Chính sách lựa chọn sản phẩm xuất khẩu

Một phần của tài liệu Phát huy lợi thế so sánh trong quá trình phát triển kinh tế ở một số nước ASEAN và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 60)

- Các sản phẩm chế tạo công nghệ cao khác (HT2): dược phẩm, máy bay, thiết bị do lường chính xác, máy quay phim.

2.2.2. Chính sách lựa chọn sản phẩm xuất khẩu

Đa dạng hoá các sản phẩm xuất khẩu là chính sách mà các nước ASEAN-5 đều áp dụng. Để đẩy mạnh công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu, Singapo đã dựa vào hình thức khuyến khích thuế, kể cả giảm thuế và kích thích xuất khẩu. Các ngành xuất khẩu của Singapo được hưởng mức thuế ưu đãi từ những khoản lợi nhuận xuất khẩu.Thuế lợi tức có thể được miễn giảm tới 90% trong vòng 8 năm và tỷ lệ thuế doanh nghiệp liên tục giảm kể từ năm 1987 và đạt 25,5% vào năm 2001. Bên cạnh hình thức ưu đãi về thuế để khuyến khích xuất khẩu, Singapo chủ trương đa dạng hoá hàng xuất khẩu bằng cách thu hút đầu tư vào những ngành sử dụng nhiều lao động trong thời kỳ đầu công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu như kéo sợi, may mặc, chế biến gỗ, chế biến thực phẩm, lắp ráp các thiết bị giao thông vận tải. Trong thập kỷ 70, Singapo đã tập trung xây dựng ngành công nghiệp đóng tàu và lọc dầu, đưa hai ngành này trở thành ngành mũi nhọn trong nền công nghiệp Singapo. Từ thập kỷ 80 trở đi, Singapo bắt đầu bước vào giai đoạn mới của chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu bằng việc tiến hành “cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2” đẩy mạnh hiện đại hoá công nghệ và sử dụng nhiều chất xám hơn. Mục tiêu chính là tạo ra những mặt hàng xuất

khẩu có giá trị cao, có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới như điện tử, bán dẫn, thiết bị văn phòng, sản phẩm dầu khí.

Thái Lan và Philippin cũng thực hiện chính sách đa dạng hoá hàng xuất khẩu ngày từ đầu thập kỷ 70. Để lựa chọn những mặt hàng xuất khẩu chủ lực, cả hai nước đã căn cứ vào đặc điểm kinh tế – xã hội của mình, tận dụng tối đa lợi thế về tàI nguyên và nhân lực để thích ứng cao nhất với sự phân công lao động quốc tế. Tại Thái Lan, Luật thúc đẩy đầu tư công nghiệp năm 1960 mở đầu cho quá ttrình công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu với mục tiêu bảo hộ thuế quan và trợ giúp phát triển các ngành công nghiệp chế tạo. Chính sách thay thế nhập khẩu này đã phụ thuộc nặng nền vào các nguyên liệu nhập khẩu và thiết bị. Chính sách hướng về xuất khẩu được thay thế từ kế hạc phát triển kinh tế và xã hội lần thứ ba (1972-1976) với mục tiêu ban đầu là lấy xuất khẩu hàng nông nghiệp là động lực cho công nghiệp hoá. Để thực hiện chiến lược này, thuế xuất khẩu hàng nông nghiệp đặc biệt là gạo được đánh rất thấp nhằm ưu đãi đầu tư vào ngành nông nghiệp. Mặc dù những ưu đãi xuất khẩu chủ yếu tập trung ở các hàng hoá chế tạo. Uỷ ban đầu tư cũng cung cấp những ưu đãi cho các công ty xuất khẩu hàng hoá. Cho đến giữa thập kỷ 80 xuất khẩu hàng chế tạo là nguồn lực chủ yếu ở Thái Lan. Chính sách khuyến khích xuất khẩu đã đưa ra những ưu tiên đặc biệt cho các doanh nghiệp hướng về xuất khẩu. Chính sách phi tập trung hoá các hoạt động đầu tư cũng được thực hiện trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội lần thứ ba (1972-76). Trong kế hoạch lần thứ 4 (1977-81), các công ty xuất khẩu quy mô lớn và các công ty kinh doanh thương mại được khuyến khích thành lậo và Chính phủ thành lập một khu chế xuất để phục vụ cho chính sách thúc đẩy xuất khẩu. Trong kế hoạch lần thứ 5 (1982-86). Chính phủ nhấn mạnh đến điều chỉnh công nghiệp và khuyến khích các ngành công nghiệp quy mô nhỏ. Kế hoạch lần thứ 6 (1987-91) nhấn mạnh đến điều chỉnh những ưu đãi thuế quan, hướng tập trung phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông sản, đa dạng hoá các sản phẩm chế tạo và thị trường xuất khẩu. Kế hoạch lần thứ 7 (1992-96) tiếp tục

