Các lợi thế so sánh chủ yế uở ASEAN-

Một phần của tài liệu Phát huy lợi thế so sánh trong quá trình phát triển kinh tế ở một số nước ASEAN và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 41)

2. Tiêu dùng điện năng (kilowatt giờ/đầu người),

2.1.2. Các lợi thế so sánh chủ yế uở ASEAN-

Chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu mà các nước ASEAN-5 đồng loạt tiến hành kể từ đầu thập kỷ 70 là nhằm phát triển mạnh các hàng hoá xuất khẩu có lợi thế về lao động, tài nguyên, đất đai, phục vụ mục đích thu hút vốn đầu tư nước ngoài, xuất khẩu thu ngoại tệ phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế. Nhờ thu hút được một lượng FDI khá lớn và đẩy mạnh xuất khẩu, GDP của các nước ASEAN-5 đã tăng trưởng bình quân 8%/năm trong thập kỷ 1970, 6%/năm trong thập kỷ 1980, một tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao hơn bất kỳ một khu vực nào khác trên thế giới. Vào thập kỷ 1980, các nước ASEAN-5 được đánh giá là những nền kinh tế tăng trưởng thần kỳ, mệnh danh là “những con hổ Châu Á”. Cho đến giữa thập kỷ 1990, ASEAN chiếm từ 2-5% lượng FDI trên toàn thế giới và là khu vực lớn thứ ba về thu hút FDI, chỉ sau EU và NAFTA. Nhờ vậy, nền kinh tế của các nước ASEAN đã tỏ ra rất thành công trong chiến lược mở cửa kinh tế, phát huy những lợi thế so sánh ban đầu trong quá trình phát triển kinh tế.

Dựa trên lý thuyết về lợi thế so sánh, có thể đánh giá chung về lợi thế so sánh ở các nước ASEAN như sau:

- Lợi thế về tài nguyên:

+) Tài nguyên khoáng sản: khu vực ASEAN được thiên nhiên ưu đãi cho nguồn tài nguyên phong phú. Dầu khí ở khu vực ASEAN chiếm khoảng 5% trữ lượng dầu khí của thế giới và 40% lượng dầu khí của khu vực Thái Bình Dương. Hai nước có nguồn lợi dầu khí lớn nhất là Brunei và Inđônêxia - nằm trong nhóm 5 nước sản xuất khí ga lớn nhất thế giới. Xuất khẩu dầu khí và ga hàng năm ở ASEAN đạt khoảng 48 tỷ USD (số liệu năm 2001). Ngoài dầu khí, đây cũng là khu vực giàu nguồn khoáng sản như sắt, thiếc, bô xít, mangan...Inđônêxia hiện đang là nước dẫn đầu khu vực Đông Nam Á và đứng thứ hai trên thế giới về sản xuất thiếc, với trữ lượng thiếc ước tính khoảng hơn một triệu tấn. Ngoài ra, đồng có nhiều ở Inđônêxia, Malaixia, Philippin; vàng và bạc có nhiều ở Inđônêxia, Philippin…

+) Tài nguyên rừng: những lợi thế về điều kiện thời tiết, đất đai đã khiến gần một nửa diện tích của các nước ASEAN được bao phủ bằng rừng nhiệt đới, tạo ra những lợi thế cơ bản cho các nước này trong xuất khẩu sản phẩm gỗ, đặc biệt là gỗ tấm (chiếm 19% lượng gỗ tấm xuất khẩu trên toàn thế giới), gỗ tròn (chiếm 10%), đồ nội thất (chiếm 12%) và gỗ thô (chiếm 10%) (số liệu năm 2000). Hàng năm xuất khẩu các sản phẩm liên quan tới gỗ của ASEAN chiếm khoảng 3% GDP của các nước này.

+) Tài nguyên nông nghiệp: các nước ASEAN là những nước xuất khẩu hàng đầu thế giới những sản phẩm nông nghiệp như gạo, cà phê, cao su, dầu cọ, bột sắn... Năm 2001, xuất khẩu bột sắn của ASEAN chiếm 98% xuất khẩu của toàn thế giới, xuất khẩu cao su chiếm 80%, dầu cọ chiếm 62%, gạo chiếm 60%, cà phê chiếm 14%. Nông nghiệp hiện đang chiếm 12% GDP, 40% việc làm, 13% doanh thu xuất khẩu của các nước ASEAN. Đây cũng là khu vực xuất khẩu thuỷ sản lớn, chiếm khoảng 8% lượng tiêu thụ thuỷ sản trên thế giới, trong đó có

Inđônêxia và Thái Lan đứng đầu trong hàng ngũ 10 nước có xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất thế giới.

