - Lượng hàng nhập khẩu giảm
- Nhà nước thu được một khoản thuế
- Nhưng lợi ích của người tiêu dùng giảm do nhu cầu tiêu dùng giảm.
Nếu thuế quá cao sẽ làm giá trong nước tăng tới Pt tại đó cung cầu cân đối và không có quần áo nhập. Việc tăng thuế đến mức nào tùy thuộc vào hiệu quả theo quy mô sản xuất trong nước.
b. Bảo hộ thuế quan thực tế
Bên cạnh việc đánh thuế tăng giá hàng nội địa so với giá quốc tế, những người sản xuất trong các ngành công nghiệp non trẻ còn quan tâm đến việc đánh thuế đối với nguyên liệu đầu vào.
Bảo hộ bằng thuế quan thực tế là sự tác động của hai loại thuế: thuế đánh vào hàng nhập khẩu và thuế đánh vào nguyên vật liệu nhập – sao cho đảm bảo lợi nhuận cho nhà sản xuất.
Cơ chế: đánh thuế cao vào thành phẩm nhập khẩu và đánh thuế thấp vào nguyên vật liệu nhập khẩu.
7.3.2.2. Bảo hộ bằng hạn ngạch
- Bảo hộ bằng hạn ngạch là hình thức bảo hộ mà Nhà nước xác định trước lượng hàng hóa nhập khẩu và cấp giấy phép cho một số tổ chức có đủ tư cách.
Ví dụ: Tiếp tục mô tả thị trường quần áo trong nước. Giả thiết Chính phủ quyết định sản lượng quần áo nhập khẩu trong năm là ∆Q1.
- Nếu các tổ chức nhập khẩu bán với giá mua trên thị trường quốc tế: Pf. Khi đó:
Q1: Phản
ánh khả năng
sản xuất trong
nước
Q2: Phản ánh nhu cầu trong nước
∆Q2 = Q2 - Q1: Phản ánh lượng quần áo cần phải nhập
Nhưng trong thực tế Chính phủ chỉ cần quyết định nhập khẩu ∆Q1 (∆Q1 < ∆Q2). Để giải quyết lượng quần áo thiếu hụt Chính phủ chủ trương tăng năng suất trong nước bằng cách cho phép nâng giá bán đến mức Pd (Pd = Pf + Chênh lệch giá).
Với giá này chúng ta có:
Q1’: Phản ánh khả năng sản xuất trong nước Q,
2: Phản ánh nhu cầu trong nước ∆Q1 = Q,
2 - Q’1: Phản ánh lượng quần áo phải nhập
Như vậy đối với giá Pd nhu cầu nhập khẩu quần áo vừa bằng với lượng quần áo Nhà nước quyết định nhập. Hiệu quả của bảo hộ bằng hạn ngạch gần giống với hiệu quả bảo hộ bằng thuế. Đó là:
- Khả năng sản xuất trong nước sẽ tăng từ Q1 đến Q1’. - Lượng hàng nhập khẩu giảm từ ∆Q2 đến ∆Q1 - Nhà nước thu được một khoản chênh lệch giá.
- Nhưng lợi ích của người tiêu dùng giảm do nhu cầu tiêu dùng giảm.
117 D S P P1 0 Q 1 Q1’ Q2’ Q2 Q Pf P d
7.3.3. Hạn chế
- Chiến lược này đã làm giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước. Bởi vì yếu tố quan trọng nhất quyết định tỷ suất lợi nhuận của các nhà sản xuất là thuế quan và hạn ngạch do Nhà nước đặt ra.
- Thực thi chiến lược này làm nảy sinh nhiều tiêu cực, bảo hộ bằng thuế quan dẫn đến trốn lậu thuế, hối lộ đội ngũ thuế quan, hối lộ các quan chức phân phối hạn ngạch nhập khẩu.
- Chiến lược thay thế nhập khẩu còn hạn chế xu hướng công nghiệp hóa đất nước. Để đảm bảo lợi nhuận các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng vẫn tiếp tục phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu, làm cho các ngành sản xuất nguyên liệu không có khả năng phát triển, hạn chế đến sự hình thành cơ cấu công nghiệp đa dạng của đất nước.