chính sách hướng về xuất khẩu theo hướng đa dạng hoá thị trường xuất khẩu và đa dạng hoá sản phẩm xuất khẩu.

Đa dạng hóa xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp là nguồn lực chủ yếu cho tăng trưởng kinh tế cao ở Thái Lan. Bắt đầu bằng chương trình xây dựng đường xá, đặc biệt ở những vùng nông thôn nghèo khô hạn ở phía Đông Bắc. Thái Lan từ chỗ chỉ có 4 sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là gạo, cao su, gỗ tếch và thiếc, sang thập kỷ 70 đã có thêm các hàng hoá chế biến từ hạt ngũ cốc, đường, khoai mì, dầu cọ, hoa quả. Mặc dù sản phẩm nông nghiệp vẫn chiếm trên 50% xuất khẩu của Thái Lan, nhưng trong cơ cấu GDP tỷ lệ của ngành nôg nghiệp đã giảm, nhường chỗ cho ngành công nghệ chế biến và chế tạo.

Vào thập kỷ 70, những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Philippin là các nguyên liệu chưa qua chế biến và khoáng sản. Trong những thập kỷ tiếp theo, hàng hoá chứa hàm lượng tài nguyên và lao động có xu hướng giảm dần để nhường chỗ cho những hàng hoá có hàm lượng vốn và công nghệ cao hơn. Sự gia tăng hàng chế tạo xuất khẩu ở các nước này chủ yếu là do có sự gia tăng của lương thực đã qua chế biến, hoá chất, hàn điện tử và nhiều mặt hàng chế tạo khác. Tầm quan trọng của hàng dệt may và quần áo cũng tăng lên tại Philippin. Đa phần những mặt hàng này thuộc nhóm ngành cần nhiều lao động. Đồng thời, trong nhóm ASEAN-5 nói chung, Philippin nói riêng, máy móc và thiết bị vận tải cũng giành được những tỷ phần quan trọng hơn trong cơ cấu xuất khẩu.

Tại Malaixia, sau khi kết thúc giai đoạn công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu (1958-1968), chính phủ bắt đầu tiến hành công nghiệp hoá hướng vào xuất khẩu với mục tiêu ban đầu là: xác định xuất khẩu sẽ là động lực của sự phát triển kinh tế. Sự tăng trưởng nhanh chóng của nền kinh tế sẽ bắt nguồn từ việc tận dụng những lợi thế về nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước thông qua mở rộng sản xuất nông nghiệp và phát triển công nghiệp dựa trên nguyên liệu thô (OPP1). Trong giai đoạn đầu công nghiệp hoá, hàng hoá chưa qua chế biến chiếm tới 88,1% kim ngạch xuất khẩu (1971) và cho đến đầu thập kỷ 1980 tỷ

trọng hàng hoá này vẫn chiếm tỷ lệ lớn. Tuy nhiên, cho đến đầu thập kỷ 1980, do giá cả xuất khẩu những hàng hoá dựa vào nguyên liệu thô và tài nguyên thiên nhiên có xu hướng giảm mạnh trong cuộc khủng hoảng dầu mỏ thế giới lần thứ nhất, chính phủ Malaixia đã chuyển hướng cơ cấu hàng xuất khẩu. Trong kế hoạch phát triển tổng thể công nghiệp (1985-1990), các ngành công nghiệp chế biến đã được ưu tiên phát triển, trong đó có áp dụng công nghệ tiên tiến trong cả các ngành sử dụng nguồn tài nguyên trong nước, cả các ngành sử dụng nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Đến đầu thập kỷ 1990, các ngành này đã có sự tăng trưởng rõ rệt và chiếm tỷ lệ tương đối trong nền kinh tế và nền kinh tế Malaixia bắt đầu nghiêng về xuất khẩu các sản phẩm tập trung nhiều vốn và lao động kỹ năng (bảng 2). Trong Kế hoạch triển vọng lần thứ 2 (OPP2) (1991-2000), xuất khẩu hàng hoá được chính phủ xác định là những sản phẩm chế biến chế tạo có giá trị gia tăng cao, sử dụng nhiều hơn công nghệ và quy trình sản xuất hiện đại.

