Chính sách phát triển khoa học công nghệ

Một phần của tài liệu Phát huy lợi thế so sánh trong quá trình phát triển kinh tế ở một số nước ASEAN và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 69)

- Các sản phẩm chế tạo công nghệ cao khác (HT2): dược phẩm, máy bay, thiết bị do lường chính xác, máy quay phim.

2.2.4. Chính sách phát triển khoa học công nghệ

Chính sách phát triển công nghệ ở các nước ASEAN-5 có liên quan chặt chẽ đến việc đầu tư phát triển giáo dục, chi tiêu R&D và thu hút FDI. Ở các nước này, công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu bắt đầu từ những ngành tập trung nhiều lao động, có chi phí lao động thấp và chất lượng đào tạo chưa cao. Tuy nhiên, trong giai đoạn tiếp theo, do tiền lương trong nước tăng lên liên tục nhờ đạt được tăng trưởng kinh tế nhanh, các nước này đã chuyển lợi thế so sánh sang các ngành tập trung nhiều vốn và công nghệ hơn. Trừ Singapo, giáo dục tiểu học ở các nước tương đối đạt chất lượng tốt, nhưng giáo dục trung học và bậc cao và chi tiêu R&D luôn thấp và yếu. Chính phủ các nước đều đã đề ra những chính sách công nghệ riêng cho mình, chọn những ngành chủ lực để đầu tư phát triển công nghệ, tuy nhiên do những bất cập trong giáo dục và chi tiêu R&D, không phải nước nào cũng tìm ra con đường phát triển công nghệ riêng cho mình. Trong giai đoạn 1988-1995, tỷ lệ các nhà khoa học liên quan đến R&D ở Singapo đạt 25 người/1000 dân, trong khi Thái Lan là 1,1 người/1000 dân và Philippin là 0,3 người/1000 dân. Con đường tối ưu để các nước ASEAN phát triển công nghệ là nhờ các dự án FDI, trong đó 60% công nghệ của các nước này xuất phát từ Nhật Bản. Tại Singapo, các TNCs đóng vai trò rất tích cực trong chuyển giao công nghệ. Vào năm 1990 Singapo có tới 3000 TNCs, trong đó có 600 TNCs lớn nhất thế giới đến từ các nước như Mỹ, Nhật bản, Châu Âu và có

tỷ lệ FDI trên đầu người lớn hơn bất cứ một nước nào trên thế giới. Lượng FDI vào Singapo tăng từ 949,2 triệu USD trong giai đoạn 1967-73 lên 9026,7 triệu USD trong giai đoạn 1990-97. Đất nước này cũng có tỷ lệ tích luỹ vốn FDI lớn nhất ASEAN, đạt 32,105 tỷ USD trong giai đoạn 1983-1995, trong khi Thái Lan đạt 3,466 tỷ USD, Philippin đạt 7,688 tỷ USD. Chính sách FDI của Singapo có những đặc trưng chính sau:

+ Tất cả các ngành đều mở cửa cho công ty nước ngoài, ngoại trừ một số tất ít các ngành thuộc an ninh quốc gia.

+ 100% sở hữu nước ngoài được phép trong tất cả các lĩnh vực

+ Uỷ ban phát triển kinh tế đóng vai trò chủ đạo trong thúc đẩy lợi thế của đất nước, đảm bảo những tranh chấp tối thiểu cho phía các công ty nước ngoàI.

+ Những ưu đãi tài chính mang tính tự do và tích cực, đảm bảo cho các công ty có thể sinh lợi ở Singapo và cạnh tranh quốc tế.

+ Chính phủ tìm kiếm những lợi ích từ FDI trhông qua việc thiết lập các chương trình hợp tác công nghệ và đào tạo và một loạt những mục tiêu khác.

+ Các công ty nước ngoài được hưởng một môi trường đầu tư trong sạch, không có sự bóp méo thuế quan, không có tham những, không có những điều chỉnh thị trường lao động thiếu cân đối và không phải chịu bảo hộ nhập khẩu.

Bảng 2.7. Chỉ số nghiên cứu khoa học công nghệ và R&D

Nước Các nhà nghiên cứu khoa học/1 triệu dân R&D/GDP (%) 1970 1980 1990 1997 1970 1980 1990 1997 Singapo 326 417 1426 2323 0,21 0,27 0,94 1,13 Inđônêxia 85 102 189 191 0,35 0,35 0,15 0,07 Malaixia 137 165 208 93 0,33 0,34 0,41 0,24 Philippin 93 112 141 153 0,15 0,26 0,20 0,22 Thái Lan 66 79 94 103 0,39 0,39 0,18 0,13 Nguồn:[57, tr. 66]

Trong nghiên cứu khoa học công nghệ, Singapo đã thành lập một số viện nghiên cứu hỗ trợ cho ngành công nghiệp điện tử và thông tin vào năm 1991 bao gồm: Viện công nghệ chế tạo, Viện công nghệ thông tin, Viện khoa học hệ thống, Viện vi điện tử, Viện công nghệ từ tính. Sự phối kết hợp giữa chuyển giao công nghệ thông qua TNCs với các viện nghiên cứu chuyên ngành đã tạo nên thành công cho Singapo trong phát triển các ngành công nghiệp hướng về xuất khẩu có hàm lượng công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ điện tử và viễn thông.

Hộp 2.3. Quan điểm của các nhà đầu tư nước ngoài về các ngành công nghiệp có lợi thế khi đầu tư vào ASEAN

Sau đây là những trích dẫn về quan điểm của trên 100 nhà đầu tư và các chuyên gia công nghiệp của hơn 50 công ty xuyên quốc gia về các loại hình ngành công nghiệp ở ASEAN đang hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.

- Các ngành dựa vào nguồn tài nguyên: là những ngành đóng vai trò động lực của các nhà đầu tư do yếu tố khan hiếm ở trong nước chủ đầu tư. Các nhà đầu tư thường chọn ngành

Một phần của tài liệu Phát huy lợi thế so sánh trong quá trình phát triển kinh tế ở một số nước ASEAN và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)