- Chiến lược này làm tăng nợ nước ngoài của các nước đang phát triển. Do được bảo hộ nên các ngành trong nước không có khả năng cạnh tranh và khả năng tiêu thụ trên thị trường quốc tế, trong khi vẫn phải nhập khẩu máy móc thiết bị và nguyên liệu từ nước ngoài, làm cho tình trạng nhập siêu của những nước này ngày càng gia tăng.
7.4. Chiến lược hướng ra thị trường thế giới (chiến lược hướng ngoại)
7.4.1. Nội dung của chiến lược hướng ngoại
7.4.1.1. Chiến lược hướng ngoại của các nước NICs
a. Đặc điểm
+ Các nước này có nguồn tài nguyên thiên nhiên không đáng kể (không có nước nào có dầu mỏ) do đó không thể theo đuổi chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô.
+ Họ lại có thị trường trong nước nhỏ hẹp do đó cũng không thể lựa chọn chiến lược hướng nội.
Họ nhận thấy rằng để khắc phục các vấn đề về nợ nước ngoài chỉ có cách dựa vào thị trường quốc tế rộng lớn.
b. Nội dung
+ Sản xuất những mặt hàng xuất khẩu sử dụng nhiều nhất những yếu tố sẵn có trong nước. Xuất khẩu sản phẩm dựa vào lợi thế so sánh.
+ Thực hiện nhất quán chính sách giá cả: giá cả trong nước phải phản ánh sát với giá hàng trên thị trường quốc tế và phải phản ánh được sự khan hiếm của các yếu tố trong nước.
Giai đoạn đầu: Dựa vào lợi thế so sánh là lao động để sản xuất những sản phẩm cần nhiều lao động và công nghệ cao (sản xuất đồ chơi, dệt may…) làm cho chi phí sản xuất sẽ tương đối thấp so với thị trường thế giới.
Giai đoạn tiếp theo: Vẫn sử dụng lợi thế là lao động tuy nhiên vì đã có một số vốn nhất định nên sẽ hướng vào sản xuất những sản phẩm vừa có yêu cầu sử dụng lao động vừa có yêu cầu về công nghệ và vốn (điện tử, sản xuất đồng hồ…).
Giai đoạn sau: Một mặt thực hiện chuyển giao công nghệ ở giai đoạn trước cho những nước đi sau, mặt khác phát triển những ngành công nghệ mới (điện tử cao cấp, sản xuất ô tô, máy bay).
7.1.1.2. Chiến lược hướng ngoại của các nước ASEAN
a. Đặc điểm
+ Tài nguyên thiên nhiên phong phú do đó thuận lợi cho chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô.
+ Quy mô dân số lớn tạo ra thị trường tiêu thụ trong nước rộng lớn thuận lợi cho chiến lược phát triển hướng nội.
Những năm 50 và suốt những năm 60 phần lớn các nước ASEAN cũng thực hiện chiến lược hướng nội. Hạn chế họ gặp phải là tăng trưởng kinh tế chậm, cơ cấu kinh tế mất cân đối, nợ nước ngoài gia tăng do vậy đầu những năm 70 các nước đã chuyển sang chiến lược hướng ngoại.
b. Nội dung
+ Tập trung khai thác lợi thế so sánh để sản xuất những sản phẩm xuất khẩu. + Khuyến khích sản xuất các sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu trong nước và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên để thúc đẩy quá trình tích lũy ban đầu của đất nước.
Do vậy thực chất chiến lược hướng ngoại của các nước ASEAN là chiến lược hướng ngoại mang tính chất tổng hợp. Bởi vì trong điều kiện chiến lược phát triển kinh tế ngày nay các nước đều đặt vấn đề xây dựng một nền kinh tế mở, coi đó là quan điểm chủ đạo của chiến lược.
7.4.2. Tác động của chiến lược
- Chiến lược hướng ngoại tạo ra khả năng xây dựng cơ cấu kinh tế mới, năng động.
