Định hướng phân loại, phát triển các nhóm hàng có năng lực cạnh

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 95)

tranh hiện tại và tương lai

* Nhóm ngành sản xuất có khả năng cạnh tranh trong tƣơng lai:

Đây là nhóm ngành hàng hiện nay gặp nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh với hàng nhập khẩu nhƣng trong tƣơng lai có thể có khả năng cạnh tranh nếu hiện tại đƣợc hƣởng những hỗ trợ nhất định. Đa số nhóm này là những ngành công nghiệp chế biến. Điển hình là các ngành: rau quả, thực phẩm chế biến, điện- điện tử, cơ khí, hóa chất, xi măng, đóng tàu và một số ngành mới với công nghệ cao, đƣợc coi là ngành mũi nhọn, then chốt.

Để nâng cao năng lực cạnh tranh của nhóm ngành hàng này, giữ vững và mở rộng thị phần trong nƣớc so với hàng nhập khẩu, cần xác định đúng

định hƣớng phát triển và đồng thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ thích hợp, kịp thời với mức độ bảo hộ hợp lý.

* Nhóm ngành hàng sản xuất có khả năng cạnh tranh thấp:

Các ngành hàng có khả năng cạnh tranh kém của Việt Nam chủ yếu là những ngành có hàm lƣợng vốn lớn. Phần lớn các ngành hàng này đều là những ngành mà năng lực cạnh tranh và phát triển dựa trên công nghệ hiện đại và ít phụ thuộc vào các yếu tố lao động và điều kiện tự nhiên. Cụ thể là ngành thép và mía đƣờng. Đối với nƣớc ta, ngành mía đƣờng cần là một ngành có khả năng cạnh tranh tƣơng đối tốt, ít ra là đối với đƣờng nhập khẩu. Tuy nhiên, hiện nay và trong vài năm tới ngành này còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế tính cạnh tranh và khả năng xử lý. Vì vậy ngành mía đƣờng tạm xếp vào ngành có khả năng cạnh tranh thấp.

Hiện tại với nguồn vốn hạn chế, việc đầu tƣ kém hiệu quả, công nghệ thiết bị không hiện đại sẽ khó có thể nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa. Trong những ngành này cần có những biện pháp thúc đẩy nhanh chuyển đổi cơ cấu.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 95)