Không có bằng cấp chuyên môn kỹ thuật% 92,4 90,7 93,

Một phần của tài liệu Phát huy lợi thế so sánh trong quá trình phát triển kinh tế ở một số nước ASEAN và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 110)

- Các ngành phát huy sáng kiến, tri thức: là những ngành có sức cạnh tranh lớn dựa trên việc sử dụng tri thức và áp dụng công nghệ mới vào quá trình sản xuất Các nhà đầu tư thường

b. Không có bằng cấp chuyên môn kỹ thuật% 92,4 90,7 93,

c. Không xác định (%) 0,1 0,1 0,2

Ghi chú: (*) chỉ tính % trong số lượng người có bằng cấp chuyên môn

Ở Việt Nam, tỷ lệ người có bằng cấp trên đại học tương đối cao (1/5000 người), trong khi ở Mỹ là 1/6000 người, nhưng trên thực tế số người được tiếp cận với khoa học kỹ thuật và phong cách quản lý mới còn quá ít ỏi. Hầu hết nguồn nhân lực có đào tạo chỉ dựa trên những kiến thức sách vở. Nền giáo dục của Việt Nam hiện đang còn gặp phải rất nhiều chuyện, cả về nội dụng lẫn chương trình giảng dạy, do vậy đã không tạo ra được một đội ngũ lao động có kiến thức phù hợp với thực tế. Bảng 3.6 cho thấy, cơ cấu đào tạo bất hợp lý của Việt nam trong thời gian qua giữa các trình độ chuyên môn kỹ thuật ở cấp (1) đại học và trên đại học; (2) trung học chuyên nghiệp; (3) Công nhân kỹ thuật ở Việt Nam tương ứng là 1- 1,13 - 0,92; trong khi đó theo thông lệ quốc tế phải là 1 – 4 – 10 hoặc 1 – 3 – 5. Tình trạng “nhiều thầy thiếu thợ” trong nền kinh tế ngày càng trầm trọng. Theo kết quả điều tra toàn bộ ngành công nghiệp Việt Nam, đến giữa năm 1998 trong tổng số lao động công nghiệp ngạch 4 bậc chỉ có 17,5% số người đạt tay nghề bậc 4/4; trong ngạch 5 bậc tỷ lệ người đạt tay nghề 5/5 là 20,8%, ngạch 6 bậc tỷ lệ người đạt tay nghề 6/6 chiếm 5,9% và ngạch 7 bậc tỷ lệ thợ bậc 7/7 chỉ chiếm 3,2%. Trong một nền kinh tế đang ở giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá hướng vào xuất khẩu (có nghĩa là tập trung các ngành công nghiệp có hàm lượng lao động và tài nguyên cao, tiếp thu công nghệ trung bình và khá của thế giới), điều này thật đáng lo ngại.

Thứ ba, mặc dù chiến lược công nghiệp hoá của Việt Nam lấy trọng tâm là khai thác nội lực và hướng mạnh về xuất khẩu, nhưng trên thực tế nền kinh tế Việt Nam đang có xu hướng quay về mô hình “hướng nội”, có nghĩa là nghiêng về thay thế nhập khẩu. Vào năm 1997, Việt Nam có 11 ngành công nghiệp đạt mức tăng trưởng cao, trong đó có tới 8 ngành thay thế nhập khẩu và chỉ có 3 ngành hướng về xuất khẩu. Cho đến năm 2002, chiều hướng này có phần xấu hơn, với 18 trong tổng số 20 ngành công nghiệp tăng trưởng cao thuộc về các ngành thay thế nhập khẩu và chỉ còn 2 ngành thuộc về các ngành hướng về xuất

khẩu (bảng 3.7). Thực tế này cho thấy mô hình tăng trưởng hướng về xuất khẩu của Việt Nam chưa trở thành tư duy chiến lược chi phối quá trình hoạch định chính sách công nghiệp hoá, do vậy lợi thế so sánh đã không được phát huy đầy đủ. Hơn thế nữa, mặc dù tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua đạt mức khá, nhưng kim ngạch xuất khẩu của nước ta chr đạt mức trung bình yếu trong khu vực ASEAN, chiếm khoảng 45%GDP năm 2003, trong khi đó tỷ lệ này ở Thái Lan là 55%, Singapo 152%, Malaixia 114%. Nó dẫn đến một hậu quả tất yếu là không huy động được mọi nguồn lực trong nước, không mở rộng được quy mô của thị trường, hạn chế việc nâng cao mức thu nhập của người dân và tình trạng thất nghiệp theo cơ cấu trở nên trầm trọng hơn, cả ở các vùng đô thị và nông thôn.

Bảng 3.7. Số sản phẩm công nghiệp chủ yếu tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng chung của toàn ngành

Một phần của tài liệu Phát huy lợi thế so sánh trong quá trình phát triển kinh tế ở một số nước ASEAN và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)