Những giải pháp đối với chính phủ Việt Nam

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Autralia cho Việt Nam (Trang 106)

23 Nguồn: Ausaid (2012), Australia – Vietnam Joint Aid Program Strategy 2010 –

3.3.2. Những giải pháp đối với chính phủ Việt Nam

3.3.2.1. Nhóm giải pháp tăng cường thu hút ODA của Australia

Thứ nhất, để nâng cao hiệu quả thu hút ODA chúng ta cần giải quyết vấn đề đào tạo nguồn nhân lực. Các cơ quan quản lý viện trợ cần phải phổ biến rõ mục đích, tính chất, các điều kiện của khoản vay... cho những địa phương, đơn vị tiếp nhận ODA thông qua các lớp huấn luyện, các văn bản có liên quan đến các đơn vị tiếp nhận giúp họ hiểu rõ vấn đề, họ sẽ có khả năng

- 98 -

xây dựng những dự án, chương trình có tính khả thi cao, tạo niềm tin từ phía nhà tài trợ cũng như cộng đồng quốc tế. Muốn vậy ban quản lý viện trợ ODA cần phải thường xuyên mở các lớp huấn luyện, tập huấn để nâng cao nhận thức đúng đắn về ODA của các cán bộ. Điều này có nghĩa là cần phải có những người có chuyên môn, tinh thông về nghiệp vụ, ngoại ngữ, có kinh nghiệm.

Hiện nay, Australia cũng như các nhà tài trợ khác rất băn khoăn về trình độ cán bộ chuyên môn trong lĩnh vực này. Vì vậy trong những năm tới chúng ta cần phải tăng cường công tác đào tạo cán bộ cả về chuyên môn và đạo đức để có thể đảm đương công việc một cách độc lập, có hiệu quả, cũng như giảm bớt tệ nạn hối lộ và tham nhũng. Chúng ta cần tranh thủ sự giúp đỡ của các nhà tài trợ và các tổ chức quốc tế thông qua việc gửi các chuyên gia đi đào tạo ở nước ngoài. Những người này phải được sàng lọc, có tuyển chọn, có tâm huyết, có khả năng tiếp thu tri thức, thông thạo ngoại ngữ. Mặt khác, người cán bộ tham gia quản lý ODA phải có và không ngừng nâng cao nhận thức về các mặt sau:

+ Các loại hình viện trợ có thể vận dụng và các chi phí liên quan để hấp thụ viện trợ.

+ Lợi ích và chính sách của các nhà tài trợ.

+ Chu kỳ của dự án và các công việc, sự phối hợp giữa các cơ quan cũng như trách nhiệm, quyền hạn của mỗi cơ quan ở mỗi khâu và chu trình của dự án.

- 99 -

Một vấn đề hết sức quan trọng và cốt yếu, đó chính là phải tạo ra cho các cán bộ tham gia quản lý cũng như các cán bộ trực tiếp tham gia dự án khả năng độc lập, sáng tạo. Các cán bộ của chúng ta phải hiểu rằng không nên quá trông chờ và ỷ lại vào chuyên gia. Nếu không do chúng ta làm bằng chính con tim và khối óc của mình cho đất nước mình thì các chuyên gia dù giỏi đến mấy cũng khó có thể khiến dự án thành công và đem lại hiệu quả thiết thực.

Thứ hai, chúng ta cần phải tạo niềm tin, nâng cao uy tín và hình ảnh đất nước Việt Nam đối với nhân dân và Chính phủ Australia qua các hoạt động giao lưu về văn hóa, kinh tế, chính trị. Mặt khác, bằng đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, chúng ta tiếp tục đổi mới để phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Những thành tựu của chúng ta đạt được trong những năm qua là cơ sở tốt nhất để khẳng định niềm tin của Australia đối với Việt Nam là hoàn toàn đúng đắn.

