Kể từ năm 1991, Australia đã trở thành một trong những nhà tài trợ lớn nhất cho Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, và là nước có số lượng sinh viên Việt Nam theo học lớn nhất (gần 25.000 người). Hàng năm, các học bổng dưới sự quản lý của AusAID tập trung vào sự hỗ trợ phát triển của Australia tại Việt Nam đều được trao cho các ứng viên phù hợp nhằm
- 42 -
trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết nhằm tạo ra sự thay đổi và tạo ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển kinh tế xã hội.
Bắt đầu với Chương trình học bổng cho sinh viên ASTAS (Australian Student Tuition Assurance Scheme), Chương trình đại học ADCOS, giáo dục đại học và sau đại học từ năm 1992, Chương trình Học bổng Phát triển Australia (ADS) đã chính thức ra mắt vào năm 1998. Cho đến nay, ADS đã cung cấp hơn 2.100 học bổng dài hạn nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng quan trọng và cần thiết cho sinh viên Việt Nam. Năm 1993 Việt Nam nhận được 154 suất học bổng tài trợ, năm 1994 có 216 suất, năm 1995 có 250 suất. Trong năm 1996 có khoảng 2.300 sinh viên Việt Nam đi học tại Australia, 75% là du học tự túc (khoảng 1.725 người), còn lại 575 người được hưởng học bổng tài trợ của Australia. Riêng năm 1997-1998, Australia dành cho Việt Nam 500 suất học bổng. Trong năm 1998, có khoảng 150 sinh viên Việt Nam nhận bằng tốt nghiệp tại các trường Đại học và Cao đẳng của Australia trở về Việt Nam đem kiến thức phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Năm 1999, ngoài con số 590 người được hưởng học bổng của Australia từ các năm trước còn có thêm 150 người. Năm 2000, Australia cấp cho Việt Nam 150 suất học bổng với các lĩnh vực ưu tiên như đào tạo, y tế, phát triển nông thôn, cải cách hành chính, kinh tế, luật pháp, khoa học kỹ thuật và công nghệ. Trong năm 2001-2002, Australia cấp thêm 200 suất học bổng cho học sinh, sinh viên Việt Nam du học tại các trường đại học và cao đẳng của Australia.
Từ năm 2010, tổng số học bổng cho Việt Nam mỗi năm đã tăng lên đến 398 suất (trong đó có 225 suất dành cho các chương trình sau đại học). Chính phủ Việt Nam đánh giá cao sự hỗ trợ của Australia trong lĩnh vực giáo dục đào tạo vì nó giúp cải thiện chất lượng nguồn nhân lực cho Việt Nam để
- 43 -
đáp ứng các yêu cầu mới cho sự phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế. Riêng năm 2011, để tạo nguồn cơ sở nhân lực tương lai cho Việt Nam, Australia đã cấp 247 học bổng cho chương trình đào tạo sau đại học tại nước này cho niên khóa 2012 – 2013.
Ngoài ADS, Australia cũng cung cấp cho Việt Nam các Học bổng về Năng lực lãnh đạo và Học bổng Endeavour (học bổng hỗ trợ phát triển kỹ năng lãnh đạo, nghiên cứu và học thuật). Các học bổng này dựa trên sự cạnh tranh toàn cầu và giúp đỡ sinh viên Việt Nam tham gia vào chương trình đào tạo chuyên nghiệp để nâng cao chuyên môn và năng lực kỹ thuật cá nhân.
Những người được nhận học bổng của Australia bao gồm: Một số quan chức Chính phủ được đào tạo dưới sự bảo trợ của ODA Australia hiện nay đang có những đóng góp quan trọng trong các chính sách công cộng ở Việt Nam; những người đứng đầu trong khu vực tư nhân và các sinh viên ở các tỉnh nghèo nhất ở Việt Nam.
Theo thống kê, 88% trong số 3.097 du học sinh Việt Nam đã hoàn thành chương trình đại học tại Australia theo học bổng thông qua chương trình viện trợ đã trở lại Việt Nam. Theo một nghiên cứu thực hiện năm 2011 thì10:
- Các lưu học sinh có thể vận dụng các kiến thức đã học vào các lĩnh vực như phát triển chính sách công (59%), hành chính và quản lý (77%), kinh doanh và thương mại (55%), nghiên cứu và giảng dạy (8%) và thúc đẩy bình đẳng giới (49%). Một phần ba số cựu sinh viên đã đưa ra những cải tiến và thay đổi trong công việc của mình.
- 44 -
- Khoảng 66% tổng số cựu học sinh đang làm việc trong khu vực nhà nước, 25% trong khu vực tư nhân, 9% còn lại làm việc trong các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức quốc tế.
