Thể chế chính trị và kinh tế của Australia

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Autralia cho Việt Nam (Trang 31)

Là một quốc gia nằm ở phía Tây Nam Bán cầu, Australia là quốc gia duy nhất chiếm trọn một lục địa và có diện tích đất liền lớn thứ 6 trên thế giới với hơn 7,6 triệu km2.

Với số dân hơn 22 triệu người (thống kê tính đến tháng 02/2010)2, Australia là một xã hội đa văn hóa gồm những người bản xứ và các cư dân di cư đến từ hơn 160 nước trên thế giới.

Và giống như các nước khác thuộc khối liên hiệp Anh, về chính trị, Australia theo thể chế Quân chủ, người đứng đầu với quyền lực cao nhất là Nữ hoàng. Tuy nhiên, do đặc thù lịch sử phát triển là một xã hội đa văn hoá, thực chất Australia là một nước Cộng hoà Liên Bang. Người đứng đầu là Toàn quyền Australia do Nữ hoàng bổ nhiệm. Cơ cấu bộ máy chính trị của quốc gia với người lãnh đạo là Thủ tướng. Quốc hội được chia làm 2 nhánh:

Tư pháp và Toà án tối cao.

Về kinh tế, trong thương mại quốc tế, Australia tập trung vào các dịch vụ và các sản phẩm chế tạo có giá trị cao. Chính sách kinh tế đối ngoại của Australia tập trung chính vào khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Australia rất chú trọng hoạt động Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của mình với ngân sách dành cho các chương trình viện trợ chiếm khoảng 1% ngân sách chi tiêu của chính phủ. Trong năm tài khóa 2011 – 2012, Australia đã hỗ trợ toàn thế giới 4,8 tỷ USD vốn ODA (khoảng 0,35% tổng thu nhập quốc dân (GNI)), và cùng xu hướng với các nhà tài trợ khác, chính phủ Australia sẽ tiếp tục

2 Nguồn: http://www.abs.gov.au/

23

tăng nguồn vốn này. Dự kiến vào năm tài khóa 2015 – 2016, viện trợ chính thức của Australia sẽ đạt khoảng 0,5% tổng thu nhập quốc dân (GNI)3.

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Autralia cho Việt Nam (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)