tranh phòng, chống tham nhũng còn hạn chế.
Cơ chế phối hợp giữa cơ quan thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử còn yếu kém. Luật Phòng, chống tham nhũng 2005, tại các điều 80, 81, 82 có quy định cụ thể, rõ ràng trách nhiệm phối hợp trong phòng, chống tham nhũng của các tổ chức này.
Pháp lệnh Thanh tra năm 1990 và Luật Thanh tra năm 2004 cũng đã quy định rõ “Cơ quan thanh tra trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với cơ quan công an, Viện kiểm sát, cơ quan, tổ chức hữu quan trong việc phòng ngừa, phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm pháp
Sự phối hợp này được thực hiện trên nhiều biện pháp như phối hợp trong chỉ đạo theo chương trình, kế hoạch để tránh chồng chéo, trùng lặp; phối hợp tham gia các cuộc thanh tra; phối hợp trong cung cấp thông tin, điều tra, xác minh từng nội dung cụ thể; phối hợp trong việc xây dựng các văn bản pháp luật; phối hợp trong xử lý vi phạm pháp luật…
Như vậy, phối hợp là một nhu cầu khách quan trong hoạt động quản lý nhà nước nói chung, trong lĩnh vực phòng chống tham nhũng và các vi phạm pháp luật khác nói riêng. Tuy nhiên, do tác động của nhiều yếu tố mà hiện nay công tác phối hợp giữa các cơ quan Thanh tra, Công an, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn còn có một số hạn chế, chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.
Tuy nhiên, như trong Báo cáo công tác nhiều năm liền của Thanh tra Tp.Hồ Chí Minh nói riêng, của ngành thanh tra nhà nước nói chung đã nêu ra một thực tế là “Do tính chất phức tạp của công tác phòng chống tham
nhũng, mặt khác thủ đoạn tham nhũng ngày càng tinh vi, phức tạp, do đó làm cho công tác đấu tranh chống tham nhũng ngày càng khó khăn. Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa ngành Thanh tra thành phố với các cơ quan chức năng trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng còn thiếu hiệu quả do chưa có quy chế phối hợp, dẫn đến việc xử lý một số vụ vi phạm chưa thể hiện được tính răn đe và ý nghĩa phòng ngừa”.
Thực trạng mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong đấu tranh phòng, ngừa tham nhũng thể hiện ở những mặt sau đây:
Một là, thiếu sự phối hợp trong việc trao đổi thông tin về các hành vi tham nhũng hoặc về tội phạm tham nhũng:
Trong những năm vừa qua, nhiều vụ tham nhũng, tiêu cực lớn đã bị công chúng, báo chí phát hiện, tố cáo nhưng các tổ chức Đảng, các cơ quan thanh tra, kiểm tra… hoặc không biết hoặc biết nhưng không tích cực ngăn
chặn để chúng phát triển, kết quả thành vụ án. Ví dụ như tại Thành phố Hồ Chí Minh, trong năm 2004 đã tiến hành 395 cuộc thanh tra. Từ kết quả thu được, các cơ quan thanh tra đã kiến nghị thu hồi trên 55 tỷ đồng, 7 căn nhà, 87.792 m2 đất, 450 cây vàng…, kiến nghị chấn chỉnh về công tác quản lý 471 trường hợp, xử lý kỷ luật 114 người, xử lý hành chánh 22 tổ chức và 120 cá nhân; kiến nghị xử lý hình sự 22 người. Kết quả thanh tra là vậy nhưng trên thực tế mới có 2 người bị khởi tố.
Nguyên nhân của tình trạng trên là do:
- Các cơ quan cấp trên sau khi thanh tra còn nể nang, nương nhẹ với cấp dưới, chỉ đạo nặng về xử lý hành chính, coi nhẹ biện pháp trừng trị nghiêm minh bằng pháp luật hình sự, nên không chuyển hồ sơ cho Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát…
- Bỏ qua không xử lý các sai phạm của các đối tượng bị thanh tra về việc buông lỏng quản lý, vi phạm chế độ tài chính, kế toán, để tiền ngoài sổ sách, chi khống, chi không hợp lệ… cho rằng đây chỉ là những hành vi vi phạm về mặt quản lý nhà nước, không có dấu hiệu tư lợi, tham nhũng… và chỉ đề nghị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính trong kết luận thanh tra của mình, từ đó không chuyển hồ sơ cho Cơ quan điều tra để điều tra làm rõ.
