Đối với Ngân hàng TMCP Đông Na mÁ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Phát triển các dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á Chi nhánh Cầu Giấy (Trang 79)

- Seabank Cầu Giấy vẫn là một chi nhánh có quy mô trung bình, tổng tài sản không lớn, sức cạnh tranh còn hạn chế và còn nhiều vấn đề phải tích cực

3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 1 Đối với Nhà nước

3.3. Đối với Ngân hàng TMCP Đông Na mÁ

- Có chiến lược rõ ràng và cụ thể trong việc phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ trong đó xác định rõ giá trị cốt lõi của ngân hàng để từ đó xây dựng chiến lược cho phù hợp với đặc điểm tình hình và điều kiện kinh doanh.

- Tích cực đầu tư về hạ tầng công nghệ nhất là công nghệ ngân hàng hiện đại như: hệ thống ngân hàng tự động, đường truyền, tiện ích khai thác dịch vụ, tính an toàn và bảo mật, hệ thống công nghệ thông tin ngân hàng…

- Tiếp tục mở rộng mạng lưới các chi nhánh/phòng giao dịch/quỹ tiết kiệm trên cả nước nhằm phát triển thị phần và khách hàng, tranh thủ tìm kiếm cơ sở khách hàng nằm tạo đà phát triển cho các dịch vụ ngân hàng bán lẻ.Hiện với dân số hơn 90 triệu dân, Việt Nam là một thị trường tiềm năng cho các dịch vụ ngân hàng bán lẻ không những ở thành thị mà sẽ phát triển ra các khu vực nông thôn đòi hỏi sự lớn mạnh không ngừng về mạng lưới để đáp ứng các nhu cầu của khách hàng.

- Có chính sách thu hút và hỗ trợ phát triển khách hàng nhất là các đối tượng khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ:

+ Cần giữ chân khách hàng cũ bằng chính sách giá thấp kết hợp chất lượng dịch vụ hoàn hảo và thời gian phục vụ tốt nhất như hạ lãi suất đối với khách hàng cũ, tăng tỷ lệ cho vay đối với khách hàng tốt, đã quan hệ tín dụng nhiều lần…

+ Cần tiếp cận và khai thác thêm các khách hàng mới trong các lĩnh vực ngành nghề khuyến khích phát triển và nằm trong định hướng kinh doanh của ngân hàng.

- Tăng cường các hoạt động quảng bá, marketing và giới thiệu sản phẩm đến tay khách hàng như:

+ Tổ chức triển khai các chiến dịch truyền thông trong nội bộ và ngoài thị trường các sản phẩm hay chương trình mới như: huy động kết hợp dự thưởng, cho vay ưu đãi phục vụ đời sống và sản xuất kinh doanh; giảm phí giao dịch, thanh toán…

+ Nâng cao hình ảnh của SeaBank đến khách hàng bằng việc quảng bá thương hiệu trên các phương tiện truyền thông

- Có chính sách xây dựng và phát triển sản phẩm hiệu quả như: + Tập trung cho công tác nghiên cứu thị trường

+ Cho ra đời các sản phẩm phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của khách hàng + Chú trọng đến các sản phẩm có tính nổi trội cao so với các sản phẩm cùng loại

- Thành lập Khối bán hàng và kênh phân phối để quản lý các hoạt động bán hàng như:

+ Tổ chức sắp xếp các khâu bán hàng và kênh phân phối

+ Hỗ trợ về chính sách, sản phẩm, quy trình, cách thức bán hàng cho các đơn vị kinh doanh

+ Theo dõi về doanh số và thúc đẩy công tác bán hàng đối với các chi nhánh

- Phân quyền cho chi nhánh được chủ động trong một số công tác như: công tác tuyển dụng nhân sự, khoán quỹ lương thưởng theo năng suất lao động, giảm lãi suất và biên độ cho khách hàng có lãi suất cao, chính sách phê duyệt tín dụng theo phân quyền ….

