Tổng quan về tình hình sử dụng và giải ngân nguồn vốn ODA của Australia cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Autralia cho Việt Nam (Trang 44)

Australia cho Việt Nam

Thông qua AusAID tại Việt Nam và các tổ chức phi chính phủ (NGOs) và các tổ chức quốc tế như WB, UNDP, nguồn vốn ODA của Australia đã được tiến hành với các dự án và chương trình trên rất nhiều lĩnh vực. AusAID thường xuyên duy trì giám sát các chương trình viện trợ của mình và phối hợp với các nhà tài trợ chính khác để đảm bảo rằng các chương trình viện trợ của Australia được thực hiện một cách có hiệu quả nhất và mang lại kết quả khả quan nhất.

Hiện nay, ODA của Australia được phân phối cho các lĩnh vực chính như: Phát triển nguồn nhân lực, phát triển cơ sở hạ tầng, cải cách kinh tế, cấp nước và vệ sinh môi trường, chống biến đổi khí hậu và một số lĩnh vực khác như y tế, bình đẳng giới…

Có thể nhận thấy trong nhiều năm vừa qua, lượng vốn ODA cho Việt Nam đã tăng rất nhanh chóng nhưng tình hình giải ngân vẫn chưa được như

- 36 -

mong đợi. Theo dõi biểu đồ 2.3, trong thời kỳ 1993-2008 thì tình hình giải ngân vốn ODA có những cải thiện nhất định với chiều hướng tích cực qua các năm. Tuy nhiên, mức giải ngân này vẫn chưa đạt mục tiêu đề ra trong các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và tỷ lệ giải ngân vẫn còn thấp hơn mức trung bình của thế giới và khu vực đối với một số nhà tài trợ cụ thể. Trong thời kỳ này, tổng vốn ODA giải ngân đạt 22,065 tỷ USD, chiếm 52% tổng vốn ODA cam kết và 62,65% tổng vốn ODA ký kết. [16, tr.3] Tính riêng năm 2010, tỷ lệ giải ngân chung của Việt Nam ước tính là 90%. [Bảng 2.2] 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Năm Tr iệ u US D Cam kết Ký kết Giải ngân

Biểu đồ 2.3: Lượng ODA cam kết, ký kết, giải ngân của Việt Nam từ 1993-2008 (Đơn vị: Triệu USD)

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Trong lịch sử viện trợ giữa Australia và Việt Nam, các chương trình và dự án của Australia có tốc độ giải ngân khá cao và thường trên 70%. Đây là một thành tích đáng kể trong khi xu hướng giải ngân chung còn ở mức thấp như hiện nay. Nhìn vào bảng 2.2, ta thấy mức độ giải ngân của các đối

- 37 -

tác là khác nhau. Nếu so với đối tác đa phương như IFAD hay các đối tác song phương khác như Bỉ hay Đan Mạch thì tỉ lệ giải ngân năm 2010 của Australia là khá caotrong khi tỷ lệ giải ngân của IFAD là 37%, Đan Mạch là 53%, Bỉ là 40% thì tỷ lệ giải ngân của Australia là 59%. Nhưng nếu so với tỷ lệ giải ngân của một số đối tác như Canada (101%), Phần Lan (136%), Ai- len (103%) thì tỷ lệ giải ngân này còn ở mức tương đối thấp. Tuy nhiên, nhìn chung thì công tác giải ngân nguồn vốn ODA trong năm 2010 đạt hiệu quả khá cao.

Bảng 2.2: Lượng ODA của một số nước cho Việt Nam năm 2010 Các đối tác

phát triển (ĐTPT)

Lượng ODA được ĐTPT giải ngân

cho Chính phủ năm 2010

Lượng ODA theo kế hoạch giải ngân năm 2010

Giải ngân năm 2010 được Chính phủ ghi nhận Tỷ lệ giải ngân năm 2010 ADB $428.800.000 $669.500.000 $440.418.516 66% Australia $67.638.994 $67.638.994 $39.772.875 59% Áo --- --- $4.398.919 --- Bỉ $15.059.482 $15.714.086 $6.232.296 40% Canada $2.163.911 $2.000.000 $2.027.142 101% Cộng hòa Séc $0 $0 $111.688 --- Đan Mạch $46.500.000 $60.200.000 $31.674.860 53% EC $27.323.317 $26.054.312 $6.317.242 24% Phần Lan $17.720.870 $26.475.181 $36.135.946 136% Pháp --- --- $225.037.770 --- GAVI $23.509.645 $23.222.000 $0 0% Đức $46.503.039 $52.195.255 $24.511.310 47% Global Fund $12.771.956 $12.500.000 $17.348.952 139%

