Việt Nam là một trong những nước chịu nhiều thiên tai và biến đổi khí hậu trên thế giới với khoảng 70% dân số có nguy cơ của các trận bão và lũ lụt. Cũng như khủng hoảng kinh tế, những hiểm họa này có thể đẩy người dân mới thoát nghèo trong những năm gần đây trở lại với cảnh nghèo đói.
- 57 -
Trong nhiều năm qua, sự hỗ trợ của Australia trong lĩnh vực chống biến đổi khí hậu đã giúp Việt Nam tăng cường khả năng thích ứng và đối phó với thiên tai, đồng thời giải quyết các hậu quả của thiên tai và biến đổi khí hậu gây ra, chủ yếu là ở đồng bằng sông Cửu Long nơi bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự dâng lên của mực nước biển và biến đổi khí hậu.
Một trong những dự án điển hình trong lĩnh vực này là Dự án kiểm soát lũ tại Bắc Vàm Nao (2001 – 2010) với tổng vốn đầu tư trong hai giai đoạn 35,7 triệu USD do Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế Australia (AusAID) tài trợ không hoàn lại nhằm hỗ trợ tỉnh An Giang thành lập và triển khai có hiệu quả hệ thống kiểm soát lũ Bắc Vàm Nao. Dự án này đã thúc đẩy tính bền vững xã hội và môi trường và mang lại lợi ích kinh tế cho cộng đồng trong vùng dự án bằng cách hỗ trợ các hoạt động xóa đói giảm nghèo do nó thúc đẩy sự phối hợp tốt hơn trong việc quản lý sử dụng đất và nước, đồng thời tăng cường năng lực của các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương trong việc lập kế hoạch, vận hành và duy trì hệ thống kiểm soát lũ Bắc Vàm Nao, và giúp đáp ứng nhu cầu nước dựa trên nhu cầu của cộng đồng. Thông qua dự án, 300.000 cư dân đã thoát khỏi các mối đe dọa lũ lụt hàng năm, tỷ lệ đói nghèo ở một số huyện trên đảo đã giảm 50%. Bằng cách kiểm soát lũ lụt, người dân có thể trồng các loại cây ba lần một năm và tạo ra thu nhập cao hơn.
Ngoài ra, Australia còn hợp tác với Cơ quan viện trợ Đức (GIZ) thực hiện dự án bảo tồn và phát triển các vùng sinh quyển trọng tâm của tỉnh Kiên Giang, đồng thời với việc hỗ trợ khẩn cấp cho các khu vực bị ngập nước, Australia đã hỗ trợ đáng kể đồng bằng sông Cửu Long trong việc xây dựng năng lực cho chính quyền và nhân dân trong việc ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai và biến đổi khí hậu.
- 58 -
Trong chương trình thí điểm về thích ứng với biến đổi khí hậu tại Kiên Giang, hơn 5 ha rừng ngập mặn đã được trồng và 650 mét hàng rào được cài đặt để cải thiện sự sống còn và tăng trưởng của rừng ngập mặn ở vùng ven biển dễ bị tổn thương. Chương trình này cũng đã mang lại sinh kế mới cho các cộng đồng bảo vệ môi trường, chẳng hạn như sản xuất rau, gạo tích hợp và nuôi cá ổn định, góp phần làm tăng thu nhập từ 50 – 150% cho 98 hộ gia đình sinh sống tại khu vực này.
Năm 2011, AusAID cùng với một số nhà tài trợ bao gồm Canada, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc và Ngân hàng Thế giới tham gia vào các buổi tọa đàm về Chương trình Hỗ trợ Phòng chống Biến đổi Khí hậu (Support Program to Respond to Climate Change), vào quý một năm 2012 cung cấp 200 triệu USD dành cho việc đầu tư và lên kế hoạch phòng chống biến đổi khí hậu cho Việt Nam. Ngoài việc nhận viện trợ phát triển song phương, Việt Nam còn nhận sự trợ giúp to lớn từ các chương trình mang tính chất khu vực dựa trên nền tảng phát triển khu vực của Australia.
- Chương trình Khu vực Đông Nam Á (SEARP) hỗ trợ cho các hoạt động trong các lĩnh vực nông nghiệp, môi trường, y tế, dân số, HIV-AIDS và cải cách hành chính. Tổng số vốn viện trợ cho chương trình này trong hai năm 1998, 1999 là 2 triệu AUD.
- Chương trình Hợp tác Kinh tế Australia-ASEAN (AAECP) được giới thiệu vào Việt Nam từ năm 1995 khi Việt Nam gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Chương trình này nhằm mục đích thúc đẩy sự liên kết giữa các thành phần kinh tế; khuyến khích phát triển các thành phần từ khu vực tư nhân, công tác nghiên cứu của các Học viện đến Chính phủ ở tất cả các nước thành viên ASEAN; thúc đẩy các hoạt động có trọng tâm mang tính khu vực; thúc đẩy sự kết hợp giữa phát triển nguồn nhân lực với
- 59 -
khoa học và công nghệ ứng dụng; thúc đẩy sự hợp tác khu vực về vấn đề môi trường. Tổng số vốn tài trợ cho chương trình này trong hai năm 1998, 1999 là khoảng 1,4 triệu AUD.
