Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ, thanh tra

Một phần của tài liệu Thanh tra và vấn đề phòng, chống tham nhũng (Trang 104)

cán bộ, thanh tra viên nhằm đáp ứng yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng.

Thanh tra là cơ quan bảo vệ pháp luật, góp phần giữ vững kỷ cương phép nước, ổn định chính trị xã hội. Hoạt động thanh tra mang tính đặc thù luôn phải tiếp xúc với mặt trái, mặt tiêu cực của xã hội. Thanh tra kinh tế - xã hội, cán bộ thanh tra phải đối mặt với người quản lý có hành vi vi phạm pháp luật, khi giải quyết khiếu nại, cán bộ thanh tra phải bảo vệ quyền lợi hợp pháp của công dân. Do đó cán bộ thanh tra phải có quan điểm lập trường vững vàng, trung thực, thẳng thắn, khách quan, chí công vô tư, am hiểu chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước. Chính vì vậy các tổ chức thanh tra phải thường xuyên bồi dưỡng để cán bộ, công chức của mình thấm nhuần chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, có kiến thức sâu, rộng về quản lý kinh tế, tài chính, văn hóa - xã hội, đào tạo nghiệp vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, bồi dưỡng nâng cao nhận thức, lập

trường kiên định cho cán bộ thanh tra của toàn ngành đáp ứng yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng đầy cam go, quyết liệt trong giai đoạn hiện nay.

Quan điểm của Đảng và Hồ Chủ tịch về công tác cán bộ từng cho rằng: phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt. Trong xây dựng Đảng thì công tác cán bộ là một lĩnh vực quan trọng nhất, là khâu then chốt của vấn đề then chốt.

Các văn bản pháp luật về công tác thanh tra cũng đã thể chế hoá những tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ thanh tra. Điều 31, Luật Thanh tra quy định về Tiêu chuẩn chung của Thanh tra viên quy định:

“ 1. Người được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây:

a) Trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội

chủ nghĩa Việt Nam; có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan;

b) Tốt nghiệp đại học, có kiến thức quản lý nhà nước và kiến thức

pháp luật; đối với Thanh tra viên thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành còn phải có kiến thức chuyên môn về chuyên ngành đó;

c) Có nghiệp vụ thanh tra;

d) Có ít nhất hai năm làm công tác thanh tra đối với người mới

được tuyển dụng vào ngành thanh tra (không kể thời gian tập sự); nếu là cán bộ, công chức công tác ở các cơ quan, tổ chức khác chuyển sang cơ quan thanh tra nhà nước thì phải có ít nhất một năm làm công tác thanh tra…”

Việc xây dựng chỉ tiêu, chế độ, tiêu chuẩn cán bộ thanh tra trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay phải dựa trên cơ sở tiếp

thu, quán triệt đúng đắn tư tưởng Hồ Chí Minh về tiêu chuẩn đối với cán bộ thanh tra, đồng thời phải vận dụng sáng tạo, tiếp tục phát triển quan điểm đó phù hợp với bối cảnh thực tiễn hiện nay.

Để làm tốt công việc trên đòi hỏi Nhà nước cũng như ngành thanh tra nói riêng phải có chương trình, chiến lược cụ thể và đặt ra các giải pháp dài hạn, ngắn hạn theo một lộ trình thực hiện hợp lý khoa học. Thiết nghĩ về cơ bản chúng ta đã có những nhận thức, sáng kiến đúng đắn nhưng việc hiện thực hoá những nhận thức đó mới thực sự quan trọng và vấn đề then chốt nhất là cần phải tạo ra các cơ chế, cách làm thực sự mạnh mẽ và mang lại hiệu lực, hiệu quả cao. Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức thiết nghĩ cần theo phương hướng sau:

- Thứ nhất, phải thể chế hoá một cách hệ thống, đồng bộ các văn bản

nhà nước về chỉ tiêu, chế độ, tiêu chuẩn đối với các ngạch cán bộ công chức nhà nước;

- Thứ hai, nghiên cứu các văn bản pháp lý quốc tế liên quan đến vấn

đề này mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia và chuyển hoá phù hợp vào pháp luật Việt Nam như Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng, Sáng kiến và Kế hoạch hành động chống tham nhũng của ADB-OECD… Trong các văn bản pháp lý quốc tế đó có đề cập và đặt ra nhiều yêu cầu cũng như các giải pháp trong việc xây dựng đội ngũ công chức liêm khiết, năng lực, tính liêm chính, minh bạch và trách nhiệm trong hoạt động của bộ máy nhà nước. Ngoài ra, cần nghiên cứu, tiếp thu một cách có chọn lọc kinh nghiệm của các nước trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ công chức, chẳng hạn xây dựng bộ quy tắc đạo đức hoặc hành vi của cán bộ công chức như một số nước đã làm;

- Thứ ba, thực hiện nghiêm túc chế độ công khai tài sản đối với cán bộ công chức: kê khai, công bố, làm rõ tài sản của cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước nhằm tăng cường tính trong sạch, liêm khiết và đảm bảo sự kiểm soát của Nhà nước đối với tình trạng tham ô, tham nhũng trong đội ngũ cán bộ, công chức;

- Thứ tư, tăng cường năng lực và nâng cao tính liêm khiết cho cán bộ

thanh tra: xây dựng kế hoạch, chương trình tập huấn, đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ thanh tra; làm tốt công tác tổ chức các lớp bồi dưỡng về chính trị lý luận. Thanh tra Chính phủ cần nghiên cứu nhằm tăng cường đội ngũ giáo viên, công chức cho Trường Bồi dưỡng cán bộ thanh tra có phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn nhằm nâng cao công tác giảng dạy, bồi dưỡng cán bộ thanh tra của toàn ngành.

Bên cạnh đó, cần tiếp tục nghiên cứu đổi mới cơ chế quản lý cán bộ, công chức hiện nay bảo đảm sự liêm khiết, trong sạch của cán bộ, công chức làm công tác thanh tra; Cần tạo ra các diễn đàn chuyên đề trên báo, tạp chí chuyên ngành, tổ chức các hội thảo, các buổi nói chuyện chuyên đề, khuyến khích việc xuất bản, lưu hành rộng rãi các ấn bản chuyên đề. Làm tốt việc khen thưởng, tuyên dương những gương điển hình về đạo đức và năng lực người cán bộ thanh tra. Một vấn đề quan trọng cần được quan tâm đó là phải nghiên cứu tiếp tục cải cách chế độ tiền lương đảo bảo cuộc sống cho cán bộ thanh tra nói riêng và cán bộ, công chức trong các ngành có vai trò quan trọng trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng để họ yên tâm công tác, qua đó nâng cao hiệu quả, chất lượng công việc.

Một phần của tài liệu Thanh tra và vấn đề phòng, chống tham nhũng (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)