Phòng, chống tham nhũng, lãng phí phải phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế-

Một phần của tài liệu Thanh tra và vấn đề phòng, chống tham nhũng (Trang 87)

phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, củng cố hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng Ðảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh

Chúng ta tiến hành cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong điều kiện đất nước đang trong quá trình đổi mới và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, chúng ta cũng đang cùng thế giới bước vào giai đoạn hội nhập và trong bối cảnh toàn cầu hóa, mà trong đó chứa đựng cả những thuận lợi và nguy cơ thách thức. Đó là những vấn đề mà cần phải hết sức lưu ý khi tiến hành cuộc đấu tranh chống tham nhũng. Cuộc đấu tranh đó phải đặt trong bối cảnh đổi mới nền kinh tế đất nước với rất nhiều biến đổi trong sự vận hành của nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Cho nên, trong đấu tranh chống tham nhũng, yêu cầu giữ vững ổn

định chính trị, tăng cường đại đoàn kết toàn dân là điều cần hết sức lưu ý. Cuộc đấu tranh đó, một mặt vừa phải phát hiện và xử lý nghiêm minh, tiến tới đẩy lùi tệ nạn tham nhũng, mặt khác vừa phải bảo đảm một sự bình ổn về kinh tế, chính trị, xã hội. Không vì sự tha hoá của một số người mà để kẻ địch lợi dụng, bôi xấu cả một chế độ, xuyên tạc những lý tưởng cao cả mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn; không phải vì việc xử lý một số kẻ tham nhũng mà gây xáo trộn hay đình trệ hoạt động của các cơ quan Đảng và Nhà nước. Cuộc đấu tranh chống tham nhũng không được làm xấu đi hình ảnh của một Nhà nước xã hội chủ nghĩa, của dân, do dân và vì dân, mà mục tiêu chính là để làm trong sạch bộ máy của Đảng và Nhà nước, củng cố niềm tin của nhân dân vào chế độ, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng, thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Một phần của tài liệu Thanh tra và vấn đề phòng, chống tham nhũng (Trang 87)