- Chương trình này đã được thay thế bởi một chương trình mới -
Chương trình Hợp tác Phát triển ASEAN-Australia (AADCP) tập trung mạnh mẽ vào việc quản lý kinh tế nhằm thúc đẩy sự hòa nhập giữa các khu vực, sự cạnh tranh và sự hợp tác trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và môi trường.
- Viện trợ nhân đạo: Việt Nam ở vào vị trí địa lý dễ bị bão lũ tấn công vì vậy Australia cấp vốn cho các chương trình viện trợ khẩn cấp cho các vùng bị thảm họa tự nhiên tàn phá, ngoài ra Australia còn ủng hộ cho các chương trình phòng chống thiên tai ở Việt Nam.
Năm 2011, các thảm họa tự nhiên tiếp tục đe dọa đời sống và cơ sở hạ tầng ở nhiều tỉnh thành trên toàn Việt Nam, lũ lụt làm ngập hơn 450.000 ngôi nhà, hơn 350.000 ha lúa, làm 295 người bị chết và tổng thiệt hại lên tới 620 triệu USD. Tháng 11 năm 2011, AusAID đã viện trợ 500.000 AUD thông qua Hội Chữ thập Đỏ Quốc tế để nhằm giúp nhân dân vùng lũ giảm bớt khó khăn do thiên tai gây nên12.
- Trung tâm thông tin môi trường bờ biển do Australia tài trợ: Trung tâm quốc gia cung cấp thông tin về tài nguyên môi trường (NERIC), một trong những nỗ lực của Australia nhằm bảo vệ những nguồn tài nguyên bờ biển có giá trị tại Việt Nam và trong toàn bộ các nước ASEAN, đã được khai trương vào ngày 19 tháng 3 năm 2002 tại Viện Hải dương học Hà Nội.
- 60 -
Trung tâm này có nhiệm vụ thu thập và xử lý các dữ liệu về bờ biển và lòng biển để từ đó cung cấp các thông tin cập nhật nhất cho các nhà hoạch định chính sách nhằm giúp họ đưa ra các quyết định chính xác về việc quản lý lâu dài các tài nguyên biển.
Nguồn tài nguyên bờ biển phong phú và độc đáo của Việt Nam hiện nay đang bị tàn phá nghiêm trọng bởi nhu cầu của sự tăng trưởng của các thành phố, thị xã đông dân vùng duyên hải cũng như tốc độ phát triển của các ngành nông nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp và du lịch.
Trung tâm mới thành lập này là một bộ phận quan trọng trong Dự án quản lý tài nguyên và môi trường vùng duyên hải (CZERMP) được bắt đầu thực hiện từ tháng 6 năm 1997 dưới sự điều hành của Chương trình hợp tác kinh tế Australia-ASEAN.
AusAID đã cung cấp 1,5 triệu AUD đồng thời phối hợp với công ty
Công nghệ và khoa học đại dương của Australia (AMSAT) cùng thực hiện dự án này. Mục tiêu lớn nhất của việc thực hiện dự án này tại Việt Nam là bồi dưỡng, tăng cường kiến thức và khả năng cho các nhà khoa học cũng như các tổ chức Chính phủ của Việt Nam nhằm giúp chúng ta quản lý tốt hơn các nguồn tài nguyên bờ biển. Dự án này đã truyền thụ cho các nhà khoa học Việt Nam các phương pháp thu thập dữ liệu và giám sát san hô, đá ngầm, rong biển cũng như giám sát hệ sinh thái biển. Các phương pháp nói trên đã được tiêu chuẩn hóa một cách cập nhật và đã được các chuyên gia của Australia thử nghiệm một cách có hiệu quả. Ở dự án này, các nhà khoa học và những người quản lý môi trường của Việt Nam cũng được phía Australia giảng dạy về các nguyên tắc quản lý vùng duyên hải. Trung tâm NERIC, nơi được Australia trang bị những máy móc đo lường, dự đoán công nghệ cao và phần mềm các hệ thống thông tin về địa lý, sẽ là nơi thu thập và
- 61 -
lưu giữ các thông tin tài nguyên biển quan trọng. Cựu đại sứ của Australia tại Việt Nam, ông Michael Mann nói: “Sự hợp tác về môi trường là một trong những vấn đề được ưu tiên hàng đầu của Australia cho Việt Nam cũng như khu vực Đông Nam Á”. Hai trường hợp điển hình có thể nêu ra đây để dẫn chứng cho tính hiệu quả của dự án này. Trường hợp thứ nhất là công trình khảo sát tiềm năng phát triển công nghiệp và du lịch của Vịnh Văn Phong, tỉnh Khánh Hòa, đã hoàn thành năm 1998. Kết quả của công trình này được cung cấp cho chính quyền địa phương để phục vụ cho việc lập kế hoạch. Trường hợp thứ hai là việc nghiên cứu sử dụng hiệu quả đất đai cho sản xuất nông nghiệp và ngư nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng.