Tác động đối với tăng trưởng kinh tế

Một phần của tài liệu Phát huy lợi thế so sánh trong quá trình phát triển kinh tế ở một số nước ASEAN và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 82)

- Các ngành phát huy sáng kiến, tri thức: là những ngành có sức cạnh tranh lớn dựa trên việc sử dụng tri thức và áp dụng công nghệ mới vào quá trình sản xuất Các nhà đầu tư thường

2.3.1. Tác động đối với tăng trưởng kinh tế

Việc tận dụng lợi thế so sánh ở các nước ASEAN đã có tác dụng thúc đẩy xuất khẩu, từ đó góp phần vào sự tăng trưởng chung của nền kinh tế. Bảng 2.8 cho thấy mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa tăng trưởng xuất nhập khẩu của các nước ASEAN với tăng trưởng GDP. Trong giai đoạn 1980-1990, Thái Lan, Singapo và Malaixia có tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu cao hơn các nước ASEAN khác, do vậy tăng trưởng GDP của các nước này cũng tăng nhanh hơn. Philippin đã không thể duy trì được tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao trong giai đoạn này, thậm chí còn rất thấp so với tiêu chuẩn của thế giới do vậy tốc độ tăng trưởng GDP của nước này cũng đạt rất thấp. Trong giai đoạn 1990-1996, hầu hết các nước ASEAN-5 đều đạt được tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tương đối cao, do vậy tốc độ tăng GDP của các nước này cũng có sự cải thiện. Mối quan hệ giữa tăng trưởng xuất khẩu và GDP qua số liệu ở bảng 2.8 là mối quan hệ hai chiều, trong đó tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu hàng hoá củng cố lẫn cho nhau. 2.3.2. Tác động đối với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Từ những nước nông nghiệp kém phát triển trong thập kỷ 60, ngày nay thế giới đã biết đến ASEAN với tư cách là khu vực xuất khẩu những sản phẩm nổi

tiếng, có ưu thế cao trên thị trường quốc tế. Cụ thể là: hai nước có nguồn lợi dầu khí lớn nhất là Brunei và Inđônêxia - nằm trong nhóm 5 nước sản xuất khí ga lớn nhất thế giới. Xuất khẩu dầu khí và ga hàng năm ở ASEAN đạt khoảng 48 tỷ USD (số liệu năm 2001). Các nước ASEAN cũng là nước xuất khẩu nhiều sản phẩm sử dụng nhiều tài nguyên ra thế giới, như gỗ tấm (chiếm 19% lượng gỗ tấm xuất khẩu trên toàn thế giới), gỗ tròn (chiếm 10%), đồ nội thất (chiếm 12%) và gỗ thô (chiếm 10%) (số liệu năm 2000). Năm 2001, xuất khẩu bột sắn của ASEAN chiếm 98% xuất khẩu của toàn thế giới, xuất khẩu cao su chiếm 80%, dầu cọ chiếm 62%, gạo chiếm 60%, cà phê chiếm 14%. Đây cũng là khu vực xuất khẩu thuỷ sản lớn, chiếm khoảng 8% lượng tiêu thụ thuỷ sản trên thế giới, trong đó có Inđônêxia và Thái Lan đứng đầu trong hàng ngũ 10 nước có xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất thế giới. Trong 10 nước xuất khẩu hàng đầu thế giới năm 2000, có 3 nước ASEAN là Singapo (chiếm 12% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá toàn thế giới; đứng thứ 2); Inđônêxia và Philippin ( mỗi nước chiếm khoảng 4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá trên thế giới; đứng thứ 7).

Bảng 2.8. Tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu và GDP của ASEAN -5 trong giai đoạn 1980-1996 (%)

Nước 1980-1990 1990-1996 Xuất khẩu Nhập khẩu GDP Xuất khẩu Nhập khẩu GDP Inđônêxia 7,1 0,7 6,1 8,0 3,4 7,5 Malaixia 10,8 7,0 5,3 5,2 5,3 8,6 Thái Lan 18,3 17,3 7,6 8,4 3,6 7,4 Philippin 3,8 7,2 1,0 5,7 6,8 3,3 Singapo 12,1 8,8 6,6 8,3 8,0 8,5 Nguồn:[61]

Cùng với chiến lược đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu, cũng có một sự chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu mạnh mẽ ở các nước ASEAN theo hướng tăng dần tỷ trọng của các ngành công nghiệp chế biến, giảm dần tỷ trọng của các ngành

xuất khẩu sản phẩm thô và chưa qua chế biến. Năm 1979, xuất khẩu hàng hoá chưa qua chế biến (nguyên liệu thô, sản phẩm nông nghiệp sơ chế) và dệt may chiếm tới 98% tổng kim ngạch xuất khẩu của Inđônêxia, 85% ở Malaixia, 70% ở Philippin, 64% ở Singapo và 75% ở Thái Lan. Cho đến những thập kỷ sau, cơ cấu xuất khẩu của hầu hết các nước trên đều thay đổi. Năm 1983, hàng chế tạo chỉ chiếm 6% trong tổng kim ngạch hàng hoá của Inđônêxia, sau đó đã tăng lên đạt 42% vào năm 1997. Tỷ lệ hàng chế tạo trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của các nước ASEAN khác trong giai đoạn 1983-1997 cũng tăng lên tương tự: Ở Malaixia tăng từ 25% lên 76%; Philippin tăng từ 52% lên 85%; Singapo tăng từ 49% lên 84%; Thái Lan tăng từ 31% lên 71%. Năm 1997, hàng xuất khẩu có hàm lượng công nghệ cao chiếm 20% trong tổng hàng hoá chế tạo xuất khẩu ở Inđônêxia; chiếm 67% ở Malaixia; chiếm 56% ở Philippin; 71% ở Singapo và 43% ở Thái Lan. Cùng với đó, cơ cấu nền kinh tế cũng có sự chuyển dịch mạnh mẽ từ dựa chủ yếu vào nông nghiệp sang nền kinh tế có cơ sở chế tạo vững mạnh.Tỷ trọng của ngành công nghiệp chế tạo và dịch vụ trong cơ cấu GDP trong giai đoạn 1980-1998 của Inđônêxia tăng từ 47% lên 67%; của Malaixia tăng từ 61% lên 74%, của Philippin tăng từ 62% lên 74%, của Singapo giữ ở mức tỷ lệ 90% và của Thái Lan tăng từ 70% lên 78%. Trong những năm cuối thập kỷ 90, do những biến động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á và sự dư thừa năng suất trong ngành công nghệ thông tin, tỷ lệ sản xuất hàng hoá liên quan đến công nghệ thông tin của các nước ASEAN -5 đã giảm xuống còn 5% sau khi đã tăng ở mức đột biến chiếm khoảng 55% trong tổng giá trị sản xuất hàng công nghiệp năm 1995 (con số của năm 1990 là 2%).

Một phần của tài liệu Phát huy lợi thế so sánh trong quá trình phát triển kinh tế ở một số nước ASEAN và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)