- Sử dụng kém hiệu quả các nguồn lực đã được đưa vào sử dụng.
3.2.1. Kinh nghiệm về công nghiệp hoá bền vững để phát huy tốt nhất những lợi thế so sánh
tĩnh chuyển nhanh thành những lợi thế so sánh động (bằng cách đầu tư phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, cải thiện trình độ công nghệ…), Việt Nam khó có thể thực hiện thành công chiến lược “đuổi kịp” các nước khu vực.
3.2. Vận dụng bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ phát huy lợi thế so sánh của các nước ASEAN-5 sánh của các nước ASEAN-5
Phân tích về lợi thế so sánh giữa Việt Nam với các nước ASEAN -5 cho thấy Việt Nam đang tụt hậu khá xa so với các nước trong khu vực. Từ thực tế phát huy lợi thế so sánh của Việt Nam và các nước ASEAN kể trên, có thể rút ra những kinh nghiệm tham khảo quí giá sau đây:
3.2.1. Kinh nghiệm về công nghiệp hoá bền vững để phát huy tốt nhất những lợi thế so sánh những lợi thế so sánh
Điều này có nghĩa là trong quá trình công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu, phát huy lợi thế so sánh tĩnh cần phải đi kèm với khai thác lợi thế so sánh động. Cần nhấn mạnh rằng sự thành công của các nước ASEAN-5 là đã tiến hành công nghiệp hoá kết hợp giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thay đổi cơ cấu xuất khẩu theo hướng gia tăng tỷ trọng xuất khẩu các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Việt Nam muốn thực hiện mục tiêu trở thành một nước công nghiệp hoá vào năm 2020 (tức là trong khoảng thời gian 20 năm đủ để Singapo, Thái Lan và Philippin thực hiện thành công quá trình công nghiệp hoá từ những nước kém phát triển trở thành những nền kinh tế công nghiệp hoá mới trong giai đoạn 1970-1990), cần phải có một sự thay đổi cơ bản cơ cấu hàng hoá xuất khẩu hiện nay.
Để công nghiệp hoá bền vững, lợi thế so sánh cũng cần phải phát triển đồng bộ, tránh sự bỏ bễ những khu vực kinh tế có tiềm năng sẵn có nhằm phát triển cân đối hài hoà giữa các vùng. Trong số các nước ASEAN điển hình, Malaixia đã tận dụng mọi nguồn lực so sánh của mình trong giai đoạn công nghiệp hoá
ban đầu (1970-1990) cả về tài nguyên thiên nhiên và lao động trong khi Inđônêxia chỉ chú trọng đến một số ngành có lợi thế so sánh về tài nguyên như dầu mỏ, chế biến cao su mà bỏ qua nhiều ngành giàu có về tài nguyên nông nghiệp như sản xuất lương thực thực phẩm, gạo, dầu cọ... Do vậy, chiến lược hướng về xuất khẩu của Malaixia tỏ ra bền vững hơn Inđônêxia và Malaixia tránh được những vấn đề xáo trộn xã hội, phân hoá giàu nghèo ở vùng nông thôn và không phải giải quyết tình trạng nghèo đói thiếu lương thực tại một đất nước giàu có về tài nguyên nông nghiệp như Inđônêxia. Kinh nghiệm Malaixia cũng cho thấy có sự kết hợp hài hoà hơn giữa lợi thế so sánh truyền thống ở các vùng nông thôn, đồn điền trang tại với lợi thế so sánh mới ở thủ đô và các khu đô thị. Còn ở Inđônêxia, do quá tập trung công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu dựa vào một số ngành công nghiệp cần nhiều vốn và lao động tay nghề thấp như dệt may, giày da, nội thất ở khu vực Jakarta và các đô thị lân cận ở đảo Java (chiếm 60% dân số cả nước nhưng chỉ chiếm 7% diện tích đất đai), nên nhiều lợi thế so sánh đã không được tận dụng ( lúa gạo sản xuất với năng suất thấp và năm 1998 Inđônêxia phải nhập khẩu tới 5,1 triệu tấn lương thực; đất đai rất màu mỡ để phát triển các loại cây trồng khác nhưng Inđônêxia không có khả năng xuất khẩu rau quả và các cây trồng chủ đạo; nhập khẩu bông phục vụ cho ngành công nghiệp dệt may trong nước tăng nhanh...). Xu hướng coi trọng công nghiệp dựa vào nguyên liệu nhập khẩu, lao động phổ thông và vốn đầu tư lớn, dựa vào đó để công nghiệp hoá hướng vào xuất khẩu ở một đất nước xuất phát điểm từ nông nghiệp đã tạo ra sự phát triển không cân đối, không bền vững, dẫn đến khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng và các tầng lớp dân cư ngày càng nới rộng, là mầm mống cho những xung đột chính trị - xã hội vào những năm cuối thập kỷ 1990 ở Inđônêxia.
