Điều chỉnh chính sách phát huy lợi thế so sánh ở các nước ASEAN-5 sau khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á năm 1997.

Một phần của tài liệu Phát huy lợi thế so sánh trong quá trình phát triển kinh tế ở một số nước ASEAN và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 75)

- Các ngành phát huy sáng kiến, tri thức: là những ngành có sức cạnh tranh lớn dựa trên việc sử dụng tri thức và áp dụng công nghệ mới vào quá trình sản xuất Các nhà đầu tư thường

2.2.5.Điều chỉnh chính sách phát huy lợi thế so sánh ở các nước ASEAN-5 sau khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á năm 1997.

2.2.5.1. Những yếu điểm trong chính sách phát huy lợi thế so sánh của các chính phủ.

Trong khủng hoảng tài chính kinh tế năm 1997, lợi thế so sánh của các nước ASEAN bắt đầu bộc lộ những yếu điểm, thể hiện rõ nét nhất qua cơ cấu hàng hoá xuất khẩu. Tại Malaixia, sản phẩm điện, điện tử chiếm tới 65,7% kim ngạch xuất khẩu, trong khi tiền lương trong nước tăng liên tục khiến giá xuất khẩu hàng hoá của Malaixia tăng cao hơn các nước ASEAN khác và cao hơn nhiều so với hàng xuất khẩu cùng loại của Trung Quốc. Trong khi đó, chất lượng và mẫu mã hàng hoá xuất khẩu của Malaixia không thể cạnh tranh được với hàng Nhật bản và NIEs. Đây chính là những bất lợi khiến tăng trưởng xuất khẩu hàng

hoá của Malaixia giảm kể từ năm 1996 trước khi khủng hoảng nổ ra. Trong khi đó, những ngành có lợi thế so sánh truyền thống đang không thể cạnh tranh được với các nước ASEAN khác do chi phí lao động tiền lương của Malaixia tăng cao hơn nhiều so với các nước. Những bất lợi thế của Malaixia trong cả những ngành cần nhiều vốn, kỹ thuật cao và trong cả những ngành cần nhiều tài nguyên và chi phí thấp đang đặt ra những thách thức gay gắt cho chính phủ Malaixia nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Tại Philippin, sự phát triển mạnh ngành công nghiệp (chủ yếu là điện tử, dệt may) ở các vùng đô thị và xung quanh thủ đô Manila, đã khiến chính phủ nước này bỏ bễ những lợi thế so sánh truyền thống. Trong ngành nông nghiệp, năng suất lao động thấp, quy mô sản xuất nhỏ bé và cơ sở hạ tầng yếu kém đã dẫn đến sản lượng nông nghiệp rất thấp. Trong giai đoạn 2000-2003, sản lượng nông nghiệp của Philippin đạt trung bình 3,6%, thấp vào loại bậc nhất khu vực Đông Nam Á mặc dù Philippin có tiềm năng rất lớn về nông nghiệp. Trong khi đó, sự giảm sút cầu trên thị trường điện tử và những khó khăn trong ngành dệt may thế giới và năng lực yếu kém của các nhà máy chế tạo điện tử, may mặc của Phillipin đã dẫn đến sản lượng công nghiệp của nước này liên tục giảm. Tính đến tháng 6 năm 2004 so với cùng kỳ năm trước đó, tăng trưởng sản xuất công nghiệp của Philippin là -1,6%, trong khi các nước trong khu vực như Malaixia đạt tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp là 13,3%, Inđônêxia là 24%, Thái Lan là 9,4%. Do sản xuất công nghiệp giảm mạnh, xuất khẩu của Philippin cũng đang ở tình trạng tồi tệ nhất kể từ năm 1985. Năm 2002, các hợp đồng xuất khẩu của Philippin giảm 16,2% so với năm trước đó và doanh thu xuất khẩu các thiết bị điện tử, viễn thông (chiếm khoảng 60% kim ngạch xuất khẩu của cả nước) cũng giảm 24%.

Tại Inđônêxia, khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á đã tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế. Nhiều nghiên cứu cho rằng, khủng hoảng kinh tế và năng

lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu Inđônêxia giảm chủ yếu là do những yếu tố thuộc về chu kỳ (giá cả trên thế giới giảm, mức cầu hàng hoá không tăng...) chứ không phải do cơ cấu của nền kinh tế và cơ cấu sản phẩm xuất khẩu. Về cơ bản Inđônêxia vẫn phát huy được những lợi thế so sánh sẵn có về nguồn tài nguyên và lao động rẻ để xuất khẩu hàng hoá của mình ra thị trường thế giới.Tuy nhiên, việc tận dụng những lợi thế so sánh ở Inđônêxia có nhiều vấn đề cần phải bàn.Trước khủng hoảng, Inđônêxia đang ở trong quá trình chuyển dịch từ giai đoạn sử dụng các lợi thế so sánh dựa vào nguồn tài nguyên (như xuất khẩu sản phẩm gỗ) và dựa vào nguồn lao động không kỹ năng (dệt may) sang quá trình sử dụng các lợi thế so sánh về công nghệ và vốn (như điện, điện tử).Nhưng vấn đề cốt yếu mà Inđônêxia đang phải đối mặt là làm thế nào để tiếp tục duy trì các nguồn lực của lợi thế so sánh truyền thống trong khi vẫn phải xây dựng những nguồn lực của lợi thế so sánh mới. Đất nước này hiện nay không có được những yếu tố cần thiết để tạo điều kiện cho sự chuyển dịch đó, đặc biệt là nguồn nhân lực kém hiệu quả, cơ sở hạ tầng yếu kém, các ngành công nghiệp hỗ trợ không phát triển, và mức độ bảo hộ kinh tế còn cao hơn các nước ASEAN khác.

Để phát triển và nâng cao khả năng công nghệ, chính phủ Inđônêxia cần thiết phải đào tạo được một đội ngũ lao động có kỹ năng, mà trước hết là cải cách hệ thống giáo dục còn nhiều bất cập như hiện nay. Trong các chương trình giáo dục ở Inđônêxia hiện nay vẫn phải đảm bảo các nội dung giảng dạy về các triết lý nhà nước của Inđônêxia, về tôn giáo, về dân sự, và đều giảng dạy bằng tiếng Inđônêxia. Để phù hợp với một xã hội công nghiệp, bên cạnh sự giữ gìn hệ thống giáo dục truyền thống, cần nâng cao kiến thức cho thế hệ trẻ về ngoại ngữ, tri thức công nghệ tiên tiến... Đặc biệt, phải nang cao chi phí cho giáo dục bậc đại học và trên đại học, và giáo dục dạy nghề. Đây là điểm yếu cơ bản của Inđônêxia. Trong một xã hội hiện đại, sự nâng cao mặt bằng dân trí là điều đương nhiên để giúp người dân tiếp cận cơ hội việc làm. Điều này đã được chính phủ Inđônêxia đạt được trong vài thập kỷ qua. Tuy nhiên, cùng với nhược điểm

chung của hệ thống giáo dục châu Á, chất lượng đào tạo học sinh của Inđônêxia chủ yếu được đánh giá qua kết quả thi cử, mà không chú ý rèn luyện tính tìm tòi sáng tạo cho học sinh, do vậy đã tạo ra một đội ngũ lao động ít có khả năng cải tiến hay phát minh sáng tạo.

Bên cạnh đó, nhược điểm chính của mô hình phát triển kinh tế của Inđônêxia là tăng trưởng kinh tế dựa phần lớn vào vốn đầu tư và lao động ở trình độ trung bình và thấp, chứ không phải là tăng năng suất. Công nghệ hiện tại của Inđônêxia chủ yếu là công nghệ nhập khẩu hoặc chuyển giao từ Nhật Bản và NIEs, thuộc thế hệ công nghệ thứ hai (công nghệ trng bình và thấp nhằm khai thác lợi thế so sánh của Inđônêxia trong một số ngành khai thác tài nguyên thiên nhiên và lao động rẻ). Sự yếu kém năng lực công nghệ quốc gia có nhiều nguyên nhân, trong đó quan trọng nhất là đầu tư cho nghiên cứu cơ bản (R&D) còn rất ít, và hậu quả của chính sách giáo dục chưa chú trọng đến việc đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao. Để có thể nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, tạo tiền đề chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức, chính phủ Inđônêxia cần phải thay đổi mô hình tăng trưởng dựa vào đầu tư như hiện nay. Mô hình này đang gây ra nhiều sức ép về môi trường sinh thái và hiệu quả cạnh tranh rất thấp. Đây là một thách thức rất lớn đối với Inđônêxia - vốn là nước có trình độ phát triển ở mức trung bình trong khu vực ASEAN.

Giải pháp phát triển công nghệ có nhiều, nhưng điều quan trọng là phải đào tạo được nguồn nhân lực có năng lực nghiên cứu và triển khai xây dựng được một số ngành công nghiệp mới và đặc thù, phù hợp với thời đại kinh tế tri thức. Vấn đề này chưa được xác định rõ ràng như ở Malaixia, hay Ấn Độ, Trung Quốc, Xingapo. Nó đòi hỏi phải có sự nỗ lực hết sức từ phía chính phủ và toàn dân Inđônêxia. Hiện nay, Malaixia tự hào vì có nền công nghệ chế biến dầu cọ, Xingapo và Ấn Độ có đặc tính ở nền công nghệ điện tử - thông tin, Thái Lan có công nghệ nuôi hải sản và công nghệ chế biến thực phẩm. Đây là một kinh

nghiệm tốt cho Inđônêxia học hỏi, tìm ra nền công nghệ hiện đại cho chính mình.

