Trong một số lĩnh vực khác

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Autralia cho Việt Nam (Trang 70)

2.2.7.1. Trong lĩnh vực y tế

Sức khỏe của người dân là điều kiện tiên quyết đối với sự nghiệp phát triển kinh tế và xã hội và là một điều cần phải quan tâm ở Việt Nam hiện nay. Chương trình trợ giúp của Australia trong lĩnh vực y tế cung cấp một loạt các dự án trong đó phía Australia phối hợp với những nỗ lực cải thiện về y tế của Việt Nam nhằm giúp người dân phòng chống lại bệnh tật.

Để tăng cường sửa chữa và mua mới trang thiết bị phục vụ cho việc chữa trị cho người bệnh, AusAID cam kết giúp đỡ cải thiện cuộc sống của người dân một cách lâu dài bằng cách cải thiện cơ sở hạ tầng y tế, đào tạo chuyên sâu cho những người làm việc trong lĩnh vực y tế, giới thiệu cho người dân phương pháp sống, sinh hoạt để có sức khỏe tốt hơn, giúp đỡ Chính phủ trong việc đưa ra chính sách y tế quốc gia có hiệu quả và quan tâm chú ý nhiều hơn đến vai trò của khu vực tư nhân trong lĩnh vực y tế. Trọng tâm của chương trình viện trợ cho lĩnh vực y tế của Australia là chăm sóc sức khỏe ban đầu cho phụ nữ và trẻ em.

- 62 -

Australia đã triển khai các dự án về phòng chống bệnh sốt rét và chương trình bốn năm chống lại các bệnh do thiếu Iốt và đã khắc phục tình trạng thiếu Iốt của hơn 80% dân số Việt Nam. Trước tình hình HIV-AIDS ngày càng đe dọa nghiêm trọng đối với Việt Nam, các nhà tài trợ trong đó có Australia đã và đang nỗ lực hết sức để phòng chống bệnh AIDS của người dân thông qua các sáng kiến có tính chất khu vực và các hoạt động của các tổ chức phi Chính phủ. Các tổ chức phi Chính phủ này đóng một vai trò quan trọng trong chương trình viện trợ cho lĩnh vực y tế của Australia vào Việt Nam.

Để giúp đỡ trong việc định hình các chương trình trong tương lai nhằm đảm bảo tính hiệu quả cho các chương trình này, AusAID tham gia hội thảo do các nhà tài trợ tổ chức, ở đó họ cùng nhau xem xét đánh giá xung quanh lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Sau đây là một số dự án lớn của Australia trong lĩnh vực y tế:

- Dự án chăm sóc sức khỏe ban đầu cho phụ nữ và trẻ em: Dự án này tài trợ cho các khóa đào tạo y bác sỹ, cung cấp trang thiết bị phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao sự hiểu biết về lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe và ủng hộ các chương trình phát triển cộng đồng nhằm tăng cường sức khỏe cho phụ nữ và trẻ em. Dự án này được thực hiện ở các tỉnh Long An, Quảng Ngãi, Gia Lai và Bến Tre. Dự án được thực hiện từ năm 1998 đến năm 2002 với nguồn vốn tài trợ từ phía Australia là 15,1 triệu AUD và số vốn đối ứng của Việt Nam là 1,5 triệu AUD.

- Chương trình giáo dục về dinh dưỡng: Chương trình này do Quỹ trẻ em Thiên Chúa Giáo thực hiện và có sự hỗ trợ của Chính phủ Australia. Chương trình này được thực hiện ở xã Tân Phong, phía Tây Nam Hà Nôi,.

- 63 -

Chương trình giáo dục về dinh dưỡng giúp các bà mẹ Việt Nam hiểu biết các kiến thức về dinh dưỡng thực phẩm góp phần nâng cao sức khỏe con cái họ. Những trẻ em suy dinh dưỡng và các bà mẹ được tham dự các lớp học thường xuyên giới thiệu về dinh dưỡng và nấu các bữa ăn sử dụng các loại thực phẩm có sẵn ở địa phương.

Với sự giúp đỡ của chương trình viện trợ Australia và Quỹ trẻ em Thiên Chúa Giáo, những người phụ nữ Việt Nam sẽ đem đến cho con cái họ một cuộc sống tốt đẹp hơn với sức khỏe được cải thiện ngày càng cao.

- Chương trình phòng chống bệnh sốt rét: Phía Australia ủng hộ về nhiều mặt cho Chương trình quốc gia phòng chống bệnh sốt rét ở Việt Nam. Những người được quan tâm đầu tiên là những người làm công tác y tế và những trường hợp dễ bị bệnh sốt rét tấn công nhất.

Dự án này được tập trung thực hiện ở năm tỉnh: Bình Định, Quảng Bình, Nghệ An, Yên Bái và Quảng Nam, từ năm 1995 và kết thúc vào năm 2000 với số vốn viện trợ của Australia là 12,5 triệu AUD, vốn đối ứng từ phía Việt Nam là 1,5 triệu AUD.

- Chương trình phòng chống bệnh sốt nhiệt đới (Dengue fever): Trong chương trình này Australia ủng hộ các công trình nghiên cứu của Viện vệ sinh dịch tễ học quốc gia Việt Nam và ủng hộ những nỗ lực cộng đồng nhằm tiêu diệt tận gốc loại muỗi truyền bệnh sốt nhiệt đới này. Chương trình này được thực hiện ở các tỉnh Hải Phòng, Nam Định và Hưng Yên.

Thời gian thực hiện chương trình này bắt đầu từ năm 1996 với số vốn tài trợ của Australia là 500.000 AUD. Trước đây, khi các nhà khoa học Australia chưa bắt đầu dự án nghiên cứu thử nghiệm, bệnh sốt nhiệt đới ở Việt Nam gần như không thể loại trừ và mỗi năm có khoảng 250.000 người

- 64 -

mắc phải căn bệnh này. Căn bệnh này đã khiến nhiều người tử vong hơn cả căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS. Đây được coi là một trong những đóng góp lớn nhất của Australia trong việc cải thiện sức khỏe người dân Việt Nam.

- Chương trình phòng chống thiếu Iốt: Australia thực hiện các loại hình công việc nhằm phòng chống thiếu Iốt một cách hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững ở cấp quốc gia, cấp tỉnh và cấp địa phương. Chương trình này được triển khai ở các tỉnh Yên Bái, Nam Hà, Hà Nôi, Tiền Giang và Thanh Hóa.

Dự án được bắt đầu thực hiện vào năm 1994 và đã kết thúc năm 1998 với tổng số vốn tài trợ của Australia là 5 triệu AUD. Vốn đối ứng của phía Việt Nam là 1,4 triệu AUD. Dự án đã mang lại kết quả đối với người dân ở các địa phương nơi chương trình được thực hiện, nhất là đồng bào vùng sâu, vùng xa. Số người mắc các bệnh do thiếu Iốt gây ra đã giảm hẳn. Tỷ lệ giải ngân cho chương trình này đã đạt được mức cao nhất là 100%.

- Chương trình cung cấp viện trợ cho vùng sâu, vùng xa của các tổ chức phi Chính phủ của Australia (Australian NGOs): Các tổ chức phi Chính phủ của Australia đang giám định một cách đặc biệt về việc cấp viện trợ trực tiếp cho các cộng đồng nhất là ở vùng sâu, vùng xa.

Chương trình Việt Nam – Australia của các tổ chức phi Chính phủ hiện nay đang cấp vốn cho hơn 500 chương trình liên quan đến các vấn đề: HIV-AIDS, tái sản xuất sức lao động, kế hoạch hóa gia đình, tiêu diệt tận gốc bệnh sốt nhiệt đới, chăm sóc sức khỏe, cơ sở hạ tầng, giáo dục tiểu học, bảo vệ môi trường, phát triển nông nghiệp...

Các tổ chức phi Chính phủ cũng rất quan tâm đến tình trạng cần giúp đỡ khẩn cấp của người dân sống trong những ngôi nhà tạm bợ, sức khỏe của

- 65 -

họ đang bị đe dọa nghiêm trọng. Khi cơn bão số 6 (Linda) tấn công vào hầu hết các tỉnh miền Nam Việt Nam tháng 11 năm 1997, ba tổ chức phi Chính phủ của Australia là: CARE Australia, World Vision Australia and Adventist Development và Relief Agency Australia đã cung cấp các chương trình viện trợ khẩn cấp bao gồm thuốc men, dụng cụ y tế và một số vật dụng thiết yếu như nguyên vật liệu xây dựng, màn chống muỗi và các chương trình viện trợ lâu dài như chương trình đóng mới, sửa chữa tàu thuyền đánh cá, giúp nhân dân tăng cường khả năng phòng chống thiên tai xảy ra ở địa phương mình. Hay như được tin cơn bão Ketsana (cơn bão số 9) đổ bộ vào miền Trung gây thiệt hại nghiêm trọng về người và của cho Việt Nam, Chính phủ Australia đã gửi lời chia buồn tới Chính phủ Việt Nam đồng thời thông báo sẽ hỗ trợ 1 triệu AUD thông qua Tổ chức Chữ thập đỏ và các Tổ chức phi Chính phủ của Australia đang hoạt động tại Việt Nam.

Các tổ chức phi Chính phủ này được AusAID cấp vốn, chịu sự quản lý của AusAID và phải đảm bảo rằng nguồn vốn được cấp sẽ mang lại hiệu quả thực sự.

- Chương trình hỗ trợ dự án “Mái ấm tình thân”: Được thực hiện vào năm 2009 – 2010, AusAID đã tài trợ 250.000 AUD nhằm giúp khắc phục những bất cập hiện có trong việc cung cấp dịch vụ phòng chống HIV/AIDS cho phụ nữ và trẻ em có HIV ở Hà Nội.

- Ngoài ra AusAID cũng làm việc với Quỹ Clinton để tài trợ cho các hoạt động chăm sóc trẻ em có HIV (với ngân sách 4,9 triệu AUD giai đoạn 2006 – 2009) và tham gia một chương trình mới trong khu vực với trọng tâm giúp phòng ngừa HIV cho những người sử dụng ma túy qua con đường tiêm chích (với tổng viện trợ 4 triệu AUD giai đoạn 2009 – 2012). Sự hợp tác giữa AusAID và Quỹ Clinton đã tăng số lượng trẻ em bị ảnh hưởng HIV

- 66 -

được điều trị kháng virus tại Việt Nam lên 13 lần, từ 245 năm em năm 2006 lên 3.089 em trong năm 2011.

- Chương trình “Sáng kiến Phòng chống Mù lòa”: là chương trình trị giá 3 triệu AUD do quỹ Fred Hollows quản lý và là một phần của chiến lược “Phát triển cho Mọi người”, chương trình này đã tạo điều kiện cho 2.856 nhân viên y tế tại các xã và thôn bản được đào tạo về chăm sóc mắt cơ bản và giáo dục sức khỏe. Ngoài ra, 62.354 học sinh tiểu học và trung học đã được sàng lọc khúc xạ lỗi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.7.2. Trong lĩnh vực bảo vệ quyền phụ nữ

Phụ nữ các nước nhìn chung ngày càng nghèo đi, ít được hưởng chính sách giáo dục và ngày càng ít được chăm sóc về mặt sức khỏe hơn nam giới, đồng thời họ cũng phải chịu nhiều hành vi bạo lực cũng như những ngược đãi về nhân quyền hơn. Các nghiên cứu về kinh tế, xã hội đã chỉ ra lợi ích thiết thực của việc đầu tư cho nữ giới cũng như những hoạt động kém hiệu quả của nguồn vốn tài trợ khi đã coi nhẹ sự khác nhau giữa vai trò của nam và nữ giới.

Trong năm 2000-2001, Australia đã dành một khoản viện trợ lớn cho các hoạt động trong đó mục tiêu chính là vấn đề cải thiện quyền của phụ nữ. Mục tiêu của chính sách Giới tính và Phát triển của Australia là tạo điều kiện bình đẳng cho nam giới và nữ giới hưởng các quyền lợi từ sự phát triển ở các nước nhận viện trợ. Nguồn viện trợ ODA của Australia cũng hỗ trợ cho việc nâng cao số lượng phụ nữ được hưởng các chế độ về giáo dục, chăm sóc sức khỏe và các nguồn lực kinh tế nhằm khuyến khích sự tham gia và lãnh đạo của phụ nữ trong việc ra quyết định ở mọi cấp, nhằm cải thiện vấn đề nhân quyền đối với phụ nữ và xóa bỏ sự phân biệt đối với phụ nữ. Khoảng 60 đến

- 67 -

80% các hoạt động của Australia trong lĩnh vực y tế và giáo dục đều vì mục tiêu bình đẳng giới thông qua việc cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản cho phụ nữ.

Chương trình viện trợ của Australia đã:

+ Đạt được những bước tiến đáng kể trong việc hợp tác về giới trong các hoạt động quản lý Nhà nước, môi trường và cơ sở hạ tầng.

+ Hỗ trợ các chương trình thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ vào các nguồn lực kinh tế cũng như sự tham gia và lãnh đạo của phụ nữ trong việc ra quyết định.

+ Kết hợp chặt chẽ trong vấn đề giới tính một cách hiệu quả hơn trong các dự án cấp nước và cải thiện điều kiện vệ sinh.

+ Tăng cường mối quan hệ với các nhà đầu tư, các tổ chức đa phương và các tổ chức phi chính phủ trong các vấn đề liên quan đến vấn đề giới tính.

Chương trình viện trợ của Australia cũng ngày càng quan tâm nhiều hơn đến các hoạt động liên quan đến vấn đề bạo lực đối với phụ nữ. Nỗ lực này tiếp tục được thực hiện thông qua một loạt những hoạt động nhằm vào những vấn đề cấp bách, tức thời cũng như các chiến lược phòng ngừa bạo lực đối với phụ nữ trong thời gian dài. Những hoạt động này bao gồm sự hỗ trợ cho các chương trình nhằm vào vấn đề bạo lực gia đình, hậu quả của xung đột vũ trang đối với phụ nữ và các chương trình bảo vệ phụ nữ lâu dài.

Với việc hỗ trợ Việt Nam soạn thảo Luật Bình đẳng giới (2005-2006) và việc lồng ghép các mục tiêu bình đẳng giới vào Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 2011-2015, cùng với việc hỗ trợ đánh giá tác động của việc Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đối

- 68 -

với phụ nữ nông thôn, ta có thể nhận thấy sự trợ giúp của Australia rất đa dạng. Gần đây nhất, Australia đã cùng Ngân hàng Thế giới hỗ trợ Việt Nam thực hiện Báo cáo Đánh giá tình hình Bình đẳng giới quốc gia trong năm 2011.

Australia đã và đang hỗ trợ phụ nữ tại nhiều tỉnh thành tiếp cận được với các hoạt động đào tạo nghề, gia tăng cơ hội tiếp cận thị trường, nước sạch và vệ sinh môi trường. Riêng trong lĩnh vực giáo dục, khoảng 60% trong tổng số 300 suất học bổng thường niên của chính phủ Australia nhằm hỗ trợ nguồn nhân lực tại Việt Nam được dành cho phụ nữ. Đồng thời, các dự án của AusAID đã ủng hộ và giúp đỡ phụ nữ tham gia vào việc ra quyết định và tham gia vào các hoạt động của dự án cũng như giúp phụ nữ đạt được sự bình đẳng trong xã hội.

Ngài Allaster Cox, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Australia tại Việt Nam phát biểu: “Chính phủ Australia cam kết tiếp tục ủng hộ lâu dài và hỗ trợ thiết thực cho vấn đề bình đẳng giới. Cũng như ở nhiều quốc gia trên thế giới, tại Việt Nam, chúng tôi luôn coi bình đẳng giới là một chủ đề quan trọng xuyên suốt trong chương trình viện trợ phát triển của mình.

Ngoài ra, Australia còn giúp Việt Nam trong một số lĩnh vực khác như chống tham nhũng, nhân quyền và đánh giá chất lượng chương trình viện trợ13, những đóng góp của Australia trong lĩnh vực này đã đóng góp một phần không nhỏ vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong thời gian qua và tiếp tục sẽ thể hiện vai trò quan trọng của Australia đối với Việt Nam trong thời gian tới.

- 69 -

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Autralia cho Việt Nam (Trang 70)