- 18% cựu sinh viên giữ vị trí cấp cao trong lĩnh vực kinh doanh, trong cơ quan chính phủ và giới học giả chẳng hạn như giám đốc hoặc Vụ trưởng trong Chính phủ, Viện trưởng viện nghiên cứu và CEO của các công ty tư nhân. 47% cựu sinh viên nắm giữ các vị trí quản lý và 60% số cựu sinh viên nói rằng họ được thăng chức trong vòng hai năm sau khi kết thúc học tại Australia.
- Phụ nữ chiếm khoảng 34% tổng số cựu sinh viên ở các vị trí cấp cao và 47% tại các vị trí quản lý.
AusAID cũng cung cấp các khóa học ngắn hạn và các khóa học có thời gian phù hợp cho Việt Nam. Những khóa học được thiết kế đặc biệt này nhằm mục đích nâng cao trình độ khoa học, kỹ thuật và chuyên môn cho các quan chức trung và cao cấp làm việc trong khu vực công cộng để họ có thể đóng góp nhiều hơn nữa cho đất nước trong thời kỳ quá độ, xây dựng nền kinh tế thị trường, mở cửa hơn nữa để hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
Ngoài ra, Australia còn trợ giúp phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam bằng cách chuyển giao chuyên gia, nghĩa là với chương trình phát triển mà các Nhà đại sứ trẻ (Youth Ambassador) mới thành lập, ở đó những người Australia trẻ tuổi với độ tuổi từ 18 đến 30 có khả năng và trình độ tình nguyện đóng góp sức mình cho các hoạt động phát triển ở Việt Nam, giúp người dân Việt Nam nâng cao tầm hiểu biết, kỹ năng tổ chức và thực hiện công việc, tăng cường sự hiểu biết về văn hóa giữa hai nước.
- 45 -
Chương trình viện trợ cho phát triển nguồn nhân lực của Australia vào Việt Nam còn cung cấp vốn thông qua các tổ chức phi Chính phủ giúp Việt Nam cải thiện giáo dục tiểu học, đặc biệt cho khu vực nông thôn và các cộng đồng dân tộc thiểu số.
Có thể nói rằng ngành giáo dục và đào tạo của Việt Nam hiện đang diễn ra nhiều thay đổi và các chương trình tài trợ của Australia đưa ra nhiều cơ hội cho sinh viên Việt Nam hòa nhập với lý thuyết và thực tiễn phương Tây nhằm nâng cao năng lực trình độ để góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trước bối cảnh mới.
Sau đây là một số chương trình lớn của Australia giúp Việt Nam phát triển nguồn nhân lực:
- Chương trình học bổng phát triển của Australia (Australian Development Scholarship): Mỗi năm chương trình này cung cấp 150 suất học bổng cho các sinh viên Việt Nam du học tại các trường Đại học và Cao đẳng của Australia. Các suất học bổng này được cấp một cách công bằng cho cả nam và nữ; khu vực tư nhân và khu vực công cộng và một phần cho sinh viên các tỉnh nghèo. Các lĩnh vực ưu tiên học tập và nghiên cứu bao gồm: y tế, giáo dục, phát triển nông thôn, quản lý hành chính, khoa học, công nghệ và kỹ thuật. Chương trình này được bắt đầu từ năm 1992 và hiện nay vẫn đang tiếp tục được thực hiện với số vốn viện trợ của Australia là 17 triệu AUD mỗi năm.
- Chương trình đào tạo trong nước (The Vietnam-Australia English Language, Technical Training and Resources Program-VAT): Đây là chương trình phát triển các nguồn nhân lực, đào tạo kỹ thuật và tiếng Anh do Việt Nam-Australia hợp tác thực hiện nhằm cung cấp các khóa học ngắn hạn
- 46 -
trong nước cho các quan chức Chính phủ cấp trung. Những lĩnh vực ưu tiên đào tạo bao gồm: Tiếng Anh; Đánh giá quản lý và điều hành dự án; Quản lý môi trường; Đào tạo về luật pháp; Lập kế hoạch trong lĩnh vực chính trị xã hội và hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô. Thời gian thực hiện chương trình này là từ năm 1997 đến năm 2002 với số vốn viện trợ của Australia là 20 triệu AUD.
- Chương trình “Các nhà đại sứ trẻ” (Youth Ambassador): Một chương trình tình nguyện mới đưa những chuyên gia và những người công tác trong lĩnh vực thương mại của Australia tuổi từ 18 đến 30 sang Việt Nam làm việc cho các dự án phát triển, chương trình này do phía Việt Nam đề xuất. Thời gian thực hiện dự án từ năm 1999 đến năm 2001, vốn viện trợ của Australia là 10 triệu AUD.
- Giáo dục tiểu học cơ bản: Australia đang ủng hộ hai dự án về đào tạo giáo viên và cải thiện công tác tuyển sinh; cải thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị ở các trường tiểu học. Thời gian thực hiện dự án: Từ năm 1998 đến năm 2001 với số vốn viện trợ của Australia là 2 triệu AUD.