Xây dựng cơ chế phối hợp giữa cơ quan thanh tra với các cơ quan kiểm toán,

Một phần của tài liệu Thanh tra và vấn đề phòng, chống tham nhũng (Trang 107)

Điều quan trọng trong vấn đề này là cần xác định nội dung có thể và cần phối hợp, phương thức thực hiện sự phối hợp trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của mỗi cơ quan. Đây cũng là vấn đề phức tạp và còn nhiều hạn chế như đã phân tích ở trên. Để cơ chế phối hợp phát huy hiệu quả trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng cần xây dựng theo hướng sau:

Thứ nhất, ở tầm vĩ mô, trong phạm vi quốc gia:

Để chấn chỉnh kỷ cương trong công tác phối hợp giữa Chính phủ (Thủ tướng, Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, Bộ Công an, Thanh tra Chính phủ…) với các cơ quan tiến hành tố tụng (Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Toà án nhân dân), cần nhìn nhận vấn đề này trong mối quan hệ với việc tăng cường quản lý việc thực hiện chương trình công tác của Chính phủ. Cần thiết phải có cơ chế điều phối, đôn đốc, kiểm tra ba loại hoạt động phối hợp phòng chống tham nhũng: (1) hoạt động phối hợp được chính thức ghi vào chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; (2) hoạt động phối hợp phát sinh và đã kịp thời được điều chỉnh để đưa vào chương trình công tác bổ sung của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; (3) hoạt động phối hợp đột xuất, cần triển khai gấp theo chỉ đạo nhanh của Thủ tướng Chính phủ. Trong mọi trường hợp, việc chấp hành các quy định về phối hợp cũng thể hiện ý thức công vụ và kỷ luật hành chính của các cơ quan, cá nhân có liên quan.

Trong phối hợp phải xây dựng cho được cơ chế phân công rõ ràng cho từng cơ quan, ai chủ trì, ai phối hợp, ai thực hiện, ai phải báo cáo?. Đây là biện pháp khắc phục tình trạng bị động của cơ quan tham gia phối hợp. Theo chúng tôi, trong bối cảnh cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng hiện nay ở Việt nam với phương châm phòng ngừa là chính, chúng ta cần tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo cơ chế phối hợp này của Thanh tra Chính phủ nhằm phát

huy hiệu quả vai trò của cơ quan này trong các biện pháp phòng ngừa tham nhũng.

Thứ hai, quan hệ phối hợp giữa các cơ quan Thanh tra với cơ quan tiến hành tố tụng: Cần sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch 03/2006 ngày

23/05/2006 mới đây giữa VKSTC, BCA, BQP, TTCP theo hướng:

Một là, xây dựng cơ chế thành lập Đoàn thanh tra liên ngành, có sự tham gia phối hợp của Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát nhằm điều tra có hiệu quả những vụ khiếu nại, tố cáo liên quan đến nhiều đối tượng, thuộc nhiều địa phương khác nhau bảo đảm vừa thanh tra chấn chỉnh hoạt động đối tượng bị thanh tra, vừa khởi tố, điều tra, truy tố các cá nhân có hành vi phạm tội.

Hai là, cần có quy định rõ về việc trao quyền chủ động cho cơ quan Thanh tra trong việc tự mình lập hồ sơ điều tra, xác minh ban đầu các vụ việc có dấu hiệu phạm tội.

Những sửa đổi, bổ sung trên đây nhằm bảo đảm Thông tư này là văn bản để hướng dẫn nghiệp vụ, trình tự, thủ tục lập hồ sơ kiến nghị khởi tố cho các Thanh tra viên để họ thực hiện đúng yêu cầu, nắm bắt được bản chất vụ việc mà kiến nghị, khởi tố chính xác, đáp ứng được mục đích phối hợp.

Thứ ba, tăng cường phối hợp giữa các cơ quan Thanh tra với Kiểm toán Nhà nước, Bộ Tài chính.

