Trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Autralia cho Việt Nam (Trang 49)

Australia là nhà tài trợ quan trọng đối với việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Cây cầu Mỹ Thuận dài 1,5 km, một điểm nối then chốt trên đường quốc lộ Bắc – Nam nối liền đôi bờ sông Cửu Long, mở ra một con đường trực tiếp đến các khu buôn bán sầm uất và khu dịch vụ cho khoảng 20 triệu dân ở đồng bằng sông Mekong và khuyến khích phát triển nền công nghiệp ở vùng đồng bằng này. Cây cầu này là công trình tiêu biểu rõ nhất và là biểu tượng cho quan hệ hợp tác tốt đẹp Việt Nam – Australia . Việc xây dựng cây cầu này cũng chính là nơi chuyển giao công nghệ và tạo việc làm, nâng cao trình độ cho công nhân và kỹ sư Việt Nam. Trong quá trình lập kế hoạch và xây dựng cây cầu này, hơn 300 người Australia và 1.500 người Việt Nam được tạo công ăn việc làm. Qua đây, các kỹ sư nước ta, các nhà thầu lại, công nhân xây dựng nhận được một “tài sản” lớn đó là kỹ thuật thích ứng và các kỹ năng liên quan vì đây là cây cầu đầu tiên tại Việt Nam được xây dựng với công nghệ hiện đại và tiên tiến nhất.

Các dự án có quy mô nhỏ hơn cũng góp phần không nhỏ vào việc cải thiện đời sống nhân dân. Với số vốn phát triển do Liên Hiệp Quốc cấp, AusAID đã huy động nhân dân tỉnh Trà Vinh thuộc miền Trung Việt Nam đóng góp sức lực xây dựng đường sá cầu cống, các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng có quy mô nhỏ khác giúp nhân dân có thể đến các khu buôn bán, đến trường học, bệnh viện và có thể tiếp cận với các dịch vụ cơ bản khác... Dự án này cũng vạch ra một hướng đổi mới trong việc phối hợp giữa cộng đồng

- 41 -

nhân dân địa phương và chính quyền trong việc lập kế hoạch công tác cũng như các vấn đề về tài chính.

Trong năm 2009 và 2010, Australia đã giúp 8,7 triệu người dân ở các xã và thôn bản nghèo nhất ở Việt Nam thông qua việc xây dựng 6.468 dự án cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ như đường giao thông, trường học, trạm y tế, hệ thống thủy lợi, công trình cấp nước và cung cấp điện.

Ngoài ra, chính phủ Australia cũng đã đồng tài trợ Dự án Hành lang Ven Biển phía Nam với Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) (bao gồm cả cầu Vàm Cống và Cao Lãnh) và Dự án phát triển cơ sở hạ tầng ở vùng đồng bằng sông Cửu Long cùng với Ngân hàng Thế giới. Các dự án này đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện của khu vực này và cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông ở đồng bằng sông Cửu Long. Năm 2010, Dự án Cải thiện Giao thông vận tải vùng đồng bằng sông Cửu Long đã góp phần xây dựng 236km đường giao thông nông thôn ở đồng bằng sông Cửu Long, tạo điều kiện cho 96.000 người nghèo ở nông thôn thuộc đồng bằng sông Cửu Long tiếp cận tốt hơn với thị trường và các dịch vụ thiết yếu9.

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Autralia cho Việt Nam (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)