- Cơ quan thanh tra, cán bộ thanh tra có nơi, có lúc không có đủ trình độ chuyên môn để phát hiện được các hành vi hoặc dấu hiệu tham nhũng. Bởi vì bản chất của tội phạm tham nhũng là rất khó phát hiện, nên khi tiến hành thanh tra đã không phát hiện được, hoặc nếu có phát hiện, thì các tài liệu chuyển cho CQĐT chưa chặt chẽ, thiếu căn cứ để điều tra, xác minh làm rõ được hành vi, đối tượng tham nhũng, tính chất hậu quả xảy ra để khởi tố vụ án hình sự được.
- Ngược lại, năng lực, trình độ của một số Điều tra viên, Kiểm sát viên còn thiếu và yếu về chuyên môn kế toán, tài chính, cho nên khi đọc các tài liệu do cơ quan thanh tra chuyển sang đã không hiểu hoặc vì ngại khó nên không chịu điều tra, xác minh tới nơi, tới chốn các hành vi, đối tượng mà thanh tra đề nghị khởi tố…
Hai là, năng lực tổ chức thực hiện của cơ quan phối hợp còn hạn chế, yếu kém.
Trong những năm qua, hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ nói chung và nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng của thanh tra các cấp còn nhiều tồn tại, hạn chế, thậm chí vi phạm pháp luật, bị xử lý hình sự như vụ Lương Cao Khải, Dương Văn Lực… trong việc thanh tra Tổng công ty Dầu khí vừa qua. Nhiều vụ việc sau thanh tra còn bị chìm xuống, không xử lý hoặc xử lý không kiên quyết, có vụ còn không phát hiện được tham nhũng. Cụ thể như vụ PMU 18, Công ty Điện lực Tp.HCM vừa qua, tại các đơn vị này đã có hàng chục đoàn thanh tra vào tiến hành kiểm tra, nhưng đều không phát hiện hoặc cố tình che chắn, bảo kê cho lãnh đạo các đơn vị này tiếp tục hành vi vi phạm.:
Ba là, hoạt động phối hợp còn hình thức và chưa hiệu quả:
Ở nước ta hiện nay, hoạt động phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan tư pháp, các tổ chức chính trị xã hội… còn tuỳ tiện, tràn lan, việc thành lập các Ban chỉ đạo, Uỷ ban liên ngành còn mang tính hình thức và chưa hiệu quả, có đồng chí lãnh đạo Bộ, ngành, lãnh đạo Uỷ ban nhân dân, các Sở, Ban, ngành cấp tỉnh cùng một lúc là thành viên của hàng chục tổ chức liên ngành.
Phối hợp ở cấp độ quốc gia, Ban Chỉ đạo quốc gia phong chống tham nhũng được thành lập sau khi có Pháp lệnh chống tham nhũng năm 1998 với
tư cách là cơ quan đầu mối, điều phối các hoạt động đấu tranh, phòng chống tham nhũng hầu như không hoạt động và nếu có thì không hiệu quả.
Phối hợp ở cấp độ ngành, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 424-TTg ngày 23-8-1993, quy định một số điểm về việc phối hợp giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật trong công tác thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp, trong đó có quy định: “Các cơ quan chức năng thanh tra, kiểm tra hàng quí thông báo cho nhau biết kế hoạch thanh tra và thanh tra đột xuất về nội dung, địa điểm và thời gian thanh tra trước khi triển khai. Nếu có trường hợp kế hoạch của hai hoặc nhiều cơ quan trùng nhau về nội dung, thời gian và đơn vị được thanh tra, thì các cơ quan này bàn bạc thống nhất, chỉ để một
cơ quan vào thanh tra…”
Bản thân tôi cho rằng, chính Chỉ thị này vô hình chung đã làm giảm đi sức mạnh và ưu điểm vốn có của các cơ quan thanh, kiểm tra là thanh, kiểm tra định kỳ và bất thường, vì làm gì cũng phải thông báo kế hoạch trước cho các cơ quan khác, kể cả đối tượng bị thanh, kiểm tra, cho nên hiệu quả của việc thanh tra, kiểm tra không cao.
