Bảng 3.19: Kiểm đinh phương sai theo độ tuổi Kiểm định tính đồng nhất của phương sai
HL
Levene Statistic df1 df2 Sig.
0.812 3 231 0.489 Kiểm định ANOVA – độ tuổi HL Tổng các độ lệch bình phương Df Độ lệch bình
phương bình quân F Sig.
Giữa các nhóm 2.437 3 0.812 0.810 0.489
Kiểm định ANOVA – độ tuổi
HL
Tổng các độ lệch
bình phương Df
Độ lệch bình
phương bình quân F Sig.
Giữa các nhóm 2.437 3 0.812 0.810 0.489
Trong nhóm 231.563 231 1.002
Tổng 234.000 234
Nguồn: kết quả nghiên cứu của tác giả
Xét về tiêu chuẩn levene có mức ý nghĩa Sig. = 0.489> 0.05 nghĩa là không có sự khác biệt về phương sai của biến Sự hài lòng với nhóm độ tuổi trên. Vậy phân tích ANOVA trong trường hợp này là phù hợp.
Kết quả phân tích ANOVA ở bảng trên cho thấy giá trị F ứng với mức ý nghĩa 0.489 > 0.05. Điều này cho phép khẳng định không có sự khác nhau về Sự hài lòng giữa giữa các nhóm tuổi này.
Tóm tắt chương 3
Dựa vào 235 mẫu phiếu điều tra, tác giả đã sử dụng phần mềm SPSS 18 để xử lý dữ liệu, cụ thể:
- Thống kê được đặc điểm mẫu theo gói dịch vụ, hình thức tham gia dịch vụ, thống kê theo độ tuổi, giới tính, thu nhập, quê quán, nghề nghiệp và kết quả thống kê mẫu phù hợp với thực tế.
- Tiếp đó tác giả đã kiểm định độ tin cậy của thang đo đánh giá sự hài lòng của dịch vụ lặn biển. Theo kết quả phân tích ở trên thì hệ số tin cậy Cronback Anpha của các hệ số tương đối lớn đều trên 0.6 và hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.3.
- Tác giả đã tiến hành khám phá nhân tố EFA nhân tố phụ thuộc “Sự hài lòng”. Theo kết quả phân tích ở bảng trên ta có hệ số KMO =0.687 > 0.5 nằm trong phạm vi được cho thích hợp, tổng phương sai trích của nhân tố là 68.294% có nghĩa là các biến đã giải thích được 68.294% độ phù hợp của mô hình. Do đó phân tích nhân tố phụ thuộc “Sự hài lòng” là phù hợp. Và nhân tố độc lập “Tin cậy”; “Năng lực phục vụ”; “Phương tiện hữu hình”; “sự hấp dẫn của sinh vật biển”; “Cảm nhận từ dịch vụ mạo hiểm”. Sau 02 lần chạy đã loại được 01 biến quan sát không phù hợp (HH4). 21 biến quan sát còn lại đáp ứng đủ điều kiện: không có trọng số nào dưới 0.5, không có một
biến nào đo cũng một lúc 2 nhân tố, đối với một biến (trên cùng một mục hỏi) xuất hiện 2 trọng số đo lường 2 nhân tố thì khoảng cách giữa 2 trọng số đó phải lớn hơn hoặc bằng 0.3. Kết quả phân tích cho ta thấy chỉ số KMO = 0.775 nằm trong phạm vi thích hợp. 05 nhân tố được rút ra với tổng phương sai trích của 05 nhân tố này là 67.660%. Do đó phân tích nhân tố độc lập “Tin cậy”; “Năng lực phục vụ”; “Phương tiện hữu hình”; “Sự hấp dẫn của sinh vật biển”; “Cảm nhận từ dịch vụ mạo hiểm” là phù hợp.
- Tác giả tiến hành chạy phân tích hồi quy và phân tích hệ số tương quan. Kết quả phân tích hồi quy cho kết quả tương tự như phân tích thống kê mô tả và phân tích tương quan. Nhìn chung, du khách đánh giá cao các nhân tố. Sự phù hợp giữa kết quả thống kê mô tả với phân tích hồi quy cho thấy kết quả này là một lời giải mạnh cho vấn đề nghiên cứu.
Kết quả cho thấy mối quan hệ giữa các nhân tố và mức độ hài lòng được thể hiện thông qua phương trình hồi quy chuẩn hóa sau:
HL = 0.163PV + 0.482SV + 0.293MH + 0.180HH + 0.313TC
- Cuối cùng, tác giả phân tích ANOVA theo giới tính, quốc tịch, thu nhập, độ tuổi. Xét về tiêu chuẩn levene tất cả có mức ý nghĩa Sig. > 0.05 nghĩa là không có sự khác biệt về phương sai của biến Sự hài lòng với nhóm độ tuổi trên. Vậy phân tích ANOVA trong trường hợp này là phù hợp. Và kết quả phân tích ANOVA cho thấy giá trị F ứng với mức ý nghĩa cũng > 0.05. Điều này cho phép khẳng định không có sự khác nhau về Sự hài lòng giữa giữa các nhóm giới tính, quốc tịch, thu nhập, độ tuổi.
Từ những kết quả trên, tác giả sẽ đưa ra kết luận và gợi ý một số hàm chính sách để nâng cao được chất lượng dịch vụ cũng như sự hài lòng của dịch vụ lặn biển tại chương tiếp theo.
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN VÀ GIẢI PHÁP