Điều kiện khách quan

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Phát triển các dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á Chi nhánh Cầu Giấy (Trang 30)

- Dịch vụ ủy thác:

2.3.1.Điều kiện khách quan

2. LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ 1 Quan niệm về phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ [4], [9]

2.3.1.Điều kiện khách quan

- Điều kiện về kinh tế: Đây là điều kiện cần đầu tiên nhưng lại có khả năng chi phối quyết định đến sự phát triển của các loại hình dịch vụ trong đó có dịch vụ ngân hàng nói chung và sự phát triển của dịch vụ ngân hàng bán lẻ nói riêng.Trong các điều kiện về kinh tế phải kể đến:

tăng trưởng, người dân và các doanh nghiệp có nhiều cơ hội gia tăng thu nhập, do đó nhu cầu tiêu dùng cũng cao hơn, họ có xu hướng sử dụng nhiều hơn các dịch vụ ngân hàng. Ngược lại, khi nền kinh tế đang trong giai đoạn suy thoái, thất nghiệp gia tăng cùng với việc kinh doanh không hiệu quả của các doanh nghiệp, nhu cầu sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng ít đi, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các ngân hàng thương mại.Sự mở rộng và phát triển dịch vụ ngân hàng còn phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế và xã hội của từng nước. Các nước công nghiệp phát triển thì dịch vụ tài chính của ngân hàng thương mại không những đa dạng mà còn đòi hỏi có chất lượng cao và hoàn hảo. Song ngược lại đối với các nền kinh tế đang phát triển, trình độ dân trí chưa cao thì dịch vụ đó cũng không thể thực hiện được một cách rộng rãi và có hiệu quả. Trong bản thân từng quốc gia thì nhu cầu dịch vụ ngân hàng bán lẻ cũng tùy thuộc vào trình độ phát triển kinh tế của từng vùng, của mỗi địa phương, tùy thuộc vào thu nhập và trình độ văn hóa của mỗi người dân, mỗi doanh nghiệp.

+ Thu nhập quốc dân tính bình quân trên đầu người: Thông thường các nền kinh tế có thu nhập quốc dân tính bình quân theo đầu người ở mức độ cao, mức độ tiền tệ hóa cao, các chu chuyển tài chính, giao dịch vốn, thanh toán diễn ra ở quy mô lớn đòi hỏi tốc độ nhanh và chính xác thì có thị trường dịch vụ tài chính của NHTM phát triển và ở trình độ cao. Các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng GDP cao, hoạt động của các doanh nghiệp, cá nhân sôi động, có mức độ cạnh tranh cao, thì ở đó thị trường dịch vụ tài chính nói chung và thị trường dịch vụ ngân hàng bán lẻ nói riêng cũng có tốc độ phát triển cao và chuyển động linh hoạt.

+ Sự ổn định kinh tế vĩ mô: Sự ổn định kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng lớn và tác động trực tiếp đến sự phát triển của thị trường dịch vụ ngân hàng bán lẻ của ngân hàng thương mại. Nói cách khác, không thể có một ngành nghề dịch vụ nào có thể phát triển được nếu không có một sự ổn định của kinh tế vĩ mô.

+ Các điều kiện về kinh tế khác như: Mức độ mở cửa và hội nhập của nền kinh tế , sự phát triển của thị trường du lịch, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và lao động, mức độ mở cửa và hội nhập của thị trường dịch vụ tài

chính của ngân hàng thương mại; sự sẵn sàng hợp tác, chấp nhận và trình độ phát triển công nghệ thông tin, mức độ sử dụng và phổ cập Internet, thương mại điện tử của các ngành cung ứng dịch vụ lớn như: điện, nước sạch, thuế, hải quan, xăng dầu, giao thông vận tải, trường học, hệ thống kho bạc nhà nước, y tế, giáo dục, hàng hải, hàng không, bảo hiểm, dịch vụ bưu chính viễn thông… cũng có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của các ngân hàng thương mại.

- Điều kiện phát triển của xã hội

Khi xã hội ngày càng hiện đại, văn minh, tâm lý tiêu dùng mua sắm của dân chúng cũng dần dần thay đổi … chính là cơ sở phát sinh các nhu cầu dịch vụ ngân hàng bán lẻ của các tầng lớp dân cư. Đồng thời, khi các ngân hàng ngày càng đưa ra nhiều sản phẩm dịch vụ có tính ứng dụng công nghệ cao như: internet banking, các loại thẻ ngân hàng, home banking, mobile banking… cũng đòi hỏi khách hàng muốn sử dụng những sản phẩm dịch vụ đó phải có một trình độ nhất định. Chính vì vậy, nhận thức và trình độ dân trí có những tác động quyết định đến việc sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Ngoài ra, các yếu tố tâm lý, thói quen, tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp… của khách hàng cũng là những nhân tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định sử dụng các dịch vụ bán lẻ của ngân hàng.

- Điều kiện về pháp lý

Hoạt động dịch vụ tài chính - ngân hàng nói chung cũng như dịch vụ ngân hàng bán lẻ của ngân hàng thương mại nói riêng cần được thực hiện và phát triển dựa trên một môi trường pháp lý hoàn thiện nhằm đảm bảo an toàn cho các bên cung ứng dịch vụ và sử dụng các sản phẩm dịch vụ tài chính - ngân hàng. Ngoài những luật cơ bản chung cho các hoạt động của nền kinh tế thì liên quan đến hoạt động dịch vụ tài chính còn có các luật điều chỉnh như: Luật NHNN, Luật các tổ chức tín dụng, Luật Chứng khoán, Luật giao dịch điện tử, Luật thương mại, Luật doanh nghiệp… Vấn đề đặt ra là cần có sự quy định rõ ràng và thống nhất để tạo môi trường pháp lý hoàn thiện thúc đẩy các dịch vụ ngân hàng phát triển.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Phát triển các dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á Chi nhánh Cầu Giấy (Trang 30)