Bối cảnh trong nước

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Autralia cho Việt Nam (Trang 91)

14 MDGs: Tám mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG) bao gồm từ mục tiêu giảm một nửa tỷ lệ nghèo cùng cực tới chặn đứng sự lây lan của HIV/AIDS và đạt phổ cập giáo dục tiểu học, tất cả đều phả

3.1.1. Bối cảnh trong nước

Việt Nam đã hoàn thành 10 năm Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (SEDS) 2001-2010) và năm năm Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (SEDP)

(2006-2010) với các thành tựu kinh tế - xã hội đáng kể. Hầu hết các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) đã đạt được và công tác xóa đói giảm nghèo được ghi nhận. Những thành tựu này đã giúp Việt Nam đạt được mức thu nhập trung bình vào năm 2010 và bước vào một giai đoạn phát triển mới. Tuy nhiên, việc gia nhập vào các quốc gia có thu nhập trung bình mang lại cho Việt Nam cả những cơ hội và thách thức. Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức đáng kể cần được giải quyết để đạt được dự phát triển kinh tế và xã hội bền vững.

Trong nhiều năm qua, Việt Nam đã thành công trong việc duy trì tăng trưởng kinh tế cao, tạo lập và tăng cường năng lực và thể chế kinh tế thị trường. Số liệu ở biểu đồ 3.1 cho thấy tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam luôn đạt mức cao và có xu hưởng tăng trước cuộc khủng hoảng 2008 và đến nay tốc độ tăng trưởng đã dần đi vào ổn định so với thế giới. Trong giai đoạn 2000 – 2007, tốc độ tăng trưởng GDP trung bình là 7,6275% và 6,075% trong giai đoạn 2008 – 2011.

- 83 - 6.79% 6.89% 7.08% 6.79% 6.89% 7.08% 7.34%7.79% 8.44% 8.23%8.46% 6.31% 5.32% 6.78% 5.89% 0.00% 1.00% 2.00% 3.00% 4.00% 5.00% 6.00% 7.00% 8.00% 9.00% 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Biểu đồ 3.1: Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2011 (Đơn vị: %)

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Mặc dù đã đạt được những thành công nhất định nhưng trên thực tế, nền kinh tế thị trường của Việt Nam đã không được phát triển đầy đủ và đồng bộ để đáp ứng những yêu cầu của phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế. Hệ thống quản lý, cơ chế, chính sách chưa có sự hài hòa và phù hợp; thực thi pháp luật chưa đạt hiệu quả cao trong khi năng suất, tính hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp; năng suất lao động thấp hơn nhiều so với các nước khác trong khu vực. Chất lượng hệ thống cơ sở hạ tầng trong nước dù đã được cải thiện đáng kể song vẫn chưa đủ để đáp ứng cho sự phát triển kinh tế. Ngoài ra, trình độ nhân lực và giáo dục tại Việt Nam vẫn còn thấp, theo báo cáo Phát triển con người mà Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) công bố ngày 09/11/2011, Việt Nam có chỉ số chỉ số phát triển con người (HDI) ở nhóm trung bình, xếp bậc 128/187 quốc gia và

- 84 -

chỉ đứng trên Lào và Campuchia trong khu vực Đông Nam Á. Riêng chỉ số giáo dục (EI) có giá trị khá thấp.

Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, những năm qua công tác xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam đã đạt được những kết quả khả quan. Tỷ lệ hộ nghèo trong thời kỳ 2005 – 2010 giảm mỗi năm từ 2% đến 3% và tỷ lệ đói nghèo giảm từ 58% năm 1993 xuống còn 12,3% năm 2009 và 10,7% vào năm 201016. Tuy nhiên, tỷ lệ nghèo hiện nay vẫn còn ở mức cao, theo số liệu thống kê năm 2011 thì tỷ lệ nghèo tại Việt Nam là 12% (tính theo chuẩn nghèo mới). Trong khi đó, những người thu nhập thấp và người thất nghiệp không có thu nhập trong xã hội lại càng gặp khó khăn trong điều kiện lạm phát cao tới hai con số những năm gần đây. Nhìn chung, Việt Nam vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức trong việc điều hành các chính sách để đảm bảo an sinh xã hội. Những biến động về kinh tế vĩ mô, đặc biệt là tình hình lạm phát cao đang tạo thêm gánh nặng đối với người nghèo. Thống kê của viện nghiên cứu Brookings - trụ sở chính tại Washington DC cho thấy tỷ lệ người lao động thu nhập thấp (dưới 2 USD/ngày) tại Việt Nam chiếm 18,2% dân số (16,1 triệu người) trong năm 2011. Con số này được Brookings dự đoán sẽ giảm dần xuống 15,9% cho đến cuối năm 2012 và Việt Nam sẽ phải đợi đến năm 2020 mới không còn người thu nhập dưới 2 USD/ngày. Tuy nhiên tỷ lệ người lao động thu nhập 5 USD/ngày trong năm 2011 chiếm đến 70,4% dân số Việt Nam (63,1 triệu người) và chỉ số này được dự đoán sẽ giảm dần xuống 67,1% đến hết năm 2012. Brookings dự đoán cho đến hết năm 2030, Việt Nam mới có hy vọng hết người thu nhập thấp với mức 5 USD/ngày17.