Khắc phục tệ nạn tham nhũng phải bằng những biện pháp đồng bộ, mà quan trọng nhất là hình thành hệ thống pháp luật khiến công chức không cần tham nhũng, không muốn tham nhũng và cũng không thể tham nhũng. Để đấu tranh có hiệu quả tệ nạn này cần phải có sự phối hợp tích cực của hệ thống cơ quan Kiểm toán nhà nước, Thanh tra thuế, Bộ Tài chính, và cần phải xác định quan hệ phối hợp trong những nội dung sau đây:

Một là, phối hợp trong việc thực hiện chủ trương kê khai tài sản đối với cán bộ công chức (đây cũng là nhiệm vụ mà Luật Phòng, chống tham nhũng đã quy định). Để thực hiện có hiệu quả công tác này, phải xác định đây là nhiệm vụ chủ yếu của Kiểm toán nhà nước và phải trao cho cơ quan này những quyền năng cụ thể như sau:

- Kiểm tra bất thường và tại chỗ tất cả các nghiệp vụ tài chính và kế toán của những cơ quan công quyền từ TW đến địa phương, các doanh nghiệp nhà nước hoặc có vốn đầu tư của nhà nước.

- Xem xét các đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thi hành ngân sách và đề nghị Quốc hội tiến hành giám sát hoặc thanh tra.

- Hậu kiểm thường xuyên các hồ sơ thu chi của những cơ quan, doanh nghiệp nói trên.

- Kiểm toán bảng kết toán hàng năm của ngân sách do Chính phủ báo cáo trước Quốc hội.

- Kiểm tra tài sản của cán bộ, công chức sau khi nhận được bản kê khai tài sản của những đối tượng này định kỳ hàng năm, trước và sau khi được bổ nhiệm.

Hai là, phối hợp tham gia trong các Đoàn thanh tra khi kiểm tra các hoạt động mua sắm tài sản công, đầu tư xây dựng cơ bản; kiểm kê, đối chiếu sổ sách kế toán của các cơ quan công quyền từ trung ương đến địa phương.

Ba là, phối hợp trong việc điều tra, xác minh, định giá và truy thu tài

sản bất chính do tham nhũng mà có. Thực hiện được nhiệm vụ này chỉ có Kiểm toán nhà nước, Bộ Tài chính và Ngân hàng nhà nước với chức năng riêng có của mình, với đội ngũ cán bộ có chuyên môn mới đủ khả năng làm được. Ngoài ra, việc giám định tài chính, giám định tài sản có thực hiện nhanh

chóng, làm tốt thì mới đẩy nhanh quá trình thanh tra, điều tra, truy tố và xét xử các vụ án tham nhũng được.

Đây là những vấn đề rất cấp bách, đòi hỏi phải được tiến hành nhanh chóng nhằm đẩy mạnh hiệu lực, hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, vì cuộc đấu tranh này vẫn được coi là chưa hiệu quả, chưa đủ mạnh để trấn áp, răn đe các đối tượng có chức, có quyền. Hiện tại, đấu tranh phòng, chống tham nhũng cũng đang thu hút nhiều sự quan tâm chú ý của các tầng lớp nhân dân, vì vậy, việc hoàn thiện pháp luật về thanh tra sẽ góp phần xây dựng một cơ chế phòng ngừa và chống tham nhũng hiệu quả, đẩy lùi tệ nạn này ra khỏi đời sống xã hội.

KẾT LUẬN

Từ những phân tích trong khuôn khổ luận văn về vai trò của công tác thanh tra đối với đấu tranh phòng, chống tham nhũng; những quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến chức năng, nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng của các tổ chức thanh tra, chúng tôi thấy rằng đổi mới nhằm tăng cường vai trò của công tác thanh tra sẽ góp phần hữu hiệu nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Cùng với việc cải cách bộ máy hành chính nhà nước, cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước, chúng ta đã ban hành những văn bản pháp luật khẳng định vai trò quan trọng của công tác thanh tra trong phòng, chống tham nhũng. Tuy nhiên, để công tác này phát huy hiệu quả, chất lượng các mặt hoạt động hơn nữa, chúng ta cần nghiên cứu, tổng kết để tiếp tục xây dựng, hoàn thiện pháp luật, về thanh tra, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc kiện toàn tổ chức và hoạt động, tăng cường hiệu quả công tác thanh tra phòng, chống tham nhũng.

