Những giải pháp đối với chính phủ Australia

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Autralia cho Việt Nam (Trang 103)

23 Nguồn: Ausaid (2012), Australia – Vietnam Joint Aid Program Strategy 2010 –

3.3.1.Những giải pháp đối với chính phủ Australia

3.3.1.1. Nhóm giải pháp tăng cường cung cấp ODA cho Việt Nam Hài hòa thủ tục

Hài hoà thủ tục” là thuật ngữ được đặt ra cho quá trình điều chỉnh các thủ tục viện trợ lẫn thủ tục nhận viện trợ với mục tiêu tìm kiếm sự ủng hộ và cam kết từ những người đứng đầu các tổ chức viện trợ đa phương và song phương trên thế giới cũng như từ lãnh đạo các quốc gia tiếp nhận viện trợ phát triển đối với các nỗ lực hài hoà thủ tục nhằm giảm bớt chi phí giao dịch, nâng cao hiệu quả viện trợ nhằm tạo sức hút mạnh mẽ hơn đối với hoạt động hỗ trợ phát triển chính thức, thu hút viện trợ từ các nhà tài trợ và từ đó đạt được các mục tiêu đề ra.

Với tư cách là một nhà tài trợ, chính phủ Australia cũng cần quan tâm đến vấn đề hài hoà thủ tục một cách sát sao. Cụ thể như tiến hành tham gia các diễn đàn cấp cao về Hài hoà thủ tục, như Hội nghị do Nhóm Các Ngân hàng Phát triển Đa phương và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

- 95 -

(OECD) tổ chức, hay Hội nghị Nhóm Tư vấn các Nhà tài trợ (Hội nghị CG)…

Tăng cường các cuộc gặp gỡ giữa hai chính phủ

Các cuộc họp, gặp gỡ song phương giữa phía Việt Nam và phía Australia, như Cuộc thảo luận về dự thảo khung logic kết quả chiến lược quốc gia của Australia đối với Việt Nam (23/ 10/ 2002) tại Hà Nội, hay cuộc họp kiểm điểm hàng tháng giữa Bộ KH&ĐT và Văn phòng Cơ quan Phát triển Quốc tế Australia (AusAID), tại đó hai bên đó trao đổi về tình hình thực hiện các dự án ODA của Australia vào Việt nam. Những cuộc họp song phương như vậy sẽ góp phần thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau giữa phía Việt Nam và phía Australia, từ đó tăng hiệu quả của hoạt động ODA và tạo sức hút cho phía Australia đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ phát triển chính thức cho phía Việt Nam của mình.

3.3.1.2. Nhóm giải pháp quản lý hiệu quả ODA ở Việt Nam Tăng cường quản lý dự án chặt chẽ

Cần tiến hành các cuộc kiểm điểm chung về tình hình thực hiện dự án. Để nắm rõ hơn về tình hình thực hiện dự án, phía Australia cần thường xuyên gặp gỡ trao đổi, kiểm điểm lại tiến trình thực hiện dự án với phía Việt Nam, trao đổi ý kiến từ đó kịp thời nhận biết những vướng mắc trong quá trình thực hiện, và có biện pháp xử lý kịp thời, sát sao.

Ngoài ra, cũng cần tiến hành kiểm điểm riêng nội bộ phía nhà tài trợ, hoặc giữa các nhà tài trợ với nhau trong các dự án có sự tham gia của các nhà tài trợ khác. Quá trình này cũng góp phần giúp các nhà tài trợ kịp thời nhận biết các tồn tại trong quá trình thực hiện dự án, về cách quản lý vốn, về tiến độ, thủ tục… từ đó có biện pháp xử lý và điều chỉnh kịp thời.

- 96 -

Tăng cường công tác quản lý xét thầu

- Phía Australia cần đưa ra kế hoạch hành động liên quan đến việc đánh giá hệ thống đấu thầu quốc gia của Việt Nam.

- Phối hợp xây dựng các tài liệu áp dụng chung cho hoạt động đấu thầu cạnh tranh trong nước.

- Áp dụng chung các ngưỡng giới hạn trên để xác định cơ sở cho việc tiến hành đấu thầu cạnh tranh trong nước.

- Áp dụng chung các tiêu chuẩn trong việc đánh giá (trước/sau) hoạt động đấu thầu cạnh tranh trong nước.

- Áp dụng chung các nguyên tắc đối với vấn đề xác định tính hợp lệ của các doanh nghiệp nhà nước khi tham gia đấu thầu các dự án do cơ quan chủ quản tổ chức.

Tăng cường công tác quản lý hành chính

- Xây dựng hệ thống báo cáo chung về tài chính áp dụng cho các Ban quản lý dự án.

- Xây dựng hệ thống đánh giá chung về năng lực quản lý tài chính. - Thiết lập các tiêu chí chung để chấp thuận dịch vụ của các công ty kiểm toán.

- Xây dựng mẫu Điều khoản tham chiếu áp dụng chung cho việc kiểm toán các dự án tài trợ.

- 97 -

- Áp dụng chung một phương pháp tiếp cận trong việc xử lý các thông tin và kiến nghị do công ty kiểm toán đưa ra.

Tăng cường các biện pháp làm giảm thiểu các tác động về môi trường và xã hội

Về vấn đề môi trường, mỗi dự án cần áp dụng các yêu cầu chung đối với việc đánh giá tác động môi trường của dự án - Environmetal Influence Assessment (EIA), như phạm vi của hoạt động EIA, quá trình tham vấn cần có khi tiến hành EIA, các tài liệu liên quan đến EIA, các biện pháp làm giảm thiểu các tác động về môi trường, kế hoạch Quản lý Môi trường, phạm vi công bố báo cáo EIA và thời gian thực hiện báo cáo đánh giá này. Việc phối hợp thực hiện tốt các EIA sẽ gúp phần nâng cao tính hiệu quả của dự án nhờ giảm thiểu các tác động đối với môi trường.

Đối với các vấn đề xã hội, cần áp dụng các phương pháp tiếp cận chung đối với vấn đề đền bù giải phóng mặt bằng hay tái định cư bắt buộc, cung cấp các ý kiến tư vấn chung về vấn đề này cho Chính phủ, xây dựng một cơ sở dữ liệu chung và các cơ chế hành động chung liên quan đến việc đền bù giải phóng mặt bằng.

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Autralia cho Việt Nam (Trang 103)