Khác với các nước ASEAN nói trên, với nguồn lợi giàu có về dầu lửa và khí đốt, Inđônêxia đã lựa chọn cơ cấu sản phẩm xuất khẩu phụ thuộc vào hai nguồn tài nguyên này trong giai đoạn 1965-1982. Với nguồn ngoại tệ lớn thu được từ xuất khẩu dầu mỏ, Inđônêxia đã kéo dài giai đoạn công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu so với nước khác để có điều kiện phát triển thị trường trong nước, cân bằng trình độ kinh tế vùng và thay đổi cơ cấu kinh tế ngành.

Năm 1982, Inđônêxia mới tiến hành công nghiệp hoá hướng vào xuất khẩu, chậm hơn các nước ASEAN khác khoảng 10 năm. Để tạo điều kiện cho xuất khẩu hàng hoá phi dầu mỏ, chính phủ đã tiến hành tự do hoá thương mại kể từ năm 1986, cho phép nhập khẩu hàng hoá và thu hút FDI để phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu, phá giá tiền tệ và duy trì tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn. Nhìn vào bảng 5 có thể thấy, lợi thế so sánh của Inđônêxia hầu hết tập trung vào các ngành tập trung nhiều lao động và một số ngành sẵn có tài nguyên thiên nhiên. Năm 1987, xuất khẩu hàng hoá phi dầu lửa tập trung nhiều nguồn tài nguyên đạt 2.039 triệu USD, chiếm 47,3% kim ngạch xuất khẩu, xuất khẩu hàng hoá tập trung

nhiều lao động không kỹ năng chiếm 28%; xuất khẩu hàng hoá tập trung nhiều vốn chiếm 15,8%; xuất khẩu hàng hoá tập trung nhiều lao động kỹ năng chiếm 5% và xuất khẩu hàng hoá tập trung nhiều công nghệ chỉ chiếm 1,2%. Năm 1996, tỷ lệ này đã thay đổi: hàng hoá tập trung nhiều tài nguyên chiếm 19,2%, tập trung nhiều lao động không kỹ năng chiếm 42%, tập trung nhiều vốn chiếm 8,2%, tập trung nhiều lao động kỹ năng chiếm 11,7% và tập trung nhiều công nghệ chiếm 18,9%. Những số liệu trên có thể thấy, chính phủ Inđônêxia đã tập trung vào việc khai thác nguồn lao động đông và tương đối rẻ của đất nước và phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ trung bình. Các ngành công nghiệp xuất khẩu có hàm lượng công nghệ cao và lao động kỹ năng vẫn chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn trong xuất khẩu hàng hoá vào năm 1996.

Dựa trên những lợi thế mà mình sẵn có, các nước ASEAN-5 nhìn chung đã thực hiện chính sách đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu, nhưng với những hàng hoá chủ lực khác nhau. Hầu hết các nước đã xây dựng cho mình một danh mục các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, nhằm tận dụng tối đa những lợi thế sẵn có và tạo sức cạnh tranh tốt hơn trên thị trường thế giới. Nhờ những chính sách ưu đãi về xuất khẩu, thu hút vốn FDI, đào tạo nguồn nhân lực, khuyến khích chuyển giao công nghệ, các nước ASEAN-5 đã không những chỉ đảm bảo cho sự phân bổ các nguồn lực theo lợi thế so sánh một cách hiệu quả, mà còn làm tăng tính cạnh tranh hơn nữa cho các sản phẩm xuất khẩu nhờ đầu tư thêm vốn và công nghệ. Chính vì vậy, lợi thế so sánh của các nước ASEAN-5 ngày càng có xu hướng chuyển sang những lợi thế động hơn.

Một phần của tài liệu Phát huy lợi thế so sánh trong quá trình phát triển kinh tế ở một số nước ASEAN và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)