Điều kiện kinh tế ban đầu của ASEAN-5 khi tiến hành công nghiệp hóa

Một phần của tài liệu Phát huy lợi thế so sánh trong quá trình phát triển kinh tế ở một số nước ASEAN và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 39)

2. Tiêu dùng điện năng (kilowatt giờ/đầu người),

2.1.1. Điều kiện kinh tế ban đầu của ASEAN-5 khi tiến hành công nghiệp hóa

nghiệp hóa

Sau khi chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc, thế giới đã diễn ra sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng không chỉ ở các nước công nghiệp phát triển mà còn ở một số nước đang phát triển, trong đó có sự phát triển nổi bật của các nước ASEAN-5 (bao gồm Singapo, Malaixia, Thái Lan, Inđônêxia và Philippin). Kể từ thập kỷ 70, các nước này đã tiến hành chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu và đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế và mức tăng thu nhập bình quân đầu người xếp vào bậc cao trong nhóm nước đang phát triển. Chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu được coi là giai đoạn nối tiếp của chiến lược công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu ở các nước ASEAN-5. Chiến lược này nhấn mạnh đến sự phát triển của ngoại thương, thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Singapo là nước tiến hành công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu sớm nhất trong số các nước ASEAN (vào năm 1965), tiếp theo là Thái Lan, Malaixia, Philippin và Inđônêxia vào đầu thập kỷ 70. Nền tảng ban đầu của chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu của các nước này bắt nguồn từ sự nghèo nàn về cơ sở vật chất kỹ thuật, thiếu vốn, thiếu công nghệ, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu. Tuy nhiên, bù lại, các nước này có được những nguồn tài nguyên chưa được khai thác hiệu quả (như Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia), một vị trí thuận lợi cho giao thương quốc tế (như Singapo).Tuy nhiên, bên cạnh sự tương đồng trước khi tiến hành công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu, các nước ASEAN-5 cũng có những sự khác biệt và đa dạng về các cơ sở kinh tế. Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia, Philippin bắt đầu tiến hành công

nghiệp hoá hướng về xuất khẩu từ một nước nông nghiệp, còn Singapo bắt đầu từ một nền kinh tế công nghiệp. Vào năm 1965, lực lượng lao động trong ngành nông nghiệp chiếm tới 82% ở Thái Lan, 71% ở Inđônêxia, 60% ở Malaixia, 57% ở Philippin, trong khi chỉ chiếm 6% ở Singapo. Vào năm 1960, trong cơ cấu GDP, trừ Singapo nông nghiệp chỉ chiếm 4%, còn ở các nước khác tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế rất cao, chiếm tới 54% ở Inđônêxia, 40% ở Thái Lan, 37% ở Malaixia và 26% ở Philippin [56]. Do có sự khác biệt về quy mô dân số, tài nguyên, cơ cấu kinh tế, vị trí địa lý và thể chế chính trị, chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu ở Singapo đã mang tính mở cửa tự do hơn các nước khác, và thị trường tự do hơn của Singapo đã khiến đất nước này có tốc độ tăng trưởng GDP và mức thu nhập bình quân đầu người cao hơn các nước ASEAN khác trước khi tiến hành công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu. Vào năm 1960, xuất khẩu đã chiếm tới 126,7% GDP ở Singapo, trong khi chỉ chiếm 53,3% ở Malaixia, 25% ở Inđônêxia, 19,6% ở Thái Lan, 12% ở Philippin, và thu nhập bình quân đầu người của các nước này đạt mức thấp: Inđônêxia đạt 196 USD, Thái Lan đạt 267 USD, Philippin đạt 397 USD, Malaixia đạt 698 USD, và chỉ có Singapo đạt 1043 USD nhờ phát triển giao thương quốc tế từ rất sớm. Trong thập kỷ 60, tốc độ tăng trưởng GDP của Singapo đạt 8,8%, Thái Lan đạt 8,4%, Malaixia đạt 6,5%, Philippin đạt 5,1% và Inđônêxia đạt 3,9% [11]. Có thể nói, trong giai đoạn công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu, mặc dù còn có những thiếu thốn về vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật và thu nhập bình quân đầu người còn thấp, nhưng cả năm nước trên đầu đã xây dựng được những nền tảng cơ bản để nước sang giai đoạn công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu, đó là: nền kinh tế đang trên đà tăng trưởng tốt và cơ cấu kinh tế đang có sự chuyển dịch cơ bản sang hướng công nghiệp.

Sự khác biệt về thu nhập đầu người, cơ cấu GDP, cơ cấu lực lượng lao động, định hướng thương mại… của các nước ASEAN-5 có thể giải thích chủ yếu bằng lợi thế so sánh mà các nước đó đang nắm giữ và chính sách kinh tế của

các chính phủ. Tại Inđônêxia, Philippin, Thái Lan, do quy mô dân số lớn hơn, nên chính sách công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu được kéo dài hơn và mức độ mở cửa thương mại cũng chậm hơn Singapo. Năm 1983, Inđônêxia có 158,1 triệu dân, đứng thứ 4 thế giới chỉ sau có Trung Quốc, Ấn Độ và Mỹ, trong khi ở Singapo chỉ có 2,4 triệu người. Ở các nước này, do đặc điểm địa lý gần nhau và cùng chung khí hậu nhiệt đới gió mùa, nên nông nghiệp là một ngành có ưu thế tuyệt đối và chiếm tỷ trọng rất cao trong sản xuất và xuất khẩu hàng hoá. Trái lại, ở Singapo, do dân số và diện tích lãnh thổ nhỏ bé, tài nguyên ít nhưng có vị trí địa lý thuận lợi, nên chính phủ đã tận dụng ưu thế về vị trí địa lý, biến đất nước trở thành trung tâm trung chuyển hàng hoá của khu vực và thế giới, từ đó lấy ngoại thương làm động lực tăng trưởng kinh tế trong những thập kỷ tiếp theo.

Một phần của tài liệu Phát huy lợi thế so sánh trong quá trình phát triển kinh tế ở một số nước ASEAN và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)