Phát huy nội lực, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế

Một phần của tài liệu Phát huy lợi thế so sánh trong quá trình phát triển kinh tế ở một số nước ASEAN và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 84)

- Các ngành phát huy sáng kiến, tri thức: là những ngành có sức cạnh tranh lớn dựa trên việc sử dụng tri thức và áp dụng công nghệ mới vào quá trình sản xuất Các nhà đầu tư thường

2.3.3. Phát huy nội lực, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế

Về mặt lí thuyết, lợi thế so sánh là lý thuyết phù hợp để tận dụng những nguồn tài nguyên phong phú, nhân lực rẻ phục vụ mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu các hàng hoá thô, sơ chế, sản phẩm chế tạo tập trung nhiều lao động ở các nước ASEAN-5 trong giai đoạn đầu công nghiệp hoá. Đến trình độ phát triển kinh tế ở

giai đoạn công nghiệp hoá cao hơn như hiện nay, các nước này cần phải có sự chuyển hướng chiến lược nhằm tạo dựng những lợi thế cạnh tranh cho nền kinh tế. Lợi thế cạnh tranh đó chủ yếu dựa trên việc phát triển khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, và đào tạo lại lực lượng lao động có trình độ học vấn và chuyên môn cao hơn, môi trường kinh doanh lành mạnh và sự ổn định về chính trị.... Tuy nhiên, việc tạo dựng lợi thế cạnh tranh không phù hợp với năng lực nội sinh của các nước có trình độ phát triển kinh tế thấp là cực kỳ nguy hiểm, bởi với năng lực yếu kém cuả các quốc gia đó, những nhân tố cơ bản của lợi thế cạnh tranh có thể trở thành những bất lợi thế và đẩy các quốc gia đang phát triển vào tình trạng thụt lùi kinh tế nhanh hơn.

Theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), những nước ASEAN có khả năng cạnh tranh cao trên thế giới năm 2003 là Singapo xếp thứ 4, Malaixia xếp thứ 27, Thái Lan xếp thứ 31…Trong xếp hạng về khoa học công nghệ, Singapo đứng thứ 17 trên thế giới, Malaixia đứng thứ 26, Thái Lan đứng thứ 41, Philippin đứng thứ 52, Inđônêxia đứng thứ 65. Trong thực tế, do phát huy tốt được nội lực và có thái độ mở rộng cửa đối với nền kinh tế bên ngoài, nên các nước ASEAN đều có thể khai thác được những lợi thế của mình để phát triển kinh tế và nâng cao thứ bậc cạnh tranh của nền kinh tế trên thế giới. Tỷ lệ hàng hoá xuất khẩu trên GDP năm 1998 của ASEAN đạt tới 77,9% trong khi châu Mỹ latinh chỉ đạt 16,6%. Chiến lược công nghiệp hoá đã giúp các nước ASEAN xây dựng được những cơ sở công nghiệp của riêng họ. Quá trình du nhập công nghệ từ nước ngoài diễn ra trình tự từ những ngành công nghiệp có hàm lượng lao động cao và với trình độ công nghệ trung bình của thế giới sang những ngành có hàm lượng tư bản và công nghệ cao. Nước có khả năng tiếp nhận công nghệ cao trong ASEAN là Singapo và Malaixia. Theo đánh giá của Ngân Hàng thế giới (2000), số lượng kỹ sư và các nhà khoa học trong lĩnh vực R&D trong giai đoạn 1985-1995 nếu so với Nhật Bản là 6309 người/1triệu dân, thì ở Singapo là 2728 người/ triệu dân, ở Malaixia là 87 người/ triệu dân...Tỷ lệ

hàng hoá công nghệ cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu năm 1997 ở Nhật Bản là 38%, Singapo 71%, Malaixia 67%.

Một phần của tài liệu Phát huy lợi thế so sánh trong quá trình phát triển kinh tế ở một số nước ASEAN và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)