Bối cảnh mới của nền kinh tế thế giới.

Một phần của tài liệu Phát huy lợi thế so sánh trong quá trình phát triển kinh tế ở một số nước ASEAN và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 29)

2. Tiêu dùng điện năng (kilowatt giờ/đầu người),

1.2.2.1. Bối cảnh mới của nền kinh tế thế giới.

Có ba nhân tố cơ bản của nền kinh tế thế giới đang làm thay đổi xu hướng truyền thống của thương mại thế giới. Đó là:

Thứ nhất, những thay đổi trong ưu thế cạnh tranh dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đang tác động mạnh đến xu hướng truyền thống của thương mại quốc tế. Nhờ có những thành tựu to lớn về khoa học và công nghệ, nền kinh tế thế giới đang chuyển dần sang một cơ sở công nghệ mới về chất và mang tính toàn cầu. Những công nghệ dựa trên kỹ thuật cơ khí, sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên, gây ô nhiễm môi trường đang dần bị loại bỏ. Thay vào đó, một cơ sở công nghệ mới đang hình thành theo xu hướng tự động hoá ở mức cao, trình độ thông tin hiện đại, tiết kiệm nguyên liệu và không gây ô

nhiễm môi trường. Trong lĩnh vực thương mại, nguời thắng thế trong cuộc cạnh tranh này không thể chỉ dựa vào giá cả hay giảm chi phí, mà phần lớn là phải dựa vào chất lượng sản phẩm của họ thể hiện thông qua mức độ thoả mãn nhu câù của người tiêu dùng. Để đạt được điều này, các chính phủ và các công ty phải rất nỗ lực trong hoạt động nghiên cứu triển khai (R%D). Như vậy, ngày nay, cạnh tranh dựa trên ưu thế về tài nguyên thiên nhiên và lao động rẻ với tư cách là đầu vào, đang giảm dần ý nghĩa và dần thay thế bằng những ưu thế về trình độ trí tuệ. Trên thực tế, các nước phát triển hơn trên thế giới có được một nền tảng khoa học phát triển cao hơn và rộng hơn, do đó họ có ưu thế hơn về các sản phẩm có hàm lượng khoa học cao. Sự phân bố sản xuất không đều này đã làm nảy sinh nhu cầu trao đổi. Vì vậy, một chế độ thương mại tự do hơn ở các nước đang phát triển sẽ hấp dẫn các nước khác chuyển giao công nghệ mới cho họ.

Thứ hai, toàn cầu hoá, khu vực hoá đã trở thành xu thế của nền kinh tế thế giới, trong đó tự do hoá thương mại là một mũi nhọn. Một nền kinh tế toàn cầu không phải là hiện tượng mới mẻ, nó đã được người ta nói đến cách đây khoảng một thế kỷ, khi liên kết kinh tế quốc tế bắt đầu được phát triển. Tuy nhiên, toàn cầu hoá kinh tế ngày nay không chỉ bó hẹp trong lĩnh vực thương mại quốc tế, mà nó bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế - xã hội. Đó là kết quả của quá trình quốc tế hoá trong mọi lĩnh vực sản xuất, lưu thông, tư bản, tài chính - tiền tệ, kỹ thuật, hợp tác kinh tế... dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ. Nó đang trở thành một xu thế tất yếu của nền kinh tế thế giới, buộc mọi nước phải chấp nhận và cải cách nền kinh tế của mình sao cho có thể tranh thủ được những lợi ích tối đa mà quá trình này mang lại. Để làm được điều đó, các nước đang cố gắng chuyển sang chính sách tự do hoá, mở cửa thị trường và loại bỏ những cơ chế điều hành mang tính cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính sách tự do hoá đã tạo điều kiện cho việc khai thác công nghệ mới ở các thị trường có quy mô toàn cầu ở mọi nơi trên thế giới. Nhiều nước đã

mạnh dạn dựa nhiều hơn vào thị trường quốc tế nhằm tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá cũng làm tăng tính phụ thuộc nhiều hơn của nhóm nước đang phát triển vào nhóm nước phát triển hơn.

Thứ ba, sự ra đời và phát triển của kinh tế tri thức, trước hết ở các nước phát triển, các nước công nghiệp mới, đang ngày càng được khẳng định như là một xu thế tất yếu của nền kinh tế "hậu công nghiệp", góp phần quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế nói chung trên thế giới và tăng cường tính toàn cầu của thị trường cũng như tính linh hoạt rộng khắp của quá trình kinh doanh. Kinh tế tri thức phát triển dựa trên sự phân bố và sử dụng tri thức, trước hết là thông tin và các công nghệ cao. Trong nền kinh tế này, tri thức trở thành một bộ phận cấu thành chủ yếu của giá trị sản phẩm, tỷ lệ các giá trị các yếu tố vật chất truyền thống (nguyên nhiên liệu, vốn, sức lao động) ngày càng giảm; các ngành kinh tế dựa trên tri thức, đặc biệt là các ngành sử dụng công nghệ cao (công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, các loại hình dịch vụ cao cấp...) chiếm lĩnh vị trí then chốt trong sản xuất kinh tế. Kinh tế tri thức cũng có tác dụng đẩy nhanh quá trình tự do hoá thương mại và toàn cầu hoá.

Một phần của tài liệu Phát huy lợi thế so sánh trong quá trình phát triển kinh tế ở một số nước ASEAN và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)