Chính vì vậy, việc nghiên cứu một cách toàn diện, qua đó đưa ra những luận giải để tăng cường công tác thanh tra nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh chống tham nhũng là một nhiệm vụ rất quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Kết quả thu được sẽ làm cơ sở cho quá trình nghiên cứu đổi mới công tác thanh tra cả về phương diện pháp luật và hoạt động thực tiễn, đó là việc tiếp tục sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật về thanh tra và phòng, chống tham nhũng. Trong quá trình này cần bảo đảm tính thống nhất và tính đồng bộ ngay trong chính hệ thống các văn bản pháp luật điều chỉnh về hoạt động thanh tra và đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Cần đổi mới tư duy về thanh tra, tăng cường và hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng cũng như phải đảm bảo mục tiêu đổi mới của

Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay.

Hy vọng rằng những khía cạnh được đề cập đến và sự phân tích bước đầu của bản luận văn này sẽ ít nhiều có những gợi ý hữu ích cho những người làm công tác nghiên cứu cũng như các chuyên gia trực tiếp tham gia xây dựng, soạn thảo chiến lược phòng, chống tham nhũng và các văn bản pháp luật về hoạt động thanh tra, chống tham nhũng góp phần vào quá trình tăng cường công tác thanh tra nhằm nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng đáp ứng được yêu cầu của công cuộc xây dựng đất nước và với sự mong đợi của nhân dân./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Văn bản pháp luật và các văn kiện của Đảng

1 Chỉ thị số 84/TTG-3X của Thủ tướng Chính phủ ngày 9/9/1964

“về việc tổng hợp tình hình tham ô, lãng phí, quan liêu”. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2 Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), “Văn kiện Đại hội đại biểu

toàn quốc lần thứ VIII”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3 Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), “Văn kiện Hội nghị lần thứ

III Ban chấp hành Trung ương khoá VIII”, Nxb Chính trị quốc

gia, Hà Nội.

4 Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), “Văn kiện Hội nghị lần thứ

năm Ban chấp hành Trung ương khoá VIII”, Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội.

5 Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), “Văn kiện Đại hội đại biểu

toàn quốc lần thứ IX”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6 Luật khiếu nại, tố cáo ngày 02/12/1998 7 Luật phòng, chống tham nhũng, 2005

8 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo 2004.

9 Luật Thanh tra 2004

10 Nghị định của chính phủ Số 46/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2003

11 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Nhà nước.

12 Nghị định số 41/2005/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thanh tra.

13 Nghị quyết Đại Hội đại biểu Toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt nam.

14 Nghị quyết Hội nghị lần thứ III, BCH TƯ Đảng khoá X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

15 Pháp lệnh của Uỷ ban thường vụ quốc hội Số 03/1998/PL- UBTVQH10 ngày 26 tháng 02 năm 1998 về việc chống tham nhũng năm 1998.

16 Pháp lệnh Thanh tra, 1990

17 Quyết định 240/QĐ-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 26/6/1990, về đấu tranh chống tham nhũng

18 Quyết định số 114/TTg ngày 21 tháng 11 năm 1992 của Thủ tướng Chính phủ về những biện pháp cấp bách nhằm ngăn chặn và bài trừ tệ tham nhũng và buôn lậu.

2. Tác phẩm

19 “Quy định pháp luật về tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng”

(2005), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

20 Ban chỉ đạo trung ương 6(2) (2003), “Tiếp tục thực hiện Nghị quyết trung ương 6 (lần 2) khoá VIII đẩy mạnh cuộc vận động

xây dựng, chỉnh đốn Đảng chống tham nhũng, lãng phí”, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

21 Ban Nội chính Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (2005),

“Kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng của một số nước trên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thế giới”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

22 Ban Nội chính Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (2005),

“Một số bài nghiên cứu về tham nhũng và phòng, chống tham

nhũng đăng trên các tạp chí”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

23 Ban Nội chính Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (2005),

“Một số văn bản của nhà nước về phòng, chống tham nhũng”,

Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.

24 Ban quản lý dự án nghiên cứu đấu tranh chống tham nhũng, Ban Nội chính Trung ương CSVN (2005), “Báo cáo kết quả

điều tra tham nhũng ở Việt Nam” (Dự thảo), Hà Nội.

25 Hồ Chí Minh Toàn tập, tập V (1995), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

26 Hồ Chí Minh toàn tập, tập VI (2000), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

27 Hồ Chí Minh toàn tập, tập VI, (1995-1996), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

28 Hồ Chí Minh Toàn tập, tập X (1995), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

29 Pháp lệnh chống tham nhũng và văn bản hướng dẫn thi hành

(1998), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

30 Thanh tra Chính phủ (2005), “Lịch sử Thanh tra Việt nam

1995-2005”, Nxb Chính trị Quốc gia, hà Nội.

31 Thanh tra Chính phủ, UNDP (2004), “Một số vần đề cơ bản về

phòng ngừa và chống tham nhũng”, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

32 Thanh tra nhà nước (2003), “Kỷ yếu nghiên cứu khoa học thanh

tra 1992-2002”, tập III.

33 Thanh tra Nhà nước (2004), “Luật Thanh tra năm 2004 với việc đổi mới tổ chức, hoạt động thanh tra trong thời kỳ công nghiệp

hoá, hiện đại hoá”, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

34 Thông tấn xã Việt nam (2002), “Đại hội Đảng Cộng sản Trung

Quốc, những điều ít được công bố”, Hà Nội.

35 Viện khoa học thanh tra, Thanh tra Chính phủ (2004), “Cơ chế

giám sát, kiểm toán và thanh tra ở Việt nam”, Nxb Tư pháp, Hà

nội.

36 Viện khoa học thanh tra, Thanh tra Chính phủ (2004), “Việt

nam với Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng”, Nxb (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tư pháp, Hà Nội.

37 Viện Khoa học thanh tra, Thanh tra Chính phủ 2004, “Sáng kiến ADB-OECD Chống tham nhũng tại khu vực Châu Á – Thái

Bình Dương” (Báo cáo tổng kết chính sách chống tham nhũng).

38 Viện khoa học thanh tra, Thanh tra Chính phủ; Ngân hàng Thế giới (2005), “Đương đầu với tham nhũng ở Châu á - những bài

học thực tế và khuôn khổ hành động”, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

3. Tạp chí, hội thảo, đề tài, công trình khoa học

39 Ban Nội chính trung ương (2005), Tài liệu Hội thảo “về Dự

thảo Luật phòng, chống tham nhũng”, Hà Nội, tháng 10.

40 Bùi Mạnh Cường (2003), “Tư tưởng Hồ Chí Minh với vấn đề

chống tham nhũng”, Nxb Lao động – xã hội, Hà Nội.

41 Đào Trí úc (1997), “Tham nhũng: nhận diện từ các khía cạnh

42 Đinh Văn Minh (Chủ biên) (2004), “Tìm hiểu Luật thanh tra”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

43 Nguyễn Như Ý (1999), “Đại từ điển tiếng Việt”, Nxb Văn hoá – thông tin, Hà Nội. .

44 Phạm Thành - Đỗ Thị Thạch (2005), “Phát huy dân chủ trong

đấu tranh chống tham nhũng ở nước ta hiện nay”, Nxb Lý luận

chính trị, Hà Nội

45 Thanh tra Chính phủ (2004), Tài liệu Hội thảo “Việt nam với

Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng năm 2003”,

Tháng 11, Hà Nội.

46 Thanh tra Chính phủ (2005), “Đề tài khoa học cấp Bộ trọng điểm: Lịch sử và truyền thống ngành thanh tra Việt nam”.

47 Thanh tra Chính phủ (2005), “Đề tài khoa học cấp Bộ trọng điểm: Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác thanh tra”.

48 Thanh tra nhà nước (2002), Đề tài khoa học độc lập cấp nhà nước: “Hoàn thiện cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát nhằm

nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước”.

49 TS luật học, Phạm Tuấn Khải (1998), “Những vấn đề pháp lý về hoàn thiện tổ chức và hoạt động thanh tra nhà nước trong

Một phần của tài liệu Thanh tra và vấn đề phòng, chống tham nhũng (Trang 107)