Thứ ba, chúng ta cần có sự ổn định vĩ mô để thu hút hơn nữa nguồn viện trợ ODA. Sự ổn định về chính trị là một nhân tố quyết định để các nhà tài trợ cung ứng ODA. Thực tế chỉ ra rằng, Việt Nam nhận được sự ưu ái của cộng đồng quốc tế hơn một số nước Đông Á là do có lợi thế về một nền chính trị ổn định. Một sự ổn định về chính trị - xã hội là yếu tố đầu tiên giúp cho các nhà tài trợ yên tâm và trợ giúp cho chúng ta những dự án tương đối lớn và đây cũng là lý do khiến cho viện trợ của các nước đổ vào Việt Nam không ngừng tăng lên trong những năm vừa qua.

Một sự ổn định về chính trị đồng nghĩa với việc thực hiện chính sách đối ngoại đúng đắn, theo những mục tiêu lành mạnh, mở rộng quan hệ hợp tác với nước ngoài. Hiện nay, chính sách ngoại giao của Việt Nam là “làm bạn với tất cả các quốc gia trên thế giới không phân biệt chế độ chính trị,

- 100 -

không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, cùng có lợi” đã mang lại những hiệu quả tích cực. Vì vậy cần phải có đường lối ngoại giao đúng đắn, khéo léo, tranh thủ sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế, tạo điều kiện thu hút vốn.

Để nguồn vốn được sử dụng một cách có hiệu quả và vô tư nhất, chúng ta cần kiên trì kiên quyết loại bỏ các ràng buộc chính trị ra khỏi quan hệ của viện trợ phát triển chính thức. Bên cạnh đó cũng cần quan tâm tới lợi ích của các nhà tài trợ khi họ mở rộng quan hệ hỗ trợ cũng như đầu tư, thương mại với nước ta.

Một sự ổn định về kinh tế cũng được duy trì bằng việc giữ cho giá trị đồng tiền ổn định (hay nói cách khác là ổn định tỷ giá hối đoái với một số đồng tiền mạnh khác). Đồng tiền càng mất giá thì khả năng trả nợ nước ngoài càng khó và nền kinh tế lại rơi vào tình trạng nợ nần, kém phát triển, lãi mẹ đẻ lãi con làm tăng thêm gánh nặng nợ nần. Sự ổn định kinh tế vĩ mô cũng được duy trì bằng cách cân đối thu chi ngân sách, cán cân thương mại cũng như tích lũy, tiêu dùng. Nhà nước cần có chính sách về thị trường bao gồm thị trường hàng hóa và dịch vụ, thị trường bất động sản, thị trường vốn... để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư vào làm ăn tại Việt Nam. Mặt khác, Chính phủ cũng cần tăng chi ngân sách cho lĩnh vực cơ sở hạ tầng... để nâng cao sự phát triển của kinh tế, thu hút các nhà tài trợ.

Đặc biệt Chính phủ cũng cần có sự thống nhất đồng bộ giữa các văn bản tạo sự ổn định vững chắc của hành lang pháp lý, tránh những nhiêu khê phiến diện, thiếu đồng bộ... Những điều này gây ra sự chậm trễ trong việc đệ trình, phê duyệt cũng như tiếp nhận, sử dụng và quản lý vốn ODA. Tạo hành lang pháp lý thông thoáng cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước là một việc cần làm bởi vì những người này thực sự muốn có quan hệ tốt đẹp với Việt Nam.

- 101 -

3.3.2.2. Nhóm giải pháp tăng cường sử dụng hiệu quả ODA của Australia Thứ nhất, đối với những vấn đề tồn tại về cơ chế chính sách trong việc quản lý sử dụng ODA. Để khắc phục điều này chúng ta nên lưu ý tập trung vào những điểm sau:

+ Nhanh chóng hoàn tất công việc chuẩn bị để tiếp nhận nguồn viện trợ. Cần quy định rõ là Nhà nước chỉ phê duyệt những dự án khi đã hoàn thành đầy đủ những luận chứng, sau đó mới tích cực tìm kiếm thị trường vay để hưởng lãi suất thấp.

