Kinh nghiệm từ sự thay đổi lợi thế so sánh trong từng giai đoạn

Một phần của tài liệu Phát huy lợi thế so sánh trong quá trình phát triển kinh tế ở một số nước ASEAN và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 119)

- Sử dụng kém hiệu quả các nguồn lực đã được đưa vào sử dụng.

3.2.3.Kinh nghiệm từ sự thay đổi lợi thế so sánh trong từng giai đoạn

Trong quá trình công nghiệp hoá, lợi thế so sánh có những giai đoạn thích hợp riêng của nó. Nếu chúng ta không tận dụng đầy đủ những lợi thế so sánh vốn có truyền thống trong thời gian ngắn nhất, lợi thế so sánh đó sẽ mất đi và không có tác dụng tích cực đối với phát triển kinh tế. Trường hợp Malaixia cho thấy đất nước này đã tận dụng được những lợi thế so sánh truyền thống trong điều kiện thị trường quốc tế đang có những thuận lợi về giá cả, thị trường và công nghệ để xuất khẩu những hàng hoá có hàm lượng tài nguyên cao và công nghệ trung bình trong thập kỳ 1970 và những năm đầu thập kỷ 1980. Trường hợp Inđônêxia cho thấy, đất nước này thực hiện chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu chậm hơn Malaixia 12 năm (1982), và xuất khẩu những hàng hoá tập trung nhiều tài nguyên và lao động không kỹ năng trong giai đoạn 1982-1995. Tuy nhiên, khả năng đuổi bắt công nghệ trong các ngành có lợi thế truyền thống không theo kịp Malaixia và các nước, do vậy khả năng tận dụng lợi thế so sánh của

Inđônêxia thấp hơn và không đạt hiệu quả như mong muốn. Nói cách khác, trong khi tiếp tục tận dụng những lợi thế so sánh trong giai đoạn đầu công nghiệp hoá, Việt nam và các nước đi sau phải đồng thời tạo ra những bước đột phá mới ngay cả trong những ngành đang có lợi thế truyền thống và cả trong những ngành đang tạo dựng lợi thế so sánh mới bằng cách: cải tiến và nâng cao trình độ công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá cả hàng hoá và tạo ra sự khác biệt có tính cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam trên thị trường khu vực và thế giới.

Những phân tích về việc tận dụng những lợi thế so sánh ở hai nước điển hình là Inđônêxia và Malaixia cho thấy có sự khác nhau rất lớn về chiến lược sử dụng các nguồn lực sẵn có và giai đoạn thích ứng của các nguồn lực do con người tạo ra. Sự khác nhau này bao gồm cả vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, con người, do vậy chiến lược công nghiệp hoá hướng vào xuất khẩu và tận dụng những nguồn lực sẵn có giữa hai nước là khác nhau. Inđônêxia có nhiều điểm vượt trội hơn Malaixia: dân số đông hơn, thuần nhất hơn, đất đai rộng lớn hơn, vị trí địa lý thuận tiện hơn, tài nguyên giàu có hơn..., nhưng sự tận dụng lợi thế so sánh ở Malaixia trong quá trình công nghiệp hoá tỏ ra hiệu quả hơn và có những đóng góp quan trọng hơn đối với sự phát triển kinh tế. Điều đó là do:

Trước hết, đó là sự yếu kém về mặt quản lý của chính phủ. Trong khi thủ tướng Mahathir là người năng động, có trình độ chuyên môn về phát triển kinh tế, có trình độ ngoại ngữ khá tốt, thì tổng thống Suharto là một người lãnh đạo đất nước theo kiểu chuyên quyền, áp đặt, do vậy tạo ra sự kém năng động của bộ máy chính phủ.

