Nhóm hàng Công nghiệp

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 51)

Xét khía cạnh năng lực cạnh tranh các hàng hóa công nghiệp có thể đƣợc chia thành 5 nhóm là:

Nhóm 1: Những ngành có hàm lƣợng lao động cao, chủ yếu là lao động giản đơn, nhƣ may mặc, quần áo, giày dép,vv…

Nhóm 2: Những ngành kết hợp giữa hàm lƣợng lao động cao vừa dùng nhiều nguyên liệu nông lâm thủy sản nhƣ thực phẩm gia công các loại, đồ uống,… Nhóm 3: Những ngành có hàm lƣợng tƣ bản cao và dựa vào nguồn tài nguyên khoáng sản nhƣ thép, hóa dầu, vật liệu xây dựng.

Nhóm 4: Những ngành có hàm lƣợng lao động cao, chủ yếu là lao động lành nghề, lao động có kỹ năng cao với nhiều trình độ khác nhau, nhƣ đồ điện gia dụng, xe máy, máy bơm nƣớc và các loại máy móc khác, bộ phận điện tử, linh kiện điện tử, vv..

Nhóm 5: Những ngành công nghiệp có hàm lƣợng công nghệ cao nhƣ máy tính, xe hơi, máy công cụ, các linh kiện, bộ phận điện tử cao cấp…

Tổng hợp những phân tích, đánh giá của các Bộ, Ngành và chuyên gia trong và ngoài nƣớc về năng lực cạnh tranh của các hàng hóa công nghiệp có thể thấy Nhóm 1 và Nhóm 2 là những ngành nƣớc ta đang có khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên, trong hai hàng hóa chủ lực là may mặc và giày dép, hiện nay Việt Nam mới chỉ tập trung ở công đoạn gia công (là công đoạn mang lại giá trị gia tăng thấp nhất trong toàn bộ chuỗi giá trị) và chủ yếu dựa vào lao động giản đơn, các công đoạn cao hơn trong chuỗi giá trị hoàn toàn phụ thