Nhận thức về hoạt động thanh tra còn hạn chế, chưa phù hợp, với chức năng,

Một phần của tài liệu Thanh tra và vấn đề phòng, chống tham nhũng (Trang 79)

với chức năng, nhiệm vụ của công tác này.

Nước Việt nam dân chủ cộng hoà của chúng ta xây dựng chế độ xã hội mới trên nền xã hội thực dân nửa phong kiến với nhiều di chứng nặng nề của xã hội này, một trong số đó là quan niệm nặng nề, khắt khe (nặng về hình phạt) đối với hoạt động của các cơ quan công quyền, trong đó có quan niệm về hoạt động thanh tra. Với thời gian, quan niệm về thanh tra có thay đổi, thời phong kiến, các quan thanh tra đại diện cho vua để đi thanh tra các quan lại, các địa phương, với khẩu hiệu “tiền trảm, hậu tấu”, các vị quan này có thể

dùng các biện pháp chế tài như bắt giam, trừng phạt tại chỗ hoặc dẫn giải về triều những vị quan tham nhũng, hối lộ, hà hiếp dân tình…

Thời chiến tranh cũng vậy, trong bối cảnh vừa xây dựng đất nước vừa chống giặc ngoại xâm, để bảo đảm việc vận hành một bộ máy chính quyền trong sạch đáp ứng nhiệm vụ thời chiến, Hồ Chủ tịch đã ban hành Sắc lệnh 64/SL ngày 23.11.1945 thành lập Ban Thanh tra đặc biệt, với những nhiệm vụ và quyền hạn như: đình chức, bắt giam bất cứ nhân viên nào trong Uỷ ban nhân dân hay của Chính phủ đã phạm lỗi trước khi mang ra Hội đồng Chính phủ hay Toà án đặc biệt xét xử; tịch biên hoặc niêm phong những tang vật và dùng mọi cách điều tra để lập một hồ sơ mang một phạm nhân ra Toà án đặc biệt. Ban Thanh tra có thể truy tố cả các việc đã xẩy ra trước ngày ban bố Sắc lệnh này.

Có lẽ vì những lý do lịch sử trên đã hình thành quan niệm không đúng về hoạt động thanh tra ngay cả trong thời kỳ đổi mới. Hiện nay, các cơ quan, tổ chức, đơn vị “bị” thanh tra, thường xuất hiện tâm lý phổ biến là lo sợ và tìm cách đối phó trong các cuộc thanh tra. Vì thế, giữa thanh tra và các cơ quan tổ chức “bị” thanh tra không cùng mục đích. Một phía thì dường như trong thâm tâm cố tìm ra thiếu sót, vi phạm để “xử lý”, nếu không cuộc thanh tra chưa đạt. Và bên kia thì lo lắng tìm mọi cách chống đỡ. Sự thật khách quan của mỗi cuộc thanh tra thường bị biến dạng bởi nhận thức khác nhau của hai phía. Do vậy, các khuyết tật và thiếu sót của cơ chế quản lý hoặc là được “thoả hiệp” với nhau để xem đó là lý do để biện minh cho những vi phạm, sai lầm để hòng “gỡ” tội, hoặc là “đối lập” nhau để phủ nhận “tội” bên “bị” thanh tra. Cuối cùng, mục đích hàng đầu và chủ yếu của mỗi cuộc thanh tra là tìm kiếm, phát hiện các yếu tố hợp lý và sai sót của cơ chế quản lý nhà nước trở thành yếu tố phụ, thứ yếu. Cả hai phía không cùng chung phân tích, tìm kiếm các kiến nghị hữu hiệu để khắc phục các lỗ hổng của cơ chế nhằm nâng cao

hiệu quả quản lý nhà nước, giảm các cơ hội nảy sinh vi phạm pháp luật nói chung và các hành vi tham nhũng nói riêng.

Chính những quan niệm không đúng này về hoạt động thanh tra đã làm giảm hiệu quả, chất lượng hoạt động trong thời gian qua.

Một phần của tài liệu Thanh tra và vấn đề phòng, chống tham nhũng (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)