biển tại Nha Trang:
Phương trình hồi quy tổng quát được xây dựng như sau:
HL (Y) = β0 + β1*TC + β2*PV + β3*MH + β4*SV + β5*HH + Ui
Trong đó:
HL: Đây là biến phụ thuộc “Sự hài lòng”
Các biến độc lập: TC (Tin cậy); PV(Năng lực phục vụ); MH (Cảm nhận từ dịch vụ mạo hiểm); SV (sự hấp dẫn của sinh vật biển); HH (Phương tiện hữu hình)
Ui: Sai số ngẫu nhiên thứ i
Bảng 3.14: Tóm tắt hệ số mô hình hồi quy Tóm tắt mô hình
Mô hình R R2 R2 hiệu chỉnh Sai số chuẩn của ước lượng
1 0.689a 0.475 0.464 0.73228589
Mô hình Tổng các độ lệch bình phường Df Độ lệch bình phương bình quân F Sig. Phần hồi quy 111.200 5 22.240 41.474 .000a Phần dư 122.800 229 0.539 1 Tổng 234.000 234
Nguồn: kết quả nghiên cứu của tác giả
Từ bảng phân tích ANOVA ta có giá trị F = 41.474; Sig. = 0.000 <0.05 điều này chứng tỏ mô hình hồi quy là phù hợp và có thể sử dụng được. Bên cạnh đó R hiệu chỉnh của mô hình 0.464 cho biết biến độc lập giải thích được 46.4% độ biến thiên của biến phụ thuộc.
Bảng 3.15: Phân tích hệ số hồi quy Hệ số hồi quy
Hệ số hồi quy không chuẩn hóa Hệ số hồi quy chuẩn hóa Cộng tuyến Mô hình B Std. Error Beta t Sig. Tolerance VIF (Constant) 1.836E-16 0.048 .000 1.000 PV 0.163 0.048 0.163 3.396 .001 1.000 1.000 SV 0.482 0.048 0.482 10.069 .000 1.000 1.000 MH 0.293 0.048 0.293 6.127 .000 1.000 1.000 HH 0.180 0.048 0.180 3.759 .000 1.000 1.000 1 TC 0.313 0.048 0.313 6.541 .000 1.000 1.000 a. Biến phụ thuộc: HL
Nguồn: kết quả nghiên cứu của tác giả
Hệ số VIF của mô hình đều < 2 chứng tỏ mô hình không có sự xuất hiện của hiện tượng đa cộng tuyến. Tại bảng: Phân tích hệ số hồi quy cũng cho thấy có 5 nhân tố tác động vào mức độ hài lòng của khách hàng, đó là các nhân tố như “Tin cậy”; “Năng lực phục vụ”; “Phương tiện hữu hình”; “Sinh vật biển”; “Cảm nhận từ dịch vụ mạo hiểm”: Nếu so sánh tác động của các biến này lên mức độ hài lòng của khách hàng chúng ta thấy hệ số Beta chuẩn hóa của biến PV = 0.163; SV = 0.482; MH =
0.293; HH = 0.180; TC = 0.313. Qua Sig = .000 cho thấy các biến ảnh hưởng mạnh lên sự hài lòng của khách hàng đặc biệt là biến “sự hấp dẫn của sinh vật biển” tiếp đến là hai biến “Cảm nhận từ dịch vụ mạo hiểm” và “Tin cậy”, cuối cùng là hai biến “Năng lực phục vụ” và “Phương tiện hữu hình”
Hình 3.1: Phân phối phần dư chuẩn hóa
Nhìn vào biểu đồ phần dư ta thấy mô hình đáp ứng được yêu cầu về phần dư có phân phối xấp xỉ chuẩn (trung bình = -3.44E-19; độ lệch chuẩn = 0.989)
Hình 3.2: Mô hình tuyến tính
Hình 3.3: Đồ thị phân tán giữa phần dư chuẩn hóa và giá trị ước lượng
Qua biểu đồ P-Plot và đồ thị phân tán cho ta thấy các điểm quan sát không phân tán quá xa đường thẳng kỳ vọng và độ phân tán của phần dư có giá trị phân tán ngẫu
nhiên trong một phạm vị không đổi điều này cho thấy mô hình hồi quy tuyến tính là phù hợp với kết quả phân tích đáng tin cậy.
Kết quả cho thấy mối quan hệ giữa các nhân tố và mức độ hài lòng được thể hiện thông qua phương trình hồi quy chuẩn hóa sau:
HL = 0.163PV + 0.482SV + 0.293MH + 0.180HH + 0.313TC
Sự hài lòng = 0.163*Năng lực phục vụ + 0.482*Sự hấp dẫn của sinh vật biển + 0.293*Cảm nhận từ dịch vụ mạo hiểm + 0.180*Phương tiện hữu hình + 0.313*Sự
tin cậy
Kết quả phân tích hồi quy cho kết quả tương tự như phân tích thống kê mô tả và phân tích tương quan. Nhìn chung, du khách đánh giá cao các nhân tố. Chính vì vậy mà du khách hài lòng lắm với dịch vụ lặn biển tại Thành phố biển Nha Trang. Sự phù hợp giữa kết quả thống kê mô tả với phân tích hồi quy cho thấy kết quả này là một lời giải mạnh cho vấn đề nghiên cứu.