+ Cố gắng đàm phán để tiếp nhận tài sản bằng tiền mặt là tốt nhất. Nếu các nhà tài trợ không chấp nhận thì nhanh chóng chuyển hóa hàng hóa và vật tư thiết bị thành tiền đưa vào cân đối sử dụng vốn ODA. Tránh để tình trạng hàng hóa ứ đọng tại các cảng, bảo quản kém dẫn đến chất lượng hàng viện trợ bị giảm sút.

+ Việc sử dụng ODA cần dựa trên các lĩnh vực ưu tiên đã xác định trong từng thời kỳ nhất định.

+ Để quản lý ODA hiệu quả thì công tác hướng dẫn và giúp đỡ lập dự án, triển khai dự án ODA là rất cần thiết.

Thứ hai, về vấn đề đẩy nhanh tốc độ giải ngân ODA. Giải ngân nguồn vốn ODA được coi là thước đo năng lực tiếp nhận và sử dụng viện trợ phát triển chính thức, do vậy nó thường xuyên được quan tâm. Trong thời gian qua tỷ lệ vốn ODA được giải ngân còn chậm so với vốn được cam kết. Mặc dù tốc độ giải ngân ODA của Australia trong những năm qua ở vào khoảng 70% nhưng đó chưa phải là con số khả quan và chưa làm hài lòng cũng như tạo niềm tin cho các nhà tài trợ của Australia đối với chúng ta.

- 102 -

Sở dĩ có điều này xảy ra là do phía Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc tiếp nhận vốn ODA, nhất là thực hiện các thủ tục có liên quan đến đấu thầu, thanh toán, chế độ báo cáo định kỳ, bố trí vốn đối ứng kịp thời. Và dù các vấn đề lập pháp, hành pháp, thủ tục hành chính có đầy đủ, đơn giản hơn ở cấp Trung ương thì ở cấp cơ sở vẫn còn nhiều ách tắc, đặc biệt là việc đền bù giải phóng mặt bằng. Những nhân tố này đã ngăn cản khá nhiều đến việc đẩy nhanh quá trình giải ngân vốn ODA.

Để khắc phục tình trạng này và đẩy nhanh tốc độ giải ngân ODA chúng ta cần phải:

+ Đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm bớt các khâu, các cấp trong việc phê duyệt dự án đặc biệt trong việc đấu thầu và chấm thầu và giải phóng mặt bằng, phối hợp quy trình thực hiện dự án.

+ Tiếp tục điều chỉnh hoàn thiện cơ chế chính sách, tiêu chuẩn hóa quy trình thủ tục phê duyệt, thẩm định... thành những nguyên tắc, những quy định cụ thể, rõ ràng thống nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đấu thầu, phê duyệt dự án.

+ Cần có sự thống nhất giữa các cơ quan với các bộ ngành và các ban quản lý dự án bên cạnh sự thống nhất về cơ chế chính sách.

+ Bên cạnh đó chúng ta cần xây dựng quy trình thẩm định các dự án ODA sao cho phù hợp giữa yêu cầu trong nước và yêu cầu của các nhà tài trợ. Có kế hoạch sử dụng vốn trong nước, bố trí vốn đối ứng một cách kịp thời nhằm theo kịp tiến độ thực hiện dự án.

+ Tổ chức hệ thống thông tin hai chiều đối với các Bộ, tỉnh, thành phố và các nhà tài trợ với các chủ dự án.

- 103 -

Chính phủ cần lập một chương trình, chiến lược thu hút ODA có hiệu quả trong đó tập trung vào những ngành, lĩnh vực cần thiết. Từ đó tạo điều kiện để xây dựng đề án có hiệu quả cao, có tính khả thi cao, rút ngắn thời gian phê duyệt dự án, đảm bảo thuận lợi cho đàm phán ký kết. Điều này làm cho việc thực hiện dự án trở nên có hiệu quả nhanh hơn, kéo theo sự thuận lợi cho các dự án sau.