16 Nguồn: http://nif.mof.gov.vn/

- 85 -

Về tình hình thu hút nguồn vốn ODA, có thể nhận thấy nguồn vốn ODA ở Việt Nam có xu hướng tăng qua các năm, năm sau cao hơn năm trước. Tổng vốn ODA cam kết của các nhà tài trợ dành cho Việt Nam thông qua 19 Hội nghị CG thường niên đã đạt 71,709 tỷ USD, đặc biệt mức cam kết đạt rất cao trong những năm gần đây, từ 7,3 – 8 tỷ USD trong 3 năm 2009 – 2011. Tổng vốn ODA ký kết trong các điều ước quốc tế cụ thể giai đoạn 1993 – 2011 đạt trên 52 tỷ USD, trong đó vốn vay ưu đãi chiếm khoảng 87%, vốn không hoàn lại chiếm 13%. Số vốn trị giá 52 tỷ USD này được đánh giá là điều kiện quan trọng để các các cơ quan Việt Nam tổ chức thực hiện, quản lý và giải ngân nguồn vốn ODA trong khuôn khổ các chương trình, dự án cụ thể. Nhưng theo nhận định của các chuyên gia, giai đoạn 2011 – 2015 nguồn vốn ODA vào Việt Nam dự báo sẽ khó giữ được mức tăng như giai đoạn trước. Lý do chính là bởi Việt Nam đã thoát khỏi tình trạng nước chậm phát triển và trở thành quốc gia có thu nhập trung bình thấp và bản thân nền kinh tế của một số nhà tài trợ cũng đang gặp khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế 2008 cũng như ảnh hưởng của thiên tai.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết năm 2011, tổng vốn ODA giải ngân đạt 33,414 tỷ USD, chiếm trên 64,4% tổng vốn ODA ký kết [Biểu đồ 3.2]. Tuy mức giải ngân đã có những cải thiện nhất định với chiều hướng tích cực qua các năm song vẫn chưa đạt mục tiêu mong muốn. Có nhiều nguyên nhân và những vướng mắc ảnh hưởng đến việc giải ngân nguồn vốn ODA, từ mặt thể chế, chính sách như còn một số khác biệt về quy trình, thủ tục giữa Việt Nam và các nhà tài trợ đến sự chậm trễ, mất nhiều thời gian chuẩn bị các dự án, vướng giải phóng mặt bằng, thiếu vốn đối ứng, thủ tục mua sắm đấu thầu phức tạp…18

- 86 - 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Vốn cam kết 4.446 5.427 5.915 8.064 7.906 7.386 Vốn kí kết 2.989 3.912 4.34 6.201 4.1 6.333 Vốn giải ngân 1.785 2.176 2.253 4.105 3.541 3.65 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 T ri ệu U SD

Biểu đồ 3.2: Lượng vốn ODA cam kết, ký kết và giải ngân giai đoạn 2006 – 2011 (Đơn vị: triệu USD)

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Tính đến ngày 31/12/2011, dư nợ công bằng 52,9% GDP, dư nợ Chính phủ bằng 41,9% GDP, dư nợ quốc gia bằng 41,1% GDP, nằm trong giới hạn bảo đảm an ninh tài chính quốc gia và ổn định kinh tế vĩ mô19.

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Autralia cho Việt Nam (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)