Nhóm hàng cơ khí

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 66)

Năng lực sản xuất

Nhóm hàng cơ khí đƣợc xem xét, đánh giá gồm các mặt hàng nhƣ động cơ điện, động cơ diesel, máy biến thế, máy nông cụ, máy kéo, bơm nƣớc, các cấu kiện cơ khí, kết cấu thép…

Năng lực sản xuất, giá thành và chất lượng hàng hóa: Các yếu tố về

năng lực sản xuấtcủa ngành cơ khí còn khá khiêm tốn nếu so với nhu cầu của nền kinh tế quốc dân. Chất lƣợng của nhiều hàng hóa thuộc nhóm này đã đạt tiêu chuẩn quốc tế và đã có chỗ đứng trên thị trƣờng quốc tế nhƣ đồng hồ đo điện, dây và cáp điện của Cadivi (đạt tiêu chuẩn IEC), một số loại tầu, máy động cơ cỡ nhỏ, các công trình thiết bị toàn bộ. Giá cả của nhiều hàng hóa cơ khí có chất lƣợng tƣơng đƣơng nhƣng giá thấp hơn giá quốc tế nhƣ: thiết bị toàn bộ có giá chỉ bằng 60-80% của nƣớc ngoài, giá các loại tàu đóng trong nƣớc cũng chỉ bằng 60-80% giá nhập ngoại. Đối với các loại đọng cơ điện, máy biến áp 1 pha giá sản xuất trong nƣớc đều thấp hơn từ 12-14% giá nhập. Tuy vậy, giá động cơ diesel cỡ nhỏ, dây và cáp điện lại cao hơn giá nhập khẩu…[ 3, Tr.18]

Trình độ công nghệ, thiết bị: phần lớn các thiết bị và công nghệ của ngành cơ khí đều đã đƣợc đầu tƣ và sử dụng trong thời gian dài, kỹ thuật lạc hậu, độ chính xác kém, quy trình sản xuất khép kín, thiếu chuyên môn hóa, tụt hậu khoảng 2-3 thế hệ so với khu vực.

Nguồn nhân lực: trong một thời gian dài kể từ những năm đầu của thời kỳ đổi mới, lực lƣợng lao động cho ngành cơ khí không đƣợc quan tâm, đào tạo đúng mức. Một số vấn đề nổi lên về nguồn nhân lực là:tiền lƣơng trung bình của ngƣời lao động thấp hơn của Trung Quốc, Indonesia và nhiều nƣớc khác trong khu vực; Năng suất lao động tính theo USD của lao động cơ khí Việt Nam thấp hơn đáng kể so với ở Indonesia, Malaysia, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore; Chi phí cho một đơn vị lao động cao hơn nhiều so với các nƣớc trong khu vực.

Thị trƣờng

Hiện nay, nhiều hàng hóa đã có chỗ đứng nhất định trên thị trƣờng quốc tế, nhất là các thị trƣờng Châu Phi, Tây và Nam Á.

Trong thời gian tới, những cam kết của Chính phủ với các tổ chức kinh tế quốc tế sẽ giúp các doanh nghiệp cơ khí có điều kiện tiếp cận với các nguồn tài chính dồi dào, công nghệ cao, phƣơng pháp và kinh nghiệm quản lý hiện đại, đào tạo công nhân tay nghề cao, tiếp cận bạn hàng và thị trƣờng rộng lớn trên thế giới với các rào cản về thuế, phi thuế thấpvv.. Tuy nhiên, việc giảm dần hàng rào thuế quan bảo hộ, bỏ dần hàng rào phi thuế, bỏ trợ cấp vv…sẽ gây khó khăn lớn cho ngành tại khu vực thị trƣờng trong nƣớc.

Trong khu vực ASEAN, sản phẩm cơ khí của Thái Lan, Malaysia và những nƣớc thành viên cũ nhìn chung có lợi thế cạnh tranh hơn so với nhiều hàng hóa cơ khí của Việt Nam. Nhiều nƣớc khác trong khối APEC, thành viên WTO có thế mạnh hơn nhiều Việt Nam về mặt cơ khí.

Dự báo khả năng cạnh tranh của nhóm hàng cơ khí Việt Nam

Các mặt hàng có năng lực cạnh tranh cao là mặt hàng kết cấu thép, thiết bị phi tiêu chuẩn, siêu trƣờng, siêu trọng có sức cạnh tranh nội địa hóa cao nhất nhờ lợi thế cạnh tranh tại chỗ.

Những mặt hàng có tiềm năng cạnh tranh trong tương lai là xe máy, thiết bị toàn bộ cho một số ngành công nghiệp, phôi lớn cho chế tạo máy (đúc, rèn).

Những mặt hàng có năng lực cạnh tranh thấp là nhóm các mặt hàng

thiết bị kỹ thuật điện nhƣ máy điện quay, máy điện tĩnh, dụng cụ đo, khí cụ, dây và cáp điện, nhóm hàng hóa phục vụ nông nghiệp nhƣ máy động lực cỡ nhỏ dƣới 30 mã lực, bơm nƣớc, máy chế biến nông sản (xay xát, đánh bóng, chọn hạt, sấy…), tầu thủy dƣới 30.000 tấn, đóng mới toa xe lửa, hàng hóa cơ khí xây dựng (khóa cửa, các loại ống dẫn, phụ tùng, linh kiện trần treo).

Những mặt hàng không có năng lực cạnh tranh là ô tô cao cấp, máy công cụ, máy móc thiết bị y tế, máy dệt, thiết bị khai thác, chế biến dầu khí, hóa chất, khoáng sản, thiết bị chế biến nông-lâm- thủy sản quy mô lớn, ngành chế tạo khuôn, dụng cụ và hàng quy chế cơ khí.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 66)