Đặc điểm nguồn vốn ODA của Australia cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Autralia cho Việt Nam (Trang 37)

Mục tiêu chung của Chương trình hỗ trợ phát triển Việt Nam trong khuôn khổ ODA của Australia vào Việt Nam là xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế và xã hội bền vững. Các chương trình viện trợ của Chính phủ Australia do AusAID thực hiện dựa trên quan hệ đối tác và hợp tác chặt chẽ giữa các chính phủ Việt Nam và Australia để quyết định và thực hiện các chương trình này. Đặc điểm nổi bật của chương trình ODA của Australia với Việt Nam là các khoản viện trợ thường là những khoản viện trợ không hoàn lại. Các khoản viện trợ này được thực hiện thông qua các chương trình viện trợ nhằm đạt được mục tiêu lớn nhất nói trên.

Phần lớn các dự án do Australia tài trợ cho Việt Nam đều có các chuyên gia hay tình nguyện viên của Australia sang Việt Nam trực tiếp hướng dẫn thực hiện. Ví dụ, hơn ba trăm công nhân, kỹ sư, chuyên gia của Australia sang Việt Nam trong dự án xây dựng cầu Mỹ Thuận; sáu tình nguyện viên trong “Chương trình các nhà đại sứ trẻ”. Điều này chứng tỏ Australia có quan tâm thực sự tới hiệu quả trực tiếp của các chương trình chứ không chỉ bỏ một khoản tiền tài trợ để phía nhận viện trợ tùy ý sử dụng.

Ngoài ra, với quan điểm của AusAID là cần phải có sự tham gia đóng góp vốn của cả hai phía thì các dự án mới có thể mang tính khả thi và đạt được hiệu quả cao, lâu dài nên có thể nói các dự án được Australia viện trợ đều có sự tham gia đóng góp vốn từ cả hai phía Australia và Việt Nam.

29

Một đặc điểm cơ bản nữa là tất cả các dự án do Australia tài trợ phải phù hợp với các chính sách của AusAID về giới tính, phát triển, dân số và môi trường.

Chính vì vậy mà một số lĩnh vực ưu tiên được Australia viện trợ cho Việt Nam gồm:

- Xóa đói giảm nghèo, ưu tiên các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa và vùng dân tộc thiểu số;

- Y tế, dân số và phát triển; - Phát triển cơ sở hạ tầng;

- Ngăn ngừa thiên tai và biến đổi khí hậu;

- Giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực;

- Phát triển nông nghiệp và nông thôn (bao gồm cả lĩnh vực cấp nước và vệ sinh môi trường;

- Quản lý nhà nước; - Bình đẳng giới.

Ngoài ra, chương trình viện trợ phát triển của Australia còn hỗ trợ Việt Nam chuẩn bị ứng phó với những thách thức trên vị thế của nước có thu nhập trung bình thấp, chống nạn tham nhũng và thúc đẩy bình đẳng giới.

Các chương trình viện trợ này được thực hiện thông qua các hình thức như sau:

30

- Viện trợ song phương: Australia làm việc chặt chẽ với chính phủ Việt Nam dựa trên sự đảm bảo rằng mỗi chương trình đều phản ánh được mục tiêu phát triển của nước nhận viện trợ. Các chương trình đó có thể kết hợp từ hàng loạt các dự án trên từng cộng đồng nhỏ để phát triển trên khu vực lớn hơn. Các lĩnh vực Việt Nam thường nhận được viện trợ song phương là:

+ Các dự án cụ thể như xóa bỏ bệnh tật, cải thiện nguồn cung cấp nước hoặc trồng rừng;

+ Chương trình giáo dục và đào tạo;

+ Trợ giúp về công nghệ, cung cấp các thiết bị và kiến thức chuyên môn cho nông nghiệp, công nghiệp và các hoạt động khác;

+ Viện trợ lương thực;

+ Cứu trợ nhân đạo khẩn cấp;

+ Các dự án cộng đồng như dự án liên quan tới xây dựng giếng nước, trường học và chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

- Viện trợ đa phương: Australia hỗ trợ các tổ chức đa phương như các tổ chức thuộc Liên Hiệp Quốc (UN), Ngân hàng Thế giới (WB),… nhằm tăng cường hiệu quả trong xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững để hỗ trợ và tăng cường hiệu quả của viện trợ song phương. Khoản viện trợ này của Australia dành cho các chương trình, dự án quy mô lớn về các vấn đề xuyên quốc gia như sự nóng lên toàn cầu, kiểm soát dịch bệnh, phát triển cơ sở hạ tầng,…

- Hợp tác với các tổ chức phi chính phủ: Australia tài trợ cho các tổ chức phi chính phủ để cung cấp các chương trình viện trợ ở mức độ cộng đồng, như các khoản tài trợ, viện trợ lương thực, thuốc men và nơi trú ẩn cho người tị nạn do ảnh hưởng bởi thiên tai, lũ lụt,…

31

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Autralia cho Việt Nam (Trang 37)