KẾT LUẬN

Phát triển các dịch vụ bán lẻ nói chung và các dịch vụ Ngân hàng bán lẻ nói riêng đã và đang khẳng định xu thế tất yếu trong việc phát triển của các ngân hàng hiện nay. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, các dịch vụ ngân hàng bán lẻ sẽ ngày càng đa dạng và hiện đại góp phần đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của đông đảo mọi khách hàng. Đề tài luận văn nghiên cứu nói về việc phát triển các dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại một chi nhánh ngân hàng tuy không mới nhưng đã giải quyết được một số vấn đề có tính thực tiễn và ứng dụng quan trọng, xuyên suốt và bao trùm lên hoạt động bán lẻ nói chung của các Ngân hàng hiện nay tại Việt Nam.

Trong khuôn khổ của luận văn, tác giả đã từng bước nghiên cứu lý luận, phân tích thực trạng và tìm ra giải pháp phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ phù hợp nhất tại Chi nhánh Cầu Giấy- Ngân hàng TMCP Đông Nam Á- một ngân hàng TMCP đang tập trung đi theo con đường bán lẻ để khẳng định vị trí của mình trên thị trường ngân hàng Việt Nam.

Với những vấn đề được nghiên cứu trong luận văn, tác giả không có mong muốn gì hơn ngoài việc phân tích và đưa ra các vấn đề có tính ứng dụng cao vào thực tiễn công tác sau quá trình học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học kinh tế quốc dân và trên vai trò là giám đốc chi nhánh- người chịu trách nhiệm cao nhất trước HĐQT và Ban điều hành ngân hàng về kết quả hoạt động của đơn vị mình nhằm đưa hoạt động của chi nhánh Cầu Giấy ngày một phát triển và lớn mạnh.

Tuy nhiên, luận văn còn có những hạn chế nhất định về quy mô, phạm vi và thời gian nghiên cứu, nguồn thông tin dữ liệu cung cấp chưa được đầy đủ và chi tiết nên không thể tránh khỏi những sơ xuất, tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô, các đồng nghiệp và nhà quản lý ngân hàng để tiếp tục hoàn thiện đề tài, góp phần vào việc phát triển các dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á.

1. ACB Bank (2011), Báo cáo thường niên

2. BIDV (2011), Báo cáo thường niên

3. David Cox (1997), Nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội

4. Phan Thị Thu Hà (2009), Quản trị ngân hàng thương mại , Nhà xuất bản giao thông vận tải, Hà Nội

5. Lê Đình Hạc (2009) “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại Việt Nam”, Luận án tiến sỹ kinh tế, bảo vệ tại trường KTQD

6. Nguyễn Thị Hiền (2009), Phát triển dịch vụ ngân hàng trong dân cư- một cấu phần quan trọng trong chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng giai đoạn 2006-2010 và 2020, Vụ chiến lược phát triển ngân hàng.

7. Nguyễn Minh Kiều (2011), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại , Nhà xuất bản lao động xã hội, Hà Nội.

8. MBBank (2011), Báo cáo thường niên

9. Lê Hoàng Nga (2011), Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ giai đoạn 2010 – 2015, http:/www.vnba.org.vn/index.php/view.

10. Nguyễn Thanh Phong (2011), “Đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh của ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”, Luận án tiến sỹ kinh tế, bảo vệ tại trường

11. Nguyễn Thị Quy (2008),Dịch vụ Ngân hàng hiện đại , Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội

12. SeABank (2011), Báo cáo thường niên

13. SeABank - Chi nhánh Cầu giấy (2011), Báo cáo tổng kết tình hình kinh doanh chi nhánh Cầu Giấy giai đoạn 2007-2012 (lưu hành nội bộ)

16. Vietcombank (2011), Báo cáo thường niên

17. ViettinBank (2011), Báo cáo thường niên

18. http://www.standardchartered.com.vn

19. http://www.hsbc.com.vn

20. http://www.anz.com/vietnam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Phát triển các dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á Chi nhánh Cầu Giấy (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w