Vai trò của công tác thanh tra đối với cuộc đấu tranh phòng, chống tham

Một phần của tài liệu Thanh tra và vấn đề phòng, chống tham nhũng (Trang 44)

chống tham nhũng.

Trên cơ sở vị trí, vai trò của Công tác thanh tra đã trình bày ở trên, có thể nhận thấy, trong công cuộc đấu tranh chống tham ô, lãng phí, chống bệnh quan liêu, các cơ quan thanh tra nhà nước đóng vai trò rất quan trọng. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng huấn thị: “các Ban Thanh tra phải chú ý kiểm tra chống lãng phí, tham ô. Phát hiện ra những việc lãng phí, tham ô, chẳng những cần báo cáo với Trung ương và Chính phủ biết và giải quyết mà còn giúp các cấp lãnh đạo địa phương tìm ra những biện pháp để tích cực chống lãng phí, tham ô”[28, 81]

.

Như vậy, thanh tra, kiểm tra không những để phát hiện vi phạm, phát hiện tham ô, lãng phí, tham nhũng để xử lý. Quan trọng hơn, qua kiểm tra, các cơ quan thanh tra nhà nước tìm hiểu nguyên nhân tham ô, lãng phí, tham nhũng tìm ra biện pháp chống tham ô, lãng phí, tham nhũng từ đó, kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, với bản thân các cơ quan là đối tượng thanh tra, kiểm tra để có các giải pháp hữu hiệu nhằm chống tham ô, lãng phí có hiệu quả.

Bệnh quan liêu, mệnh lệnh là nguyên nhân chủ quan của nạn tham ô, tham nhũng. Vì vậy, các cơ quan thanh tra nhà nước chẳng những kiểm tra chống lãng phí, tham ô mà còn phải chống bệnh quan liêu, mệnh lệnh để giúp các cơ quan Nhà nước cải tiến công tác, giữ gìn kỷ luật, thực hành dân chủ, góp phần củng cố bộ máy Nhà nước.

Có thể khái quát vai trò của công tác thanh tra trong đấu tranh chống tham nhũng ở những mặt chủ yếu sau:

1.2.3.1. Thanh tra là phương thức phòng ngừa tham nhũng rất hiệu quả

Chức năng cơ bản của thanh tra là kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành chính sách, pháp luật của các đối tượng thanh tra. Như vậy, trong quá trình hoạt động của mình, thanh tra phát hiện ra những khiếm khuyết sơ hở, yếu kém trong các cơ chế chính sách, trong hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước làm phát sinh hành vi tham nhũng. Ở đây, hoạt động thanh tra đóng vai trò “dự báo”, một cơ chế, chính sách nào đó ở vào thời điểm thanh tra mặc dù chưa làm phát sinh tham nhũng những đã có thể được dự báo về hậu quả của nó trong thời gian sắp tới nếu không có một sự điều chỉnh kịp thời. Những kiến nghị của thanh tra trong trường hợp này mang tính chất là một biện pháp ngăn ngừa tham nhũng có thể xảy ra

1.2.3.2. Thanh tra là phương thức phát hiện nhanh chóng các vụ việc tham nhũng.

Mặc dù không phải là chức năng cơ bản song do tính chất hoạt động của mình, thanh tra có điều kiện phát hiện rất sớm các biểu hiện tham nhũng để kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền các biện pháp xử lý kịp thời. Việc phát hiện các hành vi tham nhũng chủ yếu thông qua hoạt động thanh tra việc thực hiện chức trách, công vụ của công chức nhà nước và hoạt động giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân. Chức năng này theo quy định của pháp luật các nước trên thế giới được thực hiện bởi hai loại hình thanh tra là Thanh tra hành chính và Thanh tra Quốc hội. Do tính chất thường xuyên, liên tục của hoạt động thanh tra chức trách hành chính, công vụ và việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo hàng năm, thanh tra các nước đã phát hiện được rất nhiều các vụ việc vi phạm chế độ công chức, công vụ, xâm phạm đến lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Trong số đó có nhiều vụ việc vi phạm do yếu tố vụ lợi (tham ô hay nhận hối lộ). Chính vì vậy, thanh

tra là cơ quan có thể phát hiện được những vụ tham nhũng từ rất sớm. Khác với các cơ quan điều tra hay cơ quan chống tham nhũng chuyên trách, thanh tra hoàn toàn có khả năng phát hiện những vụ việc tham nhũng khi chúng chưa có những biểu hiện cụ thể, thậm chí những vụ việc tham nhũng được núp sau các vi phạm thông thường khác. Sự phát hiện của thanh tra cũng thường rất đầy đủ và toàn diện là cơ sở cho việc xử lý được kịp thời và chính xác.

1.2.3.3. Thanh tra đóng vai trò là „„chiếc cầu nối‟‟ giữa Nhà nước với

dư luận quần chúng trong đấu tranh chống tham nhũng:

Có thể nói, thanh tra, kiểm tra - theo quan điểm của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, như một „„chiếc cầu nối‟‟ giữa lãnh đạo cơ quan cấp trên và cơ quan cấp dưới, giữa cơ quan ban hành chính sách và cơ quan thực hiện chính sách, giữa trung ương và địa phương, giữa người lãnh đạo, chỉ đạo và người thực hiện. Điều đó khẳng định hoạt động thanh tra không có mục đích tự thân mà là để phục vụ cho công tác quản lý điều hành của nhà nước ngày càng có hiệu quả, hiệu lực, phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn

Một trong những chức năng cơ bản của thanh tra là tiếp nhận và xem xét đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân. Đây là phương thức tiếp xúc trực tiếp với nhân dân, hay nói cách khác là việc „„sở hữu‟‟ nguồn cung cấp thông tin một cách vô tận. Song, đó không phải là những thông tin một chiều, ở các nước mà dư luận xã hội biểu hiện rõ nét nhất qua các phương tiện thông tin đại chúng luôn luôn là người bạn đồng hành của thanh tra. Các kiến nghị của thanh tra được thực hiện một phần lớn dựa trên sự ủng hộ của dư luận xã hội, kể cả các kiến nghị xử lý người có hành vi tham nhũng.

Chương 2

CÔNG TÁC THANH TRA ĐỐI VỚI CUỘC ĐẤU TRANH PHÕNG,

Một phần của tài liệu Thanh tra và vấn đề phòng, chống tham nhũng (Trang 44)