Thiết bị lặn biển

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự hài lòng của du khách khi sử dụng dịch vụ lặn biển tại thành phố Nha Trang (Trang 47)

Các đơn vị kinh doanh dịch vụ lặn biển tại Nha Trang rất chú trọng đến trang thiết bị lặn biển. Các trang thiết bị bộ đồ lặn đúng tiêu chuẩn hiện có tại thị trường Việt Nam do các hãng tên tuổi của Mỹ như Oceanic, Scubapro, Deepsee, Aqualung, SeaQuest, Technisub… sản xuất.

Đồ lặn biển: Bồ độ lặn có giá trị hầu hết các hoạt động lặn, dùng để giữ ấm và bảo vệ bạn khỏi bị trầy, sướt và vết cắn. Mỗi bộ đồ lặn đều có 3 đặc tính căn bản bảo vệ khác nhau.

Hình 2.1: Đồ lặn biển thường dùng khi tham gia dịch vụ lặn biển

- Bồ độ lặn sát người (body suit) - Bồ độ lặn ướt (wet suit)

Sự lựa chọn đồ lặn phụ thuộc vào môi trường mà bạn chuẩn bị lặn. Điểm quan trọng cần quan tâm là phải hỏi sự giúp đỡ của giáo viên hay người đào tạo, họ sẽ giúp bạn chọn bộ đồ tốt nhất hợp với bạn và môi trường bạn sẽ lặn.

Chân nhái lặn biển

Giúp bạn di chuyển dưới nước xa mà ít mệt và có hiệu quả hơn là chỉ có đôi tay.

Hình 2.2: Chân nhái lặn biển thường dùng khi tham gia lặn biển

Có hai kiểu cơ bản là:

- Chân vịt lặn biển có khoá điều chỉnh

- Chân vịt lặn biển mang vào như bạn mang giày

Hầu hết các chân vịt đời mới được làm bằng tổng hợp nhiều chất liệu. Chân vịt mang như giày phần mang thường làm bằng cao su Neoprene hay chất tương tự và bản làm bằng nhựa cứng. Các loại chân vịt làm bằng Neoprene không có phối hợp chất liệu. Chân vịt cơ bản làm bằng nhựa cúng thì tốt nhất.

Kinh mắt lặn biển: Mắt kính lặn giúp bạn có thể nhìn thấy được thế giới dưới nước. Bạn có thể nhìn thấy được là nhờ có một khoảng trống không khí giữa mắt bạn và nước. Khi lặn, bạn chỉ có thể dùng kính lặn, bạn không thể sử dụng kính bơi để lặn vì kính lặn phủ luôn cả mũi và mắt nên bạn có thể cân bằng áp lực bằng cách thở ra bằng mũi.

Hình 2.3: Kính mắt lặn biển thường dùng khi tham gia lặn biển

Áo phao lặn biển: Áo phao điều chỉnh cân bằng trong lặn có thể bơm khí hay xả khí để giữ độ nổi ở dưới nước mà bạn muốn. Những áo phao đời mới được bơm khí từ bình hơi. Còn để xả khí có hai lối bằng một chiều tự động xả nếu quá áp lực khí trong áo hay ống xả bạn phải xả bằng ta.

Hình 2.4: Áo phao lặn biển thường dùng khi tham gia lặn biển

Áo phao có 3 kiểu dáng chính: - Áo phao trước ngực

- Áo phao mặc vào như áo Jacket

Bình khí – máy xạc khí

Bình hơi lặn là bình làm bằng kim loại được nén khí trời tự nhiên vào bên trong, không phải là khí oxy. Dùng để cung cấp khí cho bạn có thể thở ở dưới nước một thời gian an toàn. Có van để đóng mở và quai xách.

Hình 2.5: Bình khí thường dùng khi tham gia lặn biển

Bình lặn có rất nhiều kiểu có sức chứa khác, nó phụ thuộc vào kích cỡ và khả năng chịu áp lực của bình. Thể tích của bình được tính bằng lít hay ký. Bằng cách nén khí nên một bình nhỏ có thể giữ được một lượng khí rất lớn. Có 3 kích cỡ thông thường: 8, 10, 11.5 lít. Trong vài trường hợp lặn cần 2 bình phối hợp để được thêm khí lặn lâu hơn. Áp lực bình lặn khí có thể chịu được cao hơn khoảng Mpa (320 bar). Áp lực tiêu biểu là 20.7, 27.6 (207 – 276 bar).

Bình hơi khí được làm bằng Aluminium hay bằng thép. Cả hai loại đều phải qua thời kỳ kiểm tra sức chịu đựng áp lực. Công ty sản xuất sau khi kiểm tra sức chịu đựng xong họ sẽ đóng dấu lên cổ của bình, dấu tem ghi rõ chất liệu của bình, áp lực tối đa bình có thể chịu được để sử dụng, áp lực tối đa khi thử số seri của bình, ngày sản xuất, thể tích, cân nặng.

Ống thở trong lặn biển

Để bạn có thể nằm sấp thở trên mặt nước mà không phải ngẩng đầu lên. Lặn bình, bạn dùng ống thở khi bạn cần lặn ở một điểm mà tàu hay thuyền lặn không vào được, phải bơi một đoạn xa để đến địa điểm lặn. Sử dụng ống thở để tiết kiệm dưỡng khí trong bình. Bạn có thể thở bằng ống thở trên mặt nước mà vẫn nhìn được cảng dưới nước.

