Trong lĩnh vực nông nghiệp, phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Autralia cho Việt Nam (Trang 55)

nghèo

Khoảng 70% dân số Việt Nam (2009) sống ở nông thôn đã và đang gặp nhiều khó khăn và thiếu thốn trầm trọng về cơ sở vật chất cơ bản như: nước sạch, điều kiện vệ sinh, phương tiện giao thông an toàn, quyền được học hành và hưởng các dịch vụ y tế... Chính vì vậy mà Australia rất ưu tiên xóa đói giảm nghèo và phát triển nông nghiệp, nông thôn trong việc phát triển quan hệ hợp tác song phương Việt Nam – Australia.

- 47 -

Australia là nước quan tâm rất nhiều đến điều kiện sống, đến những yếu tố liên quan đến cuộc sống của người dân và việc phát triển kinh tế, vì vậy nông nghiệp là một lĩnh vực được quan tâm hàng đầu. Gần nửa số viện trợ phát triển của Australia cấp cho Việt Nam được đầu tư cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng và xây dựng các khu chung cư ở cả khu vực nông thôn và thành thị phục vụ cho việc phát triển kinh tế xã hội.

Ngoài ra, cũng trong lĩnh vực phát triển nông thôn và cơ sở hạ tầng này Australia còn giúp Việt Nam một số các dự án nhỏ khác như: giúp Việt Nam xây dựng trại giống tôm càng xanh ở Vũng Tàu kết thúc từ năm 1988. Trong các năm 1993-1994, các tổ chức phi chính phủ Australia đã trợ giúp ngành lâm nghiệp Việt Nam các dự án nhỏ (khoảng 468.000 AUD) về lâm nghiệp, lâm sinh. Trong tài khóa 1994-1995 Australia viện trợ 3.200 tấn thép để xây dựng các cầu sông Gianh, Hiền Lương, Lai Vu, Đức Huệ; Tư vấn kỹ thuật cho nhà máy nhiệt điện Phả Lại II (600 MW), thí điểm điện khí hóa ở một số nơi, đấu thầu tư vấn và cung cấp thiết bị điện...

Australia tập trung hỗ trợ các tỉnh ở miền Trung, trong đó nổi bật là tỉnh Quảng Ngãi. Sự hỗ trợ này bắt đầu với Dự án Phát triển Nông thôn

(RUDEP, 2001-2007) và sau đó là Chương trình Hỗ trợ thực hiện để thúc đẩy triển khai Chương trình 135-II ở Quảng Ngãi (ISP 2008-2012)11 nhằm xóa đói giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Với dự án RUDEP, đời sống của các gia đình ở 23 xã của Quảng Ngãi (khoảng 34.000 người) đã được cải thiện từ các hoạt động đa dạng tạo ra thu nhập từ nông nghiệp và cả các hoạt động phi nông nghiệp.

- 48 -

Dự án Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – CARD (The Collaborative Agriculture and Rural Development) là một dự án viện trợ điển hình của Australia trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Dự án này đã giúp cải thiện năng suất và khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp và nông dân tại nông thôn cũng như các doanh nghiệp nông thôn.

Với điểm mạnh của Australia trong nghiên cứu nông nghiệp, các dự án do Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia (ACIAR) đã mang lại tác động thực tế tới sự phát triển nông nghiệp của Việt Nam. Các dự án ACIAR đã cải thiện năng lực của các tổ chức nghiên cứu của Việt Nam trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Đồng thời, ứng dụng của các kết quả nghiên cứu đã giúp cải thiện sản xuất nông nghiệp và tiêu chuẩn đời sống của nông dân.

Kể từ khi thành lập vào năm 1993, ACIAR đã hoàn thành 75 dự án vào Việt Nam và hiện đang thực hiện hơn 70 dự án xung quanh các vấn đề: Khoa học về cây trồng và động vật, công nghệ xử lý sau thu hoạch, quản lý đất và nước, lâm nghiệp, ngư nghiệp, kinh tế nông nghiệp và kinh tế tài nguyên thiên nhiên.

Cùng với các nhà tài trợ khác, Australia còn hỗ trợ Việt Nam trong

Chương trình mục tiêu Quốc gia 135 giai đoạn II về xóa đói giảm nghèo. Chương trình này đã phát triển và cải thiện nhiều dự án cơ sở hạ tầng, quy mô nhỏ ở nông thôn bao gồm trạm y tế, điện, thủy lợi, cung cấp nước và phát triển nông nghiệp và lâm nghiệp. Chương trình đã góp phần giảm nghèo và cải thiện cuộc sống của người dân ở các xã nông thôn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn.

- 49 -

Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ giảm nghèo ở Việt Nam giai đoạn 1993 – 2008

(Đơn vị: %)

Nguồn: www.oecd.org

Sự hỗ trợ của Australia đã góp phần đem lại những kết quả khả quan trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo của Việt Nam. Nhìn vào biểu đồ 2.5 ta có thể thấy tỷ lệ nghèo ở cả hai khu vực nông thôn và thành thị đã giảm đáng kể, nếu như vào năm 1993 có tới 66,4% dân số sống ở nông thôn sống trong tình trạng nghèo đói thì đến năm 2008 chỉ còn có 18,7%, tức là đã giảm tới 47,7%. Các con số ở khu vực thành thị lần lượt là 25,1% (1993) và 3,3% (2008), tức là đã giảm hẳn 21,8%.

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Autralia cho Việt Nam (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)