Hộp 2.1. Đặc điểm tài nguyên nông nghiệp ở ASEAN

Không giống như lúa gạo, các loại cây trồng đồn điền như cao su và dầu cọ chủ yếu được trồng để mang lại nguồn thu nhập và ngoại tệ cho đất nước. Thái Lan, Inđônêxia và Malaixia là ba nước sản xuất và xuất khẩu cao su tự nhiên lớn nhất thế giới, chiếm lĩnh đến 80% thị trường xuất khẩu thế giới. Công nghiệp dầu cọ vẫn còn tiềm năng to lớn và ngày càng có nhiều nguồn lực được dành cho phát triển ngành công nghiệp này.

Trong khi đó, đa số các đồn điền cao su ở ASEAN đều có quy mô nhỏ. Sự phát triển của cao su tổng hợp từ Đại chiến thế giới lần II đã tạo ra sự cạnh tranh lớn cho cao su tự nhiên. Hiện nay, cao su tổng hợp chiếm khoảng 60% thị phần tổng tiêu thụ cao su trên thế giới. Cao su tổng hợp ra đời cũng làm cho sự tăng giá của cao su tự nhiên bị hạn chế,nhưng lại làm giảm tình trạng bất ổn định giá cả. Cho đến gần đây, Malaixia vẫn là nước sản xuất và xuất khẩu cao su lớn nhất. Tuy nhiên, nó đã mất đi lợi thế so sánh về sản xuất cao su tự nhiên so với Thái Lan và Inđônêxia. Các nước như Việt nam và Philippin cũng đang bắt kịp rất nhanh để vươn lên trở thành những nước sản xuất và xuất khẩu cao su tự nhiên quan trọng. Tuy nhiên, dể đối phó với tình trạng lợi thế so sánh đang thay đổi, Malaixia đã hướng các nguồn lực của mình vào sản xuất dầu cọ vì nó mang lại doanh thu lớn, và sản xuất xuất khẩu các mặt hàng chế tạo công nghiệp. Các loại cây khác ở ASEAN được trồng để xuất khẩu gồm cà phê và ca cao.

Malaixia là nước sản xuất và xuất khẩu dầu cọ hàng đầu, theo sát đó là Inđônêxia. Dầu cọ nhân và dầu dừa có những đặc điểm rất tương đồng, nhưng sản lượng tính trên ha của dầu cọ cao hơn rất nhiều so với dầu dừa. Ngoài ra, cả Inđônêxia và Malaixia đều còn những nguồn đất dồi dào để canh tác dầu cọ. Vì thế cần phải có những cố gắng hơn nữa trong phát triển ngành công nghiệp này phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. (Theo [11, tr. 125]

- Lợi thế về lao động: Bên cạnh những điều kiện sẵn có về tài nguyên thiên nhiên và đất đai, các nước ASEAN cũng là những nước đông dân trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Lao động của ASEAN phần đông đều biết chữ và đã qua cấp tiểu học và trung học cơ sở (xem bảng 2.1).

Bảng 2.1. Các chỉ số giáo dục liên quan đến sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của ASEAN

Nước Tỷ lệ nhập học trung học cơ sở (%) Tỷ lệ sinh viên đại học/100.000 người Tỷ lệ các nhà khoa học liên quan đến R&D /1000 người

Chỉ số HDI Chi tiêu cho giáo dục trong tổng chi tiêu của

chính phủ (%) 1980 1997 1980 1992 1988-95 1980 1998 1991-95 Singapo 58 75,6 963 3233 25,0 0,756 0,881 21 Malaixia 48 64,0 419 697 28,3 0,663 0,772 20,4 Thái Lan 29 47,6 1284 2029 1,1 0,643 0,673 21,3 Inđônêxia 29 56,1 367 1045 1,0 0,526 0,670 9,8 Philippin - 77,8 - - 0,3 0,682 0,744 15,7 Việt Nam 42 55,1 214 149 0,3 - 0,671 - Nguồn: [59]