- Chiến lược hướng ngoại tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước ngày càng lớn mạnh, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
- Chiến lược hướng ngoại còn tạo ra nguồn thu nhập ngoại tệ đáng kể cho đất nước. Nguồn thu nhập này vượt xa các nguồn thu nhập khác kể cả vốn vay và đầu tư của nước ngoài. Đối với nhiều nước đang phát triển, ngoại thương đã trở thành nguồn tích lũy vốn chủ yếu trong giai đoạn đầu của sự nghiệp công nghiệp hóa.
7.4.3. Chính sách đòn bẩy để thúc đẩy xuất khẩu * Chính sách tỷ giá hối đoái
Khi đồng tiền trong nước giảm giá thì hàng hóa nhập khẩu vào nước đó sẽ đắt đỏ hơn và trái lại hàng hóa xuất khẩu sang nước khác sẽ rẻ hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu hàng hóa. Ngược lại nếu đồng tiền trong nước lên giá hàng hóa nước ngoài nhập vào sẽ rẻ hơn và hàng hóa xuất khẩu sẽ đắt đỏ hơn tạo điều kiện cho các nhà nhập khẩu. do đó khi thực hiện chiến lược hướng ngoại, điều cần thiết là phải duy trì tỷ giá hối đoái sao cho các nhà sản xuất trong nước có lãi khi bán các sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ trên thị trường quốc tế.
* Chính sách trợ cấp
Cần trợ cấp cho một số sản phẩm xuất khẩu để khuyến khích các nhà sản xuất đầu tư vào hàng hóa xuất khẩu. Việc xâm nhập vào các thị trường xuất khẩu có nhiều rủi ro hơn là sản xuất sau các hàng rào bảo hộ cho thị trường trong nước: sự cạnh tranh về giá cả lớn hơn, tiêu chuẩn chất lượng cao hơn và đòi hỏi marketing tốt hơn. Sự trợ cấp của nhà nước có thể dưới hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp. Trợ cấp trực tiếp như miễn, giảm, hoàn thuế cho nguyên vật liệu và vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu; cho người sản xuất hàng xuất khẩu được hưởn giá rẻ về điện, nước, cước phí vận tải, trợ giá xuất khẩu. Trợ cấp gián tiếp như sử dụng ngân sách Nhà nước để giới thiệu, quảng cáo, tổ chức hội trợ, đào tạo chuyên gia về công tác xuất khẩu, tạo điều kiện cho các giao dịch tìm bạn hàng xuất khẩu.
* Chính phủ cần tạo sức hấp dẫn cho việc sản xuất hàng xuất khẩu
Nếu chính phủ muốn các nhà sản xuất hướng ra thị trường quốc tế thì cần phải giảm bớt sức hấp dẫn tương đối của việc sản xuất để tiêu thụ ở thị trường trong nước.
*) Tài liệu học tập:
1. GS. Vũ Thị Ngọc Phùng, (2005), Giáo trình Kinh tế phát triển, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.
2. Michael Todaro (1998), Kinh tế học cho thế giới thứ ba: Giới thiệu những nguyên tắc, vấn đề và chính sách phát triển (Bản dịch tiếng Việt), Nxb Giáo dục.
*) Câu hỏi ôn tập, thảo luận
1. Phân biệt lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh của hoạt động ngoại thương. Vì sao việc tận dụng lợi thế so sánh lại có ý nghĩa quan trọng đối với các nước đang phát triển?
2. Phân tích nội dung của chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô. Những tác động tích cực của chiến lược này đến phát triển kinh tế của các nước đang phát triển. Những hạn chế cơ bản của chiến lược và biện pháp khắc phục.
3. Sự ra đời của chiến lược thay thế sản phẩm nhập khẩu, tác động tích cực của chiến lược đến sản xuất trong nước? Nội dung việc sử dụng công cụ thuế và hạn ngạch của Chính phủ để bảo hộ cho sản xuất trong nước? Những hạn chế cơ bản của chiến lược này?