Thứ hai, có những vấn đề thuộc về tàn dư của chế độ cũ tạo nên phong cách của người dân bản địa. Mailaixia thoát khỏi ách thuộc địa của thực dân Anh năm 1957, và Inđônêxia thoát khỏi ách thuộc địa của người Hà Lan năm 1949. Mặc dù hai nước đều có sự tương đồng về ngôn ngữ (ngôn ngữ ở Malaixia là Bahasa Malaysia hay còn gọi là ngôn ngữ Malaixia, ngôn ngữ ở Inđônêxia là

ngữ Malaixia được coi là ngôn ngữ thứ nhất. Hầu hết người dân Malaixia kể cả người Hoakiều, Mã Lai, Ấn Độ đều coi tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai và đây là ngôn ngữ chính thức giảng dậy trong các trường đại học, do vậy khả năng tiếp nhận kiến thức văn hoá và kinh doanh hiện đại của người Malaixia rất tốt. ở Inđônêxia thì ngược lại. Ngôn ngữ Inđônêxia được coi là quốc ngữ và tiếng Hà Lan sau thời thuộc địa đã bị mai một dần. Hệ thống trường học ở Inđônêxia giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Inđônêxia và tiếng Anh không được phát triển sâu rộng như ở Malaixia. Hồi giáo vẫn được coi là môn học chính thống trong các trường học ở Inđônêxia trong khi ở Malaixia vấn đề này được coi nhẹ hơn. Do vậy khả năng nắm bắt kiến thức của người Inđônêxia không nhanh bằng người Malaixia..

Thứ ba, với diện tích đất đai rộng lớn, Inđônêxia phải tập trung lâu dài hơn để giải quyết vấn đề phổ cập giáo dục cho toàn lãnh thổ đất nước để tạo điều kiện xoá đói giảm nghèo cho người dân, do vậy không thể nhanh chóng tiến tới nền giáo dục hiện đại và trình độ cao như ở Malaixia. Sự rộng lớn về lãnh thổ và sự đông đúc dân cư đôi khi là một lợi thế rất lớn, nhưng nó đòi hỏi chính phủ phải bỏ nhiều công sức và thời gian hơn những đất nước nhỏ bé và ít dân cư. Đây cũng là điều dễ hiểu tại sao cho đến hiện nay Inđônêxia vẫn chủ yếu tập trung phát triển các ngành tập trung nhiều lao động có trình độ học vấn và tay nghề thấp. Cơ hội việc làm và xoá đói giảm nghèo là vấn đề phức tạp ở Inđônêxia và chính phủ buộc phải phát triển các ngành nghề để giải quyết những vấn đề đó.

Trong điều kiện hiện nay, tình hình kinh tế thế giới không đem lại những thuận lợi cho Việt Nam giống như Thái Lan, Singapo, Philippin trong những thập kỷ 70 và 80 về trước. Nền kinh tế thế giới đang bước sang giai đoạn toàn cầu hoá mạnh mẽ, cạnh tranh trở nên gay gắt hơn và chiều hướng thu hút FDI và công nghệ cũng bị phân tán nhiều hơn sang các nước đang phát triển khác, đặc biệt là sangTrung Quốc, Ấn Độ và các nước ASEAN lân cận. Hơn nữa, trong

những ngành đang được đánh giá là có lợi thế so sánh động nhất hiện nay trên thế giới là điện tử, viễn thông, Việt Nam cũng có những khó khăn bởi hầu hết các nước như Nhật Bản, NIEs, ASEAN, Trung Quốc, Ấn Độ đều đang có những bước tiến đáng kể trong lĩnh vực công nghệ này. Vậy hiện nay, Việt Nam đang nằm ở vị trí nào trong chuỗi giá trị sản xuất hàng điện tử, viễn thông ở Châu Á và Việt Nam cần một khoảng thời gian là bao lâu để có thể đuổi kịp các nước trong khu vực? Câu trả lời nằm ở chính sách phát huy nội lực từ phía chính phủ. Kinh nghiệm của các nước trên cho thấy, để phát huy và nâng cao lợi thế so sánh của đất nước, cần +) đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực theo hướng hiệu quả và thực tế nhất; +) phá vỡ độc quyền kinh doanh nhằm tạo nên động lực phát triển; +) tăng cường khai thác lợi thế so sánh và đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến; +)đẩy mạnh cải cách hành chính và hiện đại hoá cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội để giảm giá thành sản phẩm hơn nữa.