So với Nhật Bản và các NIEs Châu Á, các nước ASEAN-5 có sự giàu có hơn về nguồn lợi tài nguyên và lao động (bảng 2.2). Vì vậy, các nước này đã tập trung phát triển các ngành công nghiệp có những lợi thế so sánh đó. Tuy nhiên, ở mỗi nước đã có sự khai thác lợi thế rất khác nhau. Inđônêxia và Malaixia có lợi thế nổi trội hơn cả trong các ngành công nghiệp tập trung nhiều nguồn lợi tài nguyên khai khoáng (chỉ số về lợi thế so sánh đối với nguồn lợi này là 2,30 ở Inđônêxia vào năm 1970, và đạt 3,22 vào năm 1986; ở Malaixia là 1,53 và 1,40 trong các năm tương ứng). Thái Lan có lợi thế so sánh nổi trội hơn về nguồn lợi nông nghiệp (chỉ số nguồn lợi nông nghiệp của Thái Lan là 3,55 và 3,85 trong các năm tương ứng, cao nhất trong khu vực ASEAN); trong khi đó Singapo không có những lợi thế về tài nguyên - đất đai như những nước ASEAN khác nên đã tập trung khai thác lợi thế so sánh trong các ngành tập trung nhiều công nghệ và lao động có kỹ năng và đã tỏ ra thành công hơn các nước ASEAN khác.

Bảng 2.2. Lợi thế so sánh hàng công nghiệp chế tạo của một số nước Châu Á Nước Tập trung nguồn lợi nông nghiệp Tập trung nguồn lợi tài

nguyên Tập trung lao động không kỹ năng Tập trung lao động kỹ năng Tập trung công nghệ 1970 1986 1970 1986 1970 1986 1970 1986 1970 1986 Nhật Bản 0,22 0,07 0,17 1,12 1,70 0,51 1,75 1,73 1,21 1,55 Hàn Quốc 0,79 0,38 0,39 0,21 5.62 3,40 0,21 1,07 0,29 0,79 Đài Loan 1,13 0,52 0,24 0,21 4,22 4,06 0,33 0,54 0,65 0.90 Hồng Kông 0,23 0,39 0,36 0,20 5,88 4,42 0,22 0,25 0,59 0,97 Singapo 2,13 0,84 1,33 1,34 0,79 0,76 0,30 0,26 0,39 1,32 Inđônêxia 2,60 1,09 2,30 3,22 0,00 0,79 0,01 0,00 0,01 0,03 Malaixia 2,93 2,50 1,53 1,40 0,29 0,46 0,11 0,10 0,05 0,63 Philippin 3,32 2,19 1,19 0,53 0,54 1,40 0,05 0,07 0,00 0,31 Thái Lan 3,55 3,85 0,86 0,43 0,18 1,98 0,02 0,11 0,00 0,33 Nguồn: [51]

Ghi chú: Lợi thế so sánh tính theo chỉ số RCA. RCA càng cao, lợi thế so sánh càng lớn.

Tuy nhiên, nếu so sánh giữa mức độ tận dụng lợi thế so sánh trong công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu trong tương quan với tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng trưởng GDP, có thể thấy Singapo và Malaixia là những nước đạt được những kết quả kinh tế hơn cả (xem bảng 2.3). Điều này có thể giải nghĩa chủ yếu từ sự phát triển nguồn lực lao động và thể chế chính sách của chính phủ. Tính theo chỉ số HDI, Singapo và Malaixia là những nước có trình độ phát triển nguồn nhân lực cao nhất trong khu vực ASEAN (bảng 2.1). Singapo đứng thứ 24/174 nước trên thế giới về trình độ phát triển nguồn nhân lực, Malaixia đứng thứ 61 trong khi Thái Lan đứng thứ 76, Philippin đứng thứ 77, Việt Nam đứng thứ 108 và Inđônêxia đứng thứ 109. Bảng 2.2 cũng cho thấy, trong suốt qúa trình công nghiệp hoá, các nước ASEAN như Inđônêxia và Philippin vẫn chủ yếu tập trung khai thác những lợi thế so sánh truyền thống về lao động không kỹ năng, tài nguyên, đất đai, không chú trọng nâng cao những lợi thế so sánh mới về lao động có kỹ năng do vậy không thể nâng cao được trình độ phát triển công nghệ. Lợi thế so sánh về lao động không kỹ năng năm 1986 ở Inđônêxia là 0,00,

Philippin là 0,07, tụt xa các nước như Singapo, Malaixia. Trong khi chi tiêu ngân sách của chính phủ cho giáo dục ở Singapo là 21% (1991-1995), ở Malaixia là

Hộp 2.2. Phân loại lợi thế so sánh ở ASEAN

1. Các sản phẩm thô, sơ chế: bao gồm hoa quả sạch, thịt, gạo, cô ca, chè, cà phê, gỗ, than, dầu thô, khí ga. than, dầu thô, khí ga.

Một phần của tài liệu Phát huy lợi thế so sánh trong quá trình phát triển kinh tế ở một số nước ASEAN và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)