Hầu hết hiện nay ống thở được sản xuất bằng nhựa tổng hợp và Silicone hay Neoprene. Phần trên ống thường làm bằng nhựa semirigid, phần dưới chỗ miệng ngậm thường làm bằng Silicone hay cao su Neoprene.

Mồm thở - đồng hồ báo áp lực

Mồn thở giúp Thợ lặn khi phát hiện họ gần hết khí hay hết hoàn toàn có thể dùng luân phiên một mồm thở hay sử dụng mồm thở phụ của bạn để lên được mặt nước an toàn.

Hình 2.6: Thiết bị thở thường dùng khi tham gia lặn biển

Có hai Alternate Air Sources:

- Alternate Inflater Regulators (Mồm thở chính)

- Alternate air sources second Stayes còn goi là Octopus (Mồm thở phụ) Cái Alternate Air Sources là những ống dẫn khí ở cấp hai mà bạn sẽ dùng để thở bình thường khi đi lên. Ngoài ra còn có một loại alternate air source đó là một bình khí nhỏ gắn dính với bình lớn chính, nó có mồn thở riêng khi bị hết khí bạn có thể sử dụng nó để lên mặt nước an toàn, không cần người giúp.

Bộ phận chuyển khí được làm để giảm áp lực khí trong bình lặn và phân phối khí cho bạn khi hít vào.

Kiểu mới của bộ phận chuyển khí khô rất đơn giản và đáng tin cậy. Có hai đường dẫn khí chính, thứ nhất dẫn đến đồng hồ áp lực, đường thứ hai dẫn đến mồm thở. Để được hít thở dễ dàng là điểm quan trọng nhất của bộ phận chuyển khí.

Đồng hồ đo áp lực khí báo cho bạn biết bao nhiêu khí bạn có lúc bắt đầu lặn và lặn bao lâu để trở lên một cách an toàn mà không bị hết khí nửa chừng. Đồng hồ báo

áp lực khí rất quan trọng trong việc lặn bình hơi. Bạn nên tập thói quen kiểm tra đồng hồ thường xuyên trong khi lặn.

Hệ thống dây chì trong lặn biển

Nếu như bạn giống như những người khác có thể nổi tự nhiên trên mặt nước và nếu bạn mặc đồ lặn ướt hay khô bạn sẽ còn nỗi thêm nữa. Để bạn có thể chìm được thì bạn phải dùng dây chì. Khi bạn dùng một cách thành thạo dây chì thì nó lại chìm dễ dàng có chiều hướng giúp bạn nổi một cách thoải mái.

Kiểu dáng, điểm nổi bật, chất liệu:

Thành phần căn bản của dây chì, chì có tỷ trọng lớn nên một số lượng nhỏ có thể thay đổi độ nổi của bạn được. Dùng đúng số lượng chì thì nó rất tốt cho việc an toàn dưới nước và sự thoải mái. Dây đeo chì ở bụng là dạng thông dụng nhất. Ngoài ra còn có nhiều dạng khác như bỏ túi gắn vào BCD. Không cần quan tâm đến kiểu dáng, điều quan trọng nổi bật nhất của dây chì là có thể bỏ càng nhanh càng tốt và có thể tháo bỏ bằng một tay.

Nên nhớ rằng tất cả các dây chì hay chì phải được mang mà không vướng lên hay chồng lên bất cứ trang thiết bị nào và cho phép tháo bằng một tay một cách dễ dàng.

Dao trong lặn biển

Dao lặn có rất nhiều loại và kiểu dáng, kích cỡ. Dao lặn khác dao thường về chất liệu để làm nó và kiểu dáng. Dùng dao lặn để cắt, đào, xoi, móc ở dưới nước nhưng phải nhẹ nhàng không làm hại đến môi trường sống dưới nước, dao lặn không được xem như là một vũ khí.

Kiểu dáng, điểm nổi bật, chất liệu:

Dao lặn có rất nhiều loại và kiểu dáng, kích cỡ. Dao lặn khác dao thường về chất liệu để làm nó và kiểu dáng. Một dao lặn ít nhất phải như sau:

- Làm bằng thép không rỉ

- Có cả hai lưỡi bên và một đoạn ngắn răng cưa - Bao giờ cũng phải có vỏ bọc

Đồ lặn biển phụ

Đồ lặn phụ: Gồm có 3 loại: Mũ, bao tay, tất. Các loại này cũng làm bằng Neoprene.

Hình 2.8: Đồ lặn biển phụ dùng khi tham gia lặn biển

Mũ gồm 3 loại:

· Chỉ dùng đầu · Đầu và cổ · Liền với áo lặn

Bàn tay, bàn chân , đầu có thể chiếm 75% sự mất nhiệt của toàn bộ cơ thể nếu bạn để trống. Không nên đội mũ quá chật vì nó sẽ làm thay đổi nhịp đập của tim.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự hài lòng của du khách khi sử dụng dịch vụ lặn biển tại thành phố Nha Trang (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)