Việc nâng cao lợi thế so sánh động của sản phẩm cần thực hiện thông qua các biện pháp phối kết hợp khác nhau. Kinh nghiệm của các nước trên cho thấy,
chính phủ đã duy trì sự tăng trưởng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm bằng các nguồn nhân lực, vật lực chắc chắn như: đảm bảo giá bán ở mức thấp nhất nhờ cải tiến kỹ thuật và công nghệ, giảm chi phí tối thiểu nhờ cơ sở hạ tầng hiện đại, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm nhờ ứng dụng quy trình quản lí chất lượng. Về nguồn nhân lực, chính phủ Singapo đã áp dụng phương pháp đào tạo đa năng, kết hợp giữa đào tạo trong nhà trường và đào tạo trong công ty, kích thích người lao động phát huy sáng kiến bằng các chế độ khen thưởng hợp lí, tận dụng các TNCs trong đào tạo nguồn nhân lực…Về công nghệ, những nước thành công là những nước đầu tư rất mạnh vào đổi mới máy móc thiết bị theo hướng hiện đại nhất. Với đội ngũ lao động có tay nghề và kỹ năng tương đối khá, các nước này đã tiếp thu và ứng dụng hiệu quả công nghệ nhập khẩu hoặc công nghệ chuyển giao. Bên cạnh việc mua công nghệ trực tiếp, các nước trên còn rất coi trọng sự chuyển giao công nghệ bằng các mời các chuyên gia, kỹ sư và các nhà tư vấn nước ngoài, cử cán bộ có năng lực ra nước ngoài học tập. Chính phủ từng nước cũng đã chọn ra được những ngành công nghiệp trọng điểm để có những khuyến khích về thuế, trợ cấp, bảo hộ hợp lí các ngành công nghiệp non trẻ. Do vậy, chỉ trong một khoảng thời gian ngắn khoảng 20 năm các nước này đã có những sản phẩm uy tín trên thị trường thế giới, chứa đựng hàm lượng công nghệ và lao động kỹ năng cao hơn, sức cạnh tranh bền vững hơn. Hơn thế, bên cạnh việc khai thác những lợi thế truyền thống, cần có hướng đầu tư thích hợp cho các ngành công nghiệp có công nghệ hiện đại. Ở Malaixia, chính sách công nghiệp và sự lựa chọn công nghệ được phối hợp tương đối đồng bộ. Những ngành công nghiệp cần công nghệ cao đều là những ngành có những ưu đãi đối với FDI, đầu tư R%D và đầu tư phát triển nguồn nhân lực. Chính phủ Inđônêxia đã không làm được như vậy. Đầu tư R&D ở Inđônêxia rất thấp, nguồn nhân lực có trình độ đại học trở lên - đặc biệt là chính sách khuyến khích sinh viên đi du học đại học và sau đại học - thường mang hiệu quả thấp, nguồn vốn FDI hầu hết tập trung ở các ngành khai thác khoáng sản và khai thác lao động giá rẻ. Hành lang pháp lý để
khuyến khích phát triển công nghệ là rất cần thiết, mà trước hết là điều chỉnh mức thuế thu nhập, giá thuê đất, hỗ trợ xuất khẩu các hàng hoá công nghệ cao... Bên cạnh đó, cần đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại để tạo điều kiện cho việc chuyển giao công nghệ, đuổi bắt công nghệ và xây dựng năng lực công nghệ riêng cho chính đất nước mình.