Kinh nghiệm xuất phát từ chính năng lực nội sinh

Một phần của tài liệu Phát huy lợi thế so sánh trong quá trình phát triển kinh tế ở một số nước ASEAN và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 117)

- Sử dụng kém hiệu quả các nguồn lực đã được đưa vào sử dụng.

3.2.2.Kinh nghiệm xuất phát từ chính năng lực nội sinh

Quá trình tận dụng những lợi thế cao hơn ở Singapo và Malaixia xuất phát chủ yếu từ năng lực nội sinh của đất nước. Đó là đầu tư phát triển nguồn nhân lực có trình độ và tay nghề cao hơn, xây dựng những nền tảng công nghệ mới riêng có nhờ vào chính sách thu hút có hiệu quả vốn FDI và từ sự đóng góp tích cực từ phía các nhà kinh doanh. Trong khi đó Inđônêxia và các nước ASEAN khác vẫn luẩn quẩn trong việc phổ cập giáo dục phổ thông và bỏ bễ đào tạo giáo dục đại học và trên đại học. Trong giai đoạn 1994-1995, mặc dù tỷ lệ nhập học các cấp ở Inđônêxia vẫn tăng, nhưng số học sinh tốt nghiệp tiểu học chỉ đạt 54,4%, trung học đạt 56,2% và đại học đạt 30,6%. Có nghĩa là chất lượng giáo dục đầu ra rất kém hiệu quả. Trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế 1998-1999, ngân sách của chính phủ dành cho giáo dục phổ thông cơ sở giảm 42%, dành cho giáo dục đại học giảm 26% do những khó khăn về kinh tế. Trong khi đó, chiến lược giáo dục của Malaixia và Singapo luôn được chính phủ chú trọng và ngày càng mang tính hiệu quả. Bảng 3.8 cho thấy, những chỉ số liên quan đến phát triển con người của Singapo và Malaixia luôn cao hơn các nước ASEAN khác và Việt Nam, nhờ vậy những lợi ích mà người dân các nước này được hưởng trong chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu luôn cao hơn các nước khác trong khu vực (điều này biểu hiện qua tuổi thọ, thu nhập và GDP).

Bảng 3.8. Chỉ số phát triển con người của các nước ASEAN-5 và Việt Nam, báo cáo năm 2004

Xếp hạng Nước Tuổi thọ bình Tỷ lệ người Tỷ lệ đi học các GDP đầu Chỉ số Chỉ số tri Chỉ số thu HDI Xếp hạng

HDI thế thế giới quân 2002 (năm) lớn biết chữ 2002 (%) cấp 2001- 2003 (%) người 2002 (USD- PPP) tuổi thọ thức nhập GDP 25 Singapo 78,0 92,5 87,0 24040 0,88 0,95 0,87 0,902 30 59 Malaixia 73,0 88,7 70,0 9120 0,80 0,83 0,75 0,793 57 76 Thái Lan 69,1 92,5 73,0 7010 0,74 0,86 0,71 0,768 67 83 Philippin 69,8 92,6 81,0 4170 0,75 0,89 0,62 0,753 105 111 Inđônêxia 66,6 87,9 65,0 3230 0,69 0,80 0,58 0,692 113 112 Việt Nam 69,0 90,3 64,0 2300 0,73 0,82 0,52 0,691 114 Nguồn: UNDP, 2004.

Kinh nghiệm thành công của Singapo cho thấy, chiến lược đầu tư nguồn nhân lực hiệu quả và bền vững được chính phủ thực hiện ngay từ thời kỳ đầu công nghiệp hoá. Chính phủ đã coi giáo dục con người là nguồn tài nguyên vô giá nhất, là nguồn lợi thế so sánh quan trọng nhất của đất nước và là điều kiện để đạt được tăng trưởng bền vững nhất. Từ giáo dục tiểu học, giáo dục bậc cao, đào tạo chuyên gia đều được phối kết hợp theo hệ thống đào tạo hiện đại của nước Anh, kết hợp với sự hỗ trợ vốn và tri thức từ các TNCs nổi tiếng thế giới. Chi phí giáo dục, cơ hội giáo dục và sự phối kết hợp nhuần nhuyễn giữa giáo dục và công việc thực tế của người lao động là điều chúng ta cần học hỏi. Ở Malaixia sự tận dụng những lợi thế so sánh hiệu quả hơn cũng là do nguồn nhân lực được đào tạo bài bản, cơ sở hạ tầng hiện đại vào dạng bậc nhất ASEAN (trừ Singapo). Trái lại, kinh nghiệm của Thái Lan cho thấy, do quá tập trung vào giáo dục tiểu học để khai thác những lợi thế so sánh về tài nguyên nông nghiệp và nông thôn, giáo dục bậc cao và đào tạo tay nghề đang là một lỗ hổng rất lớn, khiến đất nước này khó có thể tiếp cận những công nghệ tiên tiến như ở Singapo. Thực tế ở Thái Lan, Philippin và Inđônêxia cho thấy, mặc dù cùng nằm trong nhóm ASEAN-5, nhưng giữa các nước này vẫn có sự phân tầng về trình độ phát triển công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, thu nhập đầu người, khả năng cạnh tranh của nền kinh

tế. Điều này phần lớn bắt nguồn từ chính sách phát triển kinh tế của chính phủ, trong đó chính sách phát triển nguồn nhân lực đóng vai trò chi phối. Ở Inđônêxia, các chính sách của chính phủ về phát triển công nghệ hiện đại dựa trên cơ sở không vững chắc về nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng yếu kém , khả năng quản lý không tốt của chính phủ. Do vậy trong khủng hoảng, những ngành mất mát lợi thế so sánh nhiều nhất và ngay tức thì là những ngành tập trung công nghệ cao như chế tạo ô tô, điều hoà nhiệt độ, linh kiện xe máy, dệt hoa văn, giấy công nghiệp. Những ngành sống sót được trong khủng hoảng hầu hết là các ngành có hàm lượng tài nguyên và lao động chi phí thấp như thuốc lá, khai khoáng, dệt may, cao su, giày da. Nói chung, những ngành tồn tại được ở Inđônêxia là những ngành có lợi thế so sánh bậc thấp. Trong khi đó những sản phẩm công nghiệp nổi tiếng của Singapo và Malaixia như ô tô, điều hoà nhiệt độ, sản phẩm tin học... có chịu ảnh hưởng bởi khủng hoảng nhưng vẫn mang tính cạnh tranh cao trên thị trường khu vực và thế giới.

Một phần của tài liệu Phát huy lợi thế so sánh trong quá trình phát triển kinh tế ở một số nước ASEAN và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 117)