Sự bỏ bễ những lợi thế về tài nguyên thiên nhiên có sẵn trong khi chính phủ Inđônêxia lại thiên về phát triển số ngành công nghiệp công nghệ cao (như điện, điện tử, máy móc công nghiệp) trên cơ sở trình độ nguồn nhân lực không theo kịp đã đem lại những hậu quả tai hại như :như hạn hán, mất mùa, cháy rừng, thiên tai, thiếu lương thực và đẩy những người dân không có trình độ tay nghề và những vùng nông thôn xa xôi vào tình trạng nghèo đói, thất nghiệp. Năm 1998 - 1999, Inđônêxia thiếu khoảng 3,5 triệu tấn lương thực do không tập trung phát triển nông nghiệp - một trong những lợi thế so sánh vốn có của đất nước.

2.2.5.2. Điều chỉnh chính sách phát huy lợi thế so sánh sau khủng hoảng

Sau khủng hoảng tài chính tiền tệ 1997, chính phủ các nước ASEAN đã điều chỉnh chính sách thương mại nhằm phát huy hiệu quả hơn nữa lợi thế so sánh như sau:

- Điều chỉnh định hướng xuất khẩu hàng hoá theo hướng tìm kiếm thêm những thị trường xuất khẩu mới và tiếp tục hỗ trợ cho các hoạt động xuất khẩu. Thực tế trước khi khủng hoảng tài chính nổ ra ở châu Á cho thấy mô hình thương mại của các nước ASEAN chủ yếu là phụ thuộc vào xuất khẩu hàng hoá sang một số thị trường nội khối, thị trường NIEs, Mỹ, Nhật Bản và một số nước EU. Để giảm bớt sự lệ thuộc thị trường cho hàng hoá xuất khẩu, tăng thêm tính chủ động cho hoạt động thương mại và đầu tư, tại Thái Lan, ngay từ năm 1998 chính phủ đã xác định thị trường xuất khẩu mới gồm 7 nhóm với 127 nước và tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu bằng cách tổ chức các đoàn công tác thăm dò thị trường nước ngoài. 7 nhóm nước chủ yếu mà chính phủ Thái Lan xác định thúc đẩy xuất khẩu là: các nước thành viên mới của ASEAN, Trung Quốc, Đông Âu, Trung và Nam Mỹ, Trung Đông, Châu Phi, Mỹ latinh và Caribe, trong đó đặc biệt quan tâm đến các nước thành viên mới của ASEAN và Mỹ latinh. Tại Malaixia, sau khủng hoảng, chính phủ Malaixia

khẳng định tiếp tục củng cố và duy trì mối quan hệ thương mại truyền thống với Mỹ, Nhật Bản, NIEs, ASEAN và châu Âu. Tuy nhiên, mối quan hệ kinh tế thương mại giữa Malaixia – Trung Quốc đã được chính phủ Malaixia chú trọng hơn thông qua chuyến thăm lần thứ năm của thủ tướng Malaixia vào tháng 8/1999. Để điều chính định hướng xuất khẩu theo hướng tránh lệ thuộc vào Mỹ, chính phủ Malaixia cũng tìm cách mở rộng tỷ phần buôn bán của mình sang các nước khác, đực biệt là sang các nước Châu Âu và Mỹ latinh. Tại các nước Philippin và Inđônêxia, chính sách đa dạng hoá sản phẩm xuất khẩu và đa phương hoá bạn hàng thương mại cũng được chú trọng hơn sau khủng hoảng. Chính phủ đã tăng cường mối quan hệ hợp tác kinh tế đầu tư với các nước ngoài ASEAN như Trung Quốc, mở rộng mối quan hệ thương mại Nam – Nam…

Để hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu sang các thị trường mới, hàng hoạt các biện pháp đã được chính phủ các nước đưa ra. Chính phủ Thái Lan hỗ trợ một phần lãi suất tiền vay với mức bù lãi suất là 5% trong vòng 5 năm cho các nhà xuất khẩu sang các thị trường mới. Ở hầu hết các nước, các doanh nghiệp cũng được hỗ trợ tài chính để thực hiện các hoạt động xúc tiến xuất khẩu sang các thị trường mới với những mức độ hỗ trợ khác nhau.