Thứ ba, việc giải quyết vấn đề vốn đối ứng. Nguồn vốn này thực sự cần thiết để các dự án đầu tư được thực hiện theo đúng kế hoạch. Trên thực tế, nhiều dự án đã được giải ngân nhưng chưa đáp ứng được tỷ lệ % về vốn đối ứng nên không có hiệu quả. Khả năng có được nguồn vốn này là do huy động từ nền kinh tế cũng như chính sách của Chính phủ. Chính phủ nên kết hợp giữa việc trực tiếp trợ giúp cho các chương trình có vốn ODA và huy động nguồn vốn từ trong dân, trong các thành phần kinh tế, các đơn vị trúng thầu. Có như vậy tiến độ triển khai dự án mới nhanh và đảm bảo được thời gian.

KẾT LUẬN

26 năm đã trôi qua kể từ khi Việt Nam mở cửa thị trường, chúng ta đã, đang và tiếp tục chứng kiến nhiều đổi thay trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Với việc gia nhập WTO vào năm 2007 hay như việc vươn lên trở thành nước có thu nhập trung bình thấp vào năm 2009, có thể khẳng định

- 104 -

Việt Nam đang bước đi những bước vô cùng vững chắc trong quá trình phát triển đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế và ngày càng củng cố vị thế của mình trên trường quốc tế.

Để có được những thành công to lớn đó, bên cạnh nỗ lực hết mình của toàn thể người dân Việt Nam còn có sự đóng góp và giúp đỡ vô cùng to lớn của các nước trên thế giới, đặc biệt là Australia. Trong số các nguồn tài trợ của Australia cho Việt Nam, không thể không kể đến ODA với vai trò như một mắt xích quan trọng trong chặng đường phát triển của Việt Nam. Với nguồn vốn chủ yếu là viện trợ không hoàn lại, Australia đã hỗ trợ Việt Nam thực hiện rất nhiều dự án, chương trình trong nhiều lĩnh vực như quản lý nhà nước, phát triển nguồn nhân lực, giáo dục, y tế, xóa đói giảm nghèo, môi trường,… nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

Mặc dù ban đầu còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình thu hút và sử dụng ODA của Australia, nhưng Việt Nam cũng đã đạt được những thành quả nhất định. Cùng với các cuộc tranh luận cởi mở giữa hai bên, những mặt tồn tại trong quá trình tiếp nhận và sử dụng ODA của Australia ở Việt Nam đã dần được khắc phục trong khi những mặt mạnh ngày càng được phát huy. Tuy nhiên, chúng ta không nên thỏa mãn mà phải tiếp tục tìm tòi và đề ra chính sách hợp lý để những thành quả này được phát huy và trở thành những thành công lâu dài.

Trong bối cảnh hiện tại, Việt Nam cần cải cách hơn nữa bộ máy hành chính, thể chế và năng lực quản lý, nâng cao trình độ của cán bộ dự án ODA bên cạnh việc tăng cường minh bạch và công khai về ODA và không ngừng cải thiện chính sách và môi trường đầu tư để tạo lập lòng tin và uy tín đối với các nhà tài trợ, đặc biệt là Australia nhằm hướng tới mục tiêu trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.

- 105 -

Đề tài đã đưa ra một bức tranh khái quát về tình hình thu hút, sử dụng nguồn vốn ODA của Australia giai đoạn 1993 - 2010 tại Việt Nam, còn rất nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong thời gian tới như hài hòa thủ tục giữa Australia và Việt Nam, nâng cao năng lực quản lý ODA của các cán bộ ODA của Việt Nam hay xây dựng chiến lược dài hạn thu hút ODA,... Qua

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Autralia cho Việt Nam (Trang 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)