4. Vì sao sau một thập kỷ thực hiện chiến lược thay thế sản phẩm nhập khẩu, Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kong đã nhanh chóng chuyển hướng chiến lược? Nội dung chiến lược hướng ra thị trường quốc tế của các nước và vùng lãnh thổ này? Những tác động tích cực của chiến lược đến phát triển kinh tế?.
6. Cho số liệu sau của nước Ghana
STT Chỉ tiêu 1963 1983 1992
1 GDP thực (triệu Cedis) giá cố định năm 1985
258.700 318.000 474.500
2 Dân số (triệu người) 7 11,9 16
3 Chỉ số SX công nghiệp (1963=100) 100 76 152
4 Thu nhập từ XK (triệu USD) 307 439 986
5 Chỉ số SX nông nghiệp (1963=100) 100 117 147
6 Chỉ số giá tiêu dùng (1963=100) 100 64,9 511,4
7 Đầu tư (triệu Cedis) 218 6.922 386.100
8 GDP danh nghĩa(triệu Cedis) 1.101 184.038 3.008.800
a) Tính GDP thực bình quân đầu người năm 1963, 1983. So sánh 1983/1963 b) Chính sách thay thế nhập khẩu bảo hộ những ngành công nghiệp non trẻ, thúc
đẩy công nghiệp tăng vọt, tạo cơ hội thu lợi nhuận cao cho các nhà đầu tư vào những ngành này khoảng 10 năm, nhưng sau đó ngành công nghiệp lại bị đình trệ. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp năm 1983 sụt giảm bao nhiêu/1963? c) Một lý do làm cho công nghiệp tăng trưởng kém do thiếu ngoại tệ nhập khẩu
nguyên liệu. Thu nhập xuất khẩu danh nghĩa năm 1983/1963 bao nhiêu %? Nhưng do giá USD năm 1983 tăng 225%/1963 do lạm phát. Tìm tốc độ tăng thu nhập xuất khẩu thực? (Hướng dẫn: tốc độ tăng trưởng thực = tốc độ tăng trưởng danh nghĩa – tốc độ tăng trưởng giá)
d) Nông nghiệp cũng tăng trưởng kém, so sánh tốc độ tăng trưởng nông nghiệp và tốc độ tăng dân số, điều này ảnh hưởng đến tăng trưởng bình quân như thế nào? (Hướng dẫn: tốc độ tăng trưởng bình quân= tốc độ tăng trưởng chung- tốc độ tăng trưởng dân số-
e) So sánh tốc độ lạm phát 1983/1963
f) Năm 1983 Ghana tiến hành chương trình điều chỉnh cơ cấu KT nên năm 1992 có nhiều tiến bộ/1983.So sánh các chỉ tiêu 1992/1983:
+ GDP bình quân thực
+ SX công nghiệp, SX nông nghiệp + Thu nhập xuất khẩu
+ Lạm phát + Đầu tư
7. Giả định S = I; X = M, thu của Chính phủ chỉ gồm thuế. Cho số liệu năm báo cáo như sau: STT Tên chỉ tiêu Ký hiệu Giá trị
1 Thu nhập quốc dân sử dụng DI 510
2 Tiền lương W 425
3 Địa tô R 30
4 Giá trị thiết bị lắp đặt, nhà xưởng hoàn thành trong năm
TB 105
5 Chênh lệch giá trị hành lưu kho TK 40
6 Chi mua hàng hóa và dịch vụ của dân cư C 450
7 Lợi nhuận để lại Prdl 25
8 Lợi tức cổ phần Prcp 35
9 Lãi suất do Chính phủ trả Ing 25
10 Lãi suất do các công ty trả In 50
11 Thuế kinh doanh Te 55
12 Tổng thuế T 170
13 Tiết kiệm của Chính phủ Sg 20
14 Trợ cấp của Chính phủ TR 15
15 ICOR 3
Cho biết tỷ lệ đầu tư trong năm kế hoạch tăng 28%. Yêu cầu:
1 – Tính GDP theo các phương pháp phân phối thu nhập và phương pháp tiêu