- Điều chỉnh cơ cấu sản phẩm nhằm tăng tính cạnh tranh cho hàng xuất khẩu. Trong khủng hoảng, một số hàng hoá xuất khẩu của các nước ASEAN-5 đã mất đi khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới, đặc biệt trong cả các sản phẩm xuất khẩu truyền thống( dệt may, giày dép, thực phẩm..) và sản phẩm xuất khẩu cần nhiều công nghệ cao (điện điện tử…). Để khắc phục tình trạng đó, các nước đều đề ra những chương trình điều chỉnh cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của riêng mình. Tại Malaixia, chính phủ đã tận dụng sự phá giá của đồng Ringit và sự ấn định tỷ giá thấp (1 USD=3,8 RM) để khuyến khích xuất khẩu các sản phẩm cao su và đồ thủ công mỹ nghệ. Chính phủ cũng tiến hành giảm thuế xuất khẩu dầu thô từ 20% xuống 10%, giảm thuế thu nhập dầu mỏ từ 40% xuống 35% vào cuối năm 1998 để tăng nguồn thu từ xuất khẩu dầu khí. Đối với các sản phẩm thuộc ngành chế tạo và công nghệ thông tin, chính phủ đã tiến hành nâng cấp

công nghệ bằng cách thúc đẩy hợp tác kỹ thuật với Nhật Bản, thúc đẩy đa dạng hoá các ngành công nghiệp chế tạo hướng về xuất khẩu tới hàm lượng nội địa hoá cao hơn, xem xét lại các chính sách đầu tư trong ngành chế tạo và tiếp tục đào tạo nguồn nhân lực. Chính phủ Malaixia cũng đã cấp 2,6 tỷ RM (684 triệu USD) để hỗ trợ phát triển công nghiệp nhằm tăng tính cạnh tranh của hàng hoá chế tạo. Đối với ngành công nghiệp ô tô, chính phủ Malaixia đã nới lỏng những quy định về việc cho vay tín dụng, miễn thúê tiêu thụ đối với hãng Proton, Tiara, khuyến khích cổ phần nước ngoàI trong đầu tư R&D vào hãng Proton, yêu cầu ngân hàng tiếp tục cung cấp tín dụng cho ngành công nghiệp ô tô…

Tại Thái Lan, một chương trình nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu cũng được chính phủ ban hành ngay sau khi xảy ra khủng hoảng. Chương trình đó gồm 2 nội dung chính: +) thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp từ hàm lượng lao động cao sang sử dụng hàm lượng công nghệ cao; và +) khuyến khích sự phát triển và áp dụng công nghệ hiện đại nhằm tăng phần giá trị gia tăng trong các ngành công nghiệp sử dụng hàm lượng lao động cao. Tại Philippin,kế hoạch tăng trưởng xuất khẩu của Philippin (PEDP) sau khủng hoảng đã được tập trung chuyển sang sản xuất xuất khẩu các sản phẩm phi truyền thống như các ngành dịch vụ bao gồm công nghệ thông tin, quản lí, kiểm toán, y tế, kỹ thuật xây dựng, hải quan, sản xuất phim hoạt hình và làm phim. Ngoài các hoạt động xuất khẩu dịch vụ, Philippin cũng đang đầu tư cho sản xuất và xuất khẩu sản phẩm dệt may, phụ tùng ô tô…

Nhìn chung những biện pháp điều chỉnh cơ cấu hàng xuất khẩu của các nước ASEAN là nhằm cơ cấu lại và xây dựng một nền công nghiệp đa dạng, có tính cạnh tranh, tận dụng tốt hơn lợi thế so sánh tĩnh kết hợp với việc chuyển nhanh sang các lợi thế so sánh động. Các ngành công nghiệp được ưu tiên tại ASEAN sau khủng hoảng là công nghiệp chế tạo ô tô, xe máy, công nghiệp điện máy, điện tử, dệt may và công nghiệp thực phẩm. Để thực hiện tốt chương trình nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu, phần lớn các nước ASEAN

đều thực hiện những nhiệm vụ cơ bản như: khuyến khích đầu tư công nghệ trong một số ngành công nghiệp truyền thống (dệt may, giày dép, công nghiệp nhẹ); hỗ trợ hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) cho các sản phẩm mới và những sản phẩm đang có khả năng cạnh tranh mạnh (chế biến nông sản, hảI sản); đầu tư nâng cao năng suất lao động trong những ngành công nghiệp tiềm năng (sản xuất ô tô, chíp điện tử…); giảm chi phí sản xuất trong các ngành công nghiệp non trẻ (hoá chất, luyện kim…). Trong chính sách điều chỉnh cơ cấu hàng xuất khẩu, thương mại dịch vụ cũng được các nước ASEAN cố gắng ưu tiên tự do hoá, đặc biệt trong 7 lĩnh vực là vận tải hàng không, dịch vụ kinh doanh, xây dựng, tài chính, vận tải biển, viễn thông và du lịch.

Một phần của tài liệu Phát huy lợi thế so sánh trong quá trình phát triển kinh tế ở một số nước ASEAN và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 75)