KẾT LUẬN

Từ việc nghiên cứu, đánh giá và phân tích những cơ sở lí luận của lợi thế so sánh, thực tiễn áp dụng lợi thế so sánh trong quá trình công nghiệp hoá ở các nước ASEAN và Việt Nam, và những tác động tích cực cũng như những hạn chế của nó đối với các nước, có thể đi tới những kết luận quan trọng sau đây:

Thứ nhất, cho đến tận ngày nay, những lý thuyết truyền thống về lợi thế so sánh vẫn giữ nguyên những giá trị vốn có của nó, được hầu hết các nước trên thế giới áp dụng, kể cả các nước công nghiệp phát triển và các nước đang phát triển. Trải qua nhiều thập kỷ với những biến động khách quan của thế giới, xu hướng chung của thương mại thế giới ngày nay là hướng về tự do hoá, toàn cầu hoá trên diện rộng. Điều này cũng phù hợp với những nguyên tắc cơ bản để sinh lời tối ưu nhất của hệ thống lí thuyết thương mại truyền thống.

Tuy nhiên, mỗi giai đoạn phát triển của nền kinh tế thế giới đều có những đặc trưng riêng có của nó, đòi hỏi các chính sách thương mại của từng nước phải có sự thích ứng linh hoạt. Trong thời đại toàn cầu hoá hiện nay, các lí thuyết thương mại truyền thống đang gặp phải nhiều bất cập, đòi hỏi phải có một sự nhận thức mới về lợi thế so sánh. Hiện nay, việc phát huy lợi thế so sánh của các nước đang phát triển nói chung muốn đem lại hiệu quả cao nhất thì phải có sự kết hợp giữa lợi thế so sánh tĩnh và lợi thế so sánh động. Thực tiễn ở nhiều nước đang phát triển châu Á cho thấy đang có sự dịch chuyển nhanh chóng lợi thế so sánh theo hướng nâng cao chất lượng của việc khai thác và chế biến tài nguyên và nguồn vốn con người hơn nữa.

Thứ hai, nhờ nhận thức được những lợi thế so sánh của mình, kể từ thập kỷ 70 chính phủ các nước ASEAN-5 đã cố gắng thực hiện các chính sách phát huy lợi thế một cách hiệu quả nhất, đem lại những tác động tích cực nhất từ việc phát huy lợi thế so sánh đối với nền kinh tế. Trong việc phát huy lợi thế so sánh ở các nước ASEAN-5, có nhiều điểm tương đồng cả về xuất phát điểm kinh tế, tiềm lực vốn có của đất nước, chính sách khuyến khích và lựa chọn các sản phẩm xuất

khẩu, chính sách đào tạo nhân lực, chính sách khoa học công nghệ… Sự tương đồng này cho thấy mô hình chung nhất mà các nước ASEAN-5 đã đi theo để thực hiện chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu, tạo nên sự “thần kỳ” kinh tế trong những thập kỷ qua.

Tuy nhiên, sau khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, những khiếm khuyết của nền kinh tế ASEAN bắt đầu bộc lộ, trong đó, xét về khía cạnh thương mại nhiều nước ASEAN đã có sự chệch hướng phát triển kinh tế và thúc đẩy xuất khẩu theo đúng mô hình lựa chọn ban đầu và theo không theo đúng những nguyên tắc chung của lí thuyết lợi thế so sánh, điển hình là Inđônêxia và Philippin. Các nứơc này đã không khai thác đầy đủ những lợi thế về mặt tài nguyên, đất đai, không nâng cao chất lượng nguồn lực lao động để đáp ứng những nhu cầu mới của nền kinh tế, do vậy những tác động của việc phát huy lợi thế so sánh đối với phát triển kinh tế của các nước này có nhiều hạn chế hơn Singapo và Malaixia. Có nhiều lí do để giải thích vấn đề này, trong đó có những lí do thuộc về lịch sử, địa lí, điều kiện thể chế và chính sách chính phủ…Chính vì những vấn đề đó, hiện nay đang diễn ra một sự phân tầng trong phát triển kinh tế của các nước ASEAN-5 – vốn đầu thập kỷ 70 có cùng một trình độ phát triển- trong đó Singapo và Malaixia là những quốc gia đạt được những tiến bộ nhiều hơn cả trong việc nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng xuất khẩu và chất lượng phát triển kinh tế.

Thứ ba, ở Việt Nam, chiến lược phát huy lợi thế so sánh cũng được thực hiện tương tự như các nước ASEAN thế hệ đầu, nhưng khoảng cách thời gian của chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu của Việt Nam so với các nước trên là 20 năm. Do vậy, Việt Nam đang có nhiều lợi thế so sánh tĩnh hơn cả so với các nước trên và đây là điều kiện thuận lợi để Việt Nam thực hiện chiến lược mở cửa kinh tế. Kể từ năm 1986, đặc biệt là từ năm 1990, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về xuất khẩu, đưa đất nước vào giai đoạn tăng trưởng nhanh chóng và chất lượng tăng trưởng kinh tế ngày càng cao hơn. Tuy

nhiên, thực tế cho thấy Việt Nam cũng đang mắc phải những nhược điểm về cơ cấu xuất khẩu, về việc tận dụng và khai thác lợi thế so sánh như một số nước ASEAN đi trước. Chính điều này khiến Việt Nam luôn nằm trong tình trạng tăng trưởng kinh tế dưới mức tiềm năng, khả năng cạnh tranh của nền kinh tế và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế do vậy đã gặp nhiều hạn chế.

Việc vận dụng những kinh nghiệm của các nước ASEAN-5 và rút ra những bài học mang tính chất tham khảo cho giai đoạn công nghiệp hoá tiếp theo của Việt Nam vì vậy là rất quan trọng. Thực tiễn của ASEAN-5 trong phát huy lợi thế so sánh những thập kỷ qua và tình hình phát huy lợi thế so sánh hiện nay của Việt Nam cho thấy, bài học quí giá nhất mà các nước này để lại cho các nước đi sau như Việt Nam là: cần phải tiến hành công nghiệp hoá vững chắc, phát huy triệt để và toàn diện nội lực trong nước kết hợp với việc nâng cấp công nghệ và đào tạo nguồn lao động mới có thể tạo ra những hiệu quả cao nhất cho việc phát huy lợi thế so sánh. Hơn nữa, trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam cũng cần nhận thức rõ sự rút ngắn quy trình và vòng đời sản phẩm do áp dụng công nghệ hiện đại đang làm cho việc tận dụng lợi thế so sánh tĩnh phải ở tình trạng gấp rút hơn về thời gian, nhằm chuyển nhanh sang những lợi thế so sánh động để tránh tụt hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam đến năm 2010, vấn đề mấu chốt là phải thực hiện phát triển kinh tế nhanh, hiệu quả và bền vững, tránh những tụt hậu kinh tế không đáng có so với các nước trong khu vực. Trong kỷ nguyên toàn cầu hoá, khu vực hoá, và dòng thác khoa học công nghệ đang phát triển rất mạnh mẽ trên thế giới, xuất khẩu vẫn là công cụ chủ chốt để chúng ta tăng nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và hội nhập với nền kinh tế khu vực và trên thế giới. Để phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế nhanh, hiệu quả và bền vững, việc thúc đẩy xuất khẩu phải đi đôi với việc đáp ứng những nhu cầu cơ bản của thị trường trong nước, nghĩa là vừa hướng ngoại vừa hướng nội, trong đó hướng ngoại mang tính đột phá hơn hướng nội. Muốn làm được điều

đó, cần huy động mọi thành phần kinh tế cùng tham gia, hướng tới một nền kinh tế tri thức và hội nhập có hiệu quả vào nền kinh tế thế giới.

Một phần của tài liệu Phát huy lợi thế so sánh trong quá trình phát triển kinh tế ở một số nước ASEAN và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 119)