khác
2.3.1. New Zealand
New Zealand là quốc gia nằm trong cùng khu vực địa lý và nền kinh tế có nhiều điểm tương đồng với Australia. Tuy là một nước nhỏ nhưng New Zealand dành khá nhiều nguồn vốn ODA cho các nước nghèo và các nước đang phát triển trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Cũng như Australia, sau khi lệnh cấm vận của Mỹ đối với Việt Nam bị hủy bỏ, New Zealand đã sớm tham gia viện trợ cho Việt Nam. Quan hệ hợp tác phát triển giữa Việt Nam và New Zealand bắt đầu từ năm 1995 và được duy trì ổn định qua các năm. Hàng năm, New Zealand viện trợ cho Việt Nam khoảng 10 triệu NZD và 100% khoản viện trợ này là viện trợ không hoàn lại.
Viện trợ của New Zealand tại Việt Nam chủ yếu tập trung chủ yếu vào bốn lĩnh vực sau: Hỗ trợ sự phát triển bền vững thông qua việc cải thiện chất lượng sống của người dân các vùng nông thôn; hỗ trợ công tác quản trị, đào tạo nguồn nhân lực; quản lý rủi ro thiên tai và nâng cao chất lượng giáo dục ở cả cấp quốc gia và địa phương.
So sánh với ODA của Australia thì lượng vốn viện trợ của New Zealand nhỏ hơn, tuy nhiên cả hai nước có đặc điểm chung là đa phần viện trợ đều là viện trợ không hoàn lại. Về cơ cấu lĩnh vực ưu tiên, điểm chung nhất có thể nhận thấy là cả Australia và New Zealand đều dành phần lớn nguồn vốn ODA hỗ trợ Việt Nam phát triển nguồn nhân lực và đào tạo thông qua các quỹ và học bổng dành cho học sinh, sinh viên. Các lĩnh vực khác mà New Zealand ưu tiên viện trợ cũng là các lĩnh vực mà Australia đang tiếp tục hỗ trợ Việt Nam.
- 70 -
2.3.2. Nhật Bản
Trong nhiều năm qua, Nhật Bản liên tục là nước đứng đầu về viện trợ song phương cho Việt Nam với số lượng vốn không ngừng tăng lên qua từng năm. Australia và Nhật Bản nối lại viện trợ cho Việt Nam cùng vào năm 1991, tuy nhiên, so sánh lượng vốn ODA Nhật Bản viện trợ cho Việt Nam thì Nhật Bản có lượng vốn viện trợ lớn hơn rất nhiều so với Australia. Riêng năm 2012, Nhật Bản tiếp tục là nhà tài trợ song phương lớn nhất cho Việt Nam với 148,5 tỷ Yên (khoảng 1,9 tỷ USD), vượt mức 1,64 tỷ USD của năm 2010. Như vậy, lượng ODA này gấp gần 14 lần lượng ODA của Australia.
ODA của Nhật Bản viện trợ cho Việt Nam tập trung vào năm lĩnh vực cơ bản, cụ thể là: Phát triển nguồn nhân lực và xây dựng thể chế; xây dựng và cải tạo các công trình giao thông và điện lực; phát triển nông nghiệp và xây dựng hạ tầng cơ cở nông thôn; phát triển giáo dục và đào tạo, y tế; bảo vệ môi trường. Từ năm 2003, Nhật Bản tập trung hỗ trợ vào 3 lĩnh vực sau: Xúc tiến tăng trưởng, xây dựng cơ chế và cải thiện điều kiện sống và xã hội.
Có thể thấy rằng các lĩnh vực mà Nhật Bản ưu tiên tài trợ có nhiều điểm tương đồng với Australia. Cũng như AusAID – cơ quan điều phối các hoạt động viện trợ của Australia, Nhật Bản cung cấp viện trợ thông qua Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA – Japan International Cooperation Agency). JICA chịu trách nhiệm thực hiện cả ba hình thức viện trợ ODA của Nhật Bản, bao gồm: Hợp tác kỹ thuật, hợp tác vốn vay và viện trợ không hoàn lại.
Về cơ cấu viện trợ, có thể thấy nguồn vốn ODA của Nhật được hình thành chủ yếu bởi khoản cho vay ưu đãi. Trong khi đó, khoản viện trợ không hoàn lại và hỗ trợ kỹ thuật chỉ chiếm một phần nhỏ. Ví dụ như trong giai
- 71 -
đoạn 1991 – 2007, viện trợ không hoàn lại của Nhật Bản chỉ chiếm 6% tổng nguồn vốn ODA cho Việt Nam. Tỷ lệ này là thấp so với Australia, khi mà viện trợ không hoàn lại của nước này thường chiếm một tỷ trọng khá lớn, thậm chí có những năm lên tới 100%.
89%6% 5% 6% 5%
Vốn cho vay ưu đãi Viện trợ không hoàn lại Hỗ trợ kỹ thuật
Biểu đồ 2.6: Cơ cấu nguồn vốn ODA Nhật Bản cung cấp cho Việt Nam giai đoạn 1991 – 2007 (Đơn vị: %)
Nguồn: Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
Bằng việc so sánh tương quan giữa Australia và hai nhà tài trợ khác tại Việt Nam, có thể thấy rằng nguồn vốn ODA của Australia cho Việt Nam đang đi theo hướng chung của các nhà tài trợ với mục đích chính là giúp Việt Nam phát triển kinh tế - xã hội thông qua các lĩnh vực mà hầu hết các nhà tài trợ đều quan tâm. Tuy nhiên, ODA của Australia vẫn có những đặc điểm rất riêng biệt, đó là Australia tập trung sự hỗ trợ của mình vào việc phát triển nguồn nhân lực, cải thiện điều kiện sống cho người dân kết hợp với các dự án thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau hướng tới việc phát triển nguồn nhân lực và đưa Việt Nam thoát khỏi tình trạng nghèo đói một cách nhanh chóng. Ngoài ra, ODA của Australia không gây thêm những gánh nặng lớn về nợ
- 72 -