- Dịch vụ ủy thác:
2. LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ 1 Quan niệm về phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ [4], [9]
2.3.2. Điều kiện chủ quan
- Quy mô vốn: thể hiện tiềm lực tài chính mỗi ngân hàng. Quy mô vốn thể hiện ở khả năng vốn tự có, chất lượng nguồn vốn, tổng tài sản, khả năng sinh lời và đảm bảo an toàn vốn trong quá trình kinh doanh.Nhờ có nguồn vốn dồi dào nên các ngân hàng với tích cực đầu tư quay vòng vốn bằng việc huy động, cho vay và các nghiệp vụ có sinh lời khác.Cũng nhờ có vốn mà ngân hàng mới đầu tư về hạ tầng công nghệ, đầu tư phát triển và mở rộng mạng lưới kinh doanh của mình đồng thời phát triển thương hiệu, tăng quy mô phát triển các sản phẩm trong đó có các sản phẩm bán lẻ…Rõ ràng, quy mô vốn thể hiện tiềm lực tài chính và là điều kiện không thể thiếu khi phát triển của các ngân hàng.
- Nguồn nhân lực: đây là nhân tố mang tính quyết định đến việc phát triển của bất kỳ tổ chức trong đó có các ngân hàng.Một nguồn nhân lực mạnh trong đó các cán bộ nhân viên được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có văn hóa doanh nghiệp tốt cộng với việc không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ sẽ là tiền đề quan trọng để ngân hàng phát triển các loại hình dịch vụ bán lẻ.Qua nghiên cứu và đánh giá, chất lượng của đội ngũ cán bộ nhân viên bán hàng chiếm tỷ trọng khá cao trong sự thành công của việc phát triển dịch vụ.
Ngoài ra, trong việc phát triển nguồn lực con người không thể không nói đến việc thường xuyên đề cao công tác đào tạo, huấn luyện để đội ngũ nhân viên thường xuyên trau dồi kiến thức nghiệp vụ nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn, hiệu quả hơn.
- Chiến lược phát triển: Muốn phát triển bất kỳ một loại hình dịch vụ nào cần phải có chiến lược được phê chuẩn và lên kế hoạch đầy đủ.Đối với chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, các ngân hàng thường có kế hoạch chi tiết tùy theo quy mô và mức độ chú trọng. Tuy nhiên, điểm chung nhất là: các kế hoạch đó thường được hoạch định một cách chi tiết với sự tham gia của nhiều cán bộ cấp cao trong ngân hàng đồng thời được đầu tư khá bài bản với quy trình đầy đủ và một bô máy vận hành trơn tru. Như vậy, có thể thấy rằng: phát triển các dịch vụ bán lẻ muốn thu được thành công và kết
quả tốt nhất rất cần có điều kiện đó là: một chiến lược hoàn chỉnh.Điều này quyết định đến việc: đều phát triển nhưng không phải ngân hàng nào cũng thành công.
- Mạng lưới giao dịch:
Mạng lưới giao dịch có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Việc mở rộng mạng lưới giao dịch và cung cấp thêm nhiều kênh phân phối cũng đồng nghĩa với việc làm gia tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ ngân hàng bán lẻ của khách hàng cũng như tăng thị phần cho ngân hàng. Ngoài các kênh phân phối truyền thống như mở rộng số lượng chi nhánh và phòng giao dịch, xu hướng hiện nay mà các ngân hàng đang hướng đến là gia tăng dần tỷ trọng các kênh phân phối hiện đại như: ngân hàng điện tử, các điểm giao dịch và thanh toán tự động, ngân hàng qua điện thoại, qua internet… Ngoài ra, các ngân hàng còn có thể mở rộng phạm vi bằng việc liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp, các siêu thị, cửa hàng, showroom, các chủ đầu tư… để tung ra những sản phẩm liên kết và tăng khả năng tiếp thị và bán các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.