Năm điểm chính trong định hướng viện trợ của Australia cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Autralia cho Việt Nam (Trang 99)

14 MDGs: Tám mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG) bao gồm từ mục tiêu giảm một nửa tỷ lệ nghèo cùng cực tới chặn đứng sự lây lan của HIV/AIDS và đạt phổ cập giáo dục tiểu học, tất cả đều phả

3.2.1. Năm điểm chính trong định hướng viện trợ của Australia cho Việt Nam

Nam22

Sự cam kết các chính sách cấp cao: Với việc Australia cam kết trong một vài lĩnh vực chính sách then chốt với tầm nhìn Việt Nam trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 sẽ giúp tạo ra các thể chế mạnh hơn và hiệu quả hơn. Dựa trên sự phù hợp về quan hệ đối tác toàn diện, Australia cam kết sẽ tham gia vào các lĩnh vực chính sách như quản lý tài chính công và cải cách

- 91 -

kinh tế, chính sách phát triển cơ sở hạ tầng, chính sách bình đẳng giới và chính sách môi trường.

Củng cố và thúc đẩy các mối quan hệ: Việc củng cố và thúc đẩy mối quan hệ giữa nhân dân và chính phủ nước ngày càng trở nên vô cùng quan trọng. Cả Việt Nam và Australia đều cho rằng việc này sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức, nhưng chúng sẽ mang lại kết quả to lớn, đó là sự hình thành nền tảng vững chắc trong quan hệ đối tác giữa hai nước và có mối quan hệ lâu dài trong quá trình chuyển sang mối quan hệ viện trợ mới.

Ủng hộ việc chống tham nhũng: Australia tiếp tục ủng hộ công cuộc chống tham nhũng tại Việt Nam bằng cách đưa các chuyên gia và nhà hoạch định chính sách của hai nước lại với nhau để tăng cường sức mạnh cho Việt Nam chống nạn tham nhũng. Bên cạnh việc tham gia các buổi tọa đàm cấp cao giữa chính phủ Việt Nam và các nhà tài trợ nhằm thảo luận các vấn đề liên quan đến tham nhũng và đề xuất một số giải pháp, Australia còn cùng với Ngân hàng Thế giới (WB) và Bộ Tài chính của Việt Nam hợp tác nhằm tăng cường quản lý tài chính công bao gồm trách nhiệm giải trình quản lý tài sản công. Australia sẽ tiếp tục chia sẻ các phương thức giảm thiểu rủi ro tham nhũng trong việc thực hiện các chương trình viện trợ, ví dụ như trong lĩnh vực cấp nước, Australia đã giúp cải thiện tính minh bạch và sử dụng hiệu quả nguồn vốn bằng cách hỗ trợ Kiểm toán nhà nước Việt Nam (SAV) quản lý kiểm toán nguồn vốn cho chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh.

Ủng hộ bình đẳng giới: Việc tập trung vào vấn đề bình đẳng giới không chỉ nhằm đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế mà còn giúp xóa đói giảm nghèo – những mục tiêu chính của Australia trong việc viện trợ cho Việt Nam. Australia sẽ ủng hộ bình đẳng giới thông qua việc cung cấp các

- 92 -

học bổng cho nữ giới, cải thiện đời sống của phụ nữ nông thôn Việt Nam thông qua việc cung cấp nước sạch và hệ thống vệ sinh, đồng thời nâng cao vai trò của phụ nữ trong nền kinh tế thông qua việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng và cải cách kinh tế.

Hợp tác với các bộ, ban ngành của Việt Nam và các nhà tài trợ khác:

Việc hài hòa trợ giúp của Australia với các nhà tài trợ khác và các bộ, ban ngành và các chương trình của chính phủ Việt Nam sẽ tăng cường năng lực và hiệu quả của các nguồn lực sẵn có nhằm tạo ra được những chương trình thực sự có ích và đóng góp vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Autralia cho Việt Nam (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)