Riêng trong các lĩnh vực khác thì từ trước đến nay không có một quy định nào về việc phối hợp công tác giữa thanh tra với các cơ quan nói trên. Việc phối hợp chỉ xảy ra (không thường xuyên) trong thời kỳ Viện Kiểm sát còn chức năng kiểm sát chung, các cơ quan này tham gia cùng với nhau trong các Đoàn kiểm tra, thanh tra liên ngành. Sau này khi Viện kiểm sát không còn chức năng kiểm sát chung thì không còn sự phối hợp chung như trước. Kết quả là công tác thanh tra bị hạn chế, nguồn thông tin về các hành vi tham nhũng, tội phạm tham nhũng ít được phát hiện và đưa ra xử lý trước pháp luật.
Chương 3
ĐỔI MỚI CÔNG TÁC THANH TRA NHẰM GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ CUỘC ĐẤU TRANH PHÕNG, CHỐNG THAM NHŨNG 3.1. Quan điểm phòng, chống tham nhũng trong giai đoạn hiện nay
Đấu tranh chống tham nhũng ở nước ta đang trở thành nhiệm vụ trọng tâm của toàn Đảng, toàn dân, đòi hỏi phải tiến hành nhiều biện pháp đồng bộ, kịp thời, kiên quyết, từ việc thống nhất ban hành những chủ trương, đường lối có tính vĩ mô đến việc triển khai những biện pháp cụ thể, trực tiếp. Cuộc đấu tranh chống tham nhũng chỉ đạt hiệu quả khi kết hợp, áp dụng những biện pháp phòng ngừa và xử lý nghiêm minh các hành vi tham nhũng, trong đó phòng ngừa là biện pháp lâu dài và có tính quyết định. Sau đây là một số quan điểm phòng, chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay.
3.1.1. Phòng, chống tham nhũng, lãng phí phải phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, củng cố hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng Ðảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh
Chúng ta tiến hành cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong điều kiện đất nước đang trong quá trình đổi mới và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, chúng ta cũng đang cùng thế giới bước vào giai đoạn hội nhập và trong bối cảnh toàn cầu hóa, mà trong đó chứa đựng cả những thuận lợi và nguy cơ thách thức. Đó là những vấn đề mà cần phải hết sức lưu ý khi tiến hành cuộc đấu tranh chống tham nhũng. Cuộc đấu tranh đó phải đặt trong bối cảnh đổi mới nền kinh tế đất nước với rất nhiều biến đổi trong sự vận hành của nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Cho nên, trong đấu tranh chống tham nhũng, yêu cầu giữ vững ổn
định chính trị, tăng cường đại đoàn kết toàn dân là điều cần hết sức lưu ý. Cuộc đấu tranh đó, một mặt vừa phải phát hiện và xử lý nghiêm minh, tiến tới đẩy lùi tệ nạn tham nhũng, mặt khác vừa phải bảo đảm một sự bình ổn về kinh tế, chính trị, xã hội. Không vì sự tha hoá của một số người mà để kẻ địch lợi dụng, bôi xấu cả một chế độ, xuyên tạc những lý tưởng cao cả mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn; không phải vì việc xử lý một số kẻ tham nhũng mà gây xáo trộn hay đình trệ hoạt động của các cơ quan Đảng và Nhà nước. Cuộc đấu tranh chống tham nhũng không được làm xấu đi hình ảnh của một Nhà nước xã hội chủ nghĩa, của dân, do dân và vì dân, mà mục tiêu chính là để làm trong sạch bộ máy của Đảng và Nhà nước, củng cố niềm tin của nhân dân vào chế độ, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng, thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
3.1.2. Trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng vừa tích cực, chủ động phòng ngừa vừa kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, trong đó động phòng ngừa vừa kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, trong đó phòng ngừa là chính.
Chúng ta cần nhận thức rằng, cuộc đấu tranh chống tham nhũng dù gay go quyết liệt đến đâu cũng là một quá trình tự hoàn thiện của bản thân bộ máy nhà nước ta. Chống tham nhũng không chỉ nhằm vạch ra những kẻ lầm lỗi, có những hành vi vi phạm để trừng trị mà điều quan trọng hơn là chúng ta cần coi đó chính là khuyết tật của bộ máy nhà nước cần phải khắc phục, loại trừ. Quá trình đấu tranh chống tham nhũng cũng là quá trình phát hiện ra những sai sót của cơ chế chính sách, những sai lầm trong công tác bố trí, sử dụng, sắp xếp cán bộ để từ đó có biện pháp thích hợp xử lý trong từng trường hợp cụ thể, từng bước nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của từng ngành, từng cấp. Xây dựng một đội ngũ cán bộ, công chức thực sự là công bộc của nhân dân, là chỗ dựa đáng tin cậy của Đảng và Nhà nước.
Trong quá trình phát hiện và xử lý những người có hành vi tham nhũng cũng cần có sự kết hợp giữa các biện pháp vừa đủ, vừa có tác dụng giáo dục, răn đe, phòng ngừa, cần kết hợp hài hoà giữa biện pháp giáo dục chính trị tư tưởng với những biện pháp kỷ luật và pháp luật, điều cốt yếu là bảo đảm không để bất cứ hành vi tham nhũng nào xảy ra mà không bị xử lý.
Trong đấu tranh chống tham nhũng, cần đặc biệt coi trọng các biện pháp tích cực chủ động phòng ngừa những điều kiện, cơ hội phát sinh tệ tham nhũng. Cần tìm ra những lĩnh vực, những khâu, những yếu tố có thể nảy sinh tham nhũng trong hoạt động của các cơ quan đảng và nhà nước. Các cơ quan nhà nước phải kiểm soát cán bộ, nhân viên của mình trong việc chấp hành nghiêm chỉnh những điều mà người có chức vụ, quyền hạn không được làm theo quy định của Pháp lệnh cán bộ, công chức và Luật Phòng, chống tham nhũng. Trong số các biện pháp phòng ngừa thì thanh tra, kiểm tra là công việc quan trọng hàng đầu, là phương thức chủ động tích cực nhất để đấu tranh chống những biểu hiện tham nhũng và nguy cơ lan tràn của tệ tham nhũng. Công tác thanh tra, kiểm tra phải được tiến hành thường xuyên, liên tục và có trọng tâm, trọng điểm để phát hiện ra những khuyết tật của bộ máy, những sơ hở của cơ chế chính sách pháp luật, kịp thời có những giải pháp hiệu quả để khắc phục những thiếu sót trong quản lý, ngăn chặn ngay từ đầu nguy cơ tham nhũng xảy ra.
3.1.3. Phòng, chống tham nhũng, lãng phí là nhiệm vụ vừa cấp bách vừa lâu dài; phải tiến hành kiên quyết, kiên trì, liên tục với những bước đi vừa lâu dài; phải tiến hành kiên quyết, kiên trì, liên tục với những bước đi vững chắc, tích cực và có trọng tâm, trọng điểm.
Tham nhũng là một tệ nạn nguy hiểm và là một căn bệnh kinh niên rất khó khắc phục. Vì thế để chống lại căn bệnh này cần có những giải pháp thích hợp. Chống tham nhũng phải được tiến hành thường xuyên, kiên trì, tiến hành
ở mọi ngành, mọi cấp; tinh thần và chủ trương chống tham nhũng phải được quán triệt đến từng cán bộ, đảng viên. Phải xác định đây là cuộc đấu tranh gian khổ, lâu dài và chắc chắn sẽ gặp phải sự chống trả quyết liệt của những kẻ muốn lợi dụng chức quyền để vơ vét của cải của Nhà nước và nhân dân, vì vậy chống tham nhũng vừa phải kiên quyết, vừa phải kiên trì và hết sức thận trọng.
Là một cuộc đấu tranh cam go và phức tạp, đấu tranh chống tham nhũng không chỉ đòi hỏi thái độ kiên quyết chống lại tệ nạn này mà còn cần phải có phương pháp thích hợp với những bước đi vững chắc, tích cực, có trọng tâm, trọng điểm. Các ngành, các cấp phải có kế hoạch cụ thể, có sự phân công, phân nhiệm giữa các cơ quan và những cá nhân có trách nhiệm, đồng thời phải có bước đi thích hợp, tránh tình trạng chống tham nhũng theo kiểu phong trào, cần điều tra, đưa ra ánh sáng những vụ tham nhũng lớn,