- 38 - Hungary $48.680 $48.680 $0 0% Hungary $48.680 $48.680 $0 0% IFAD $19.100.000 $25.391.000 $9.390.190 37% Cộng hòa Ireland $9.268.000 $9.268.000 $9.560.902 103% Italia $5.059.563 $15.552.000 $6.935.732 45% Nhật Bản $1.068.064.827 $1.068.064.827 $785.613.783 74% Hàn Quốc $68.751.126 $120.000.000 $73.501.260 61% Luxembourg $10.589.207 $11.920.000 $3.294.315 28% Hà Lan $12.666.432 $27.813.033 $9.867.653 35% New Zealand $4.483.743 $7.495.090 $2.252.022 31% Na Uy --- --- $1.830.568 --- Ba Lan --- --- $0 ---

Tây Ban Nha $17.800.000 $11.260.000 $10.354.166 92%

Thụy Điển $11.600.000 $12.700.000 $10.475.115 82% Thụy Sỹ $8.304.847 $18.656.367 $9.066.100 49% Anh $58.104.141 $56.570.471 $53.045.626 94% Liên Hiệp Quốc $83.980.839 $99.850.027 $59.476.790 60% Hoa Kỳ $37.870.329 $37.870.329 $45.114.714 119% WB $1.679.549.948 $1.556.000.000 $1.698.655.714 109% Tổng cộng $3.783.232.896 $4.033.959.652 $3.622.522.167 90%

Nguồn: Diễn đàn Hiệu Quả Viện trợ AEF (2011), Báo cáo tiến độ về hiệu quả viện trợ phục vụ Hội nghị giữa kỳ nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (Hội nghị CG giữa kỳ) năm 2011, tr.79.

2.2. Thực trạng thu hút và sử dụng ODA của Australia cho Việt Nam

- 39 -

Australia luôn là một trong những nhà tài trợ song phương lớn nhất và có số vốn cam kết năm sau thường cao hơn năm trước, đồng thời luôn ủng hộ Việt Nam phát triển kinh tế - xã hội thông qua các chương trình hỗ trợ toàn diện. Việt Nam luôn nằm trong những nước đứng đầu danh sách nhận viện trợ của Australia, tập trung vào một số lĩnh vực chủ yếu như: Phát triển nguồn nhân lực, phát triển cơ sở hạ tầng, cải cách kinh tế, cấp nước và vệ sinh môi trường, chống biến đổi khí hậu và một số lĩnh vực khác như y tế, bình đẳng giới… 27% 30% 15% 17% 9% 2%

Phát triển nguồn nhân lực Phát triển cơ sở hạ tầng Cấp nước và môi trường Chống biến đổi khí hậu Cải cách kinh tế Các lĩnh vực khác

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu nguồn vốn ODA của Australia cho Việt Nam theo lĩnh vực năm 2011 – 2012 (Đơn vị:%)

Nguồn: http://www.ausaid.gov.au/

Qua biểu đồ 2.4 ta thấy bốn lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực, phát triển cơ sở hạ tầng, chống biến đổi khí hậu và cấp nước và môi trường là bốn lĩnh vực nhận được viện trợ lớn nhất, trong đó phải kể đến lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng với tỷ lệ 30% tổng nguồn vốn ODA, lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực với tỷ lệ 27% tổng nguồn vốn ODA, còn chống biến đổi khí hậu, cấp nước và môi trường lần lượt chiếm 17% và 15% tổng nguồn vốn ODA

- 40 -

của Australia viện trợ cho Việt Nam. Sau đây, ta sẽ nghiên cứu thực trạng thu hút và sử dụng ODA của Australia trong một số lĩnh vực cụ thể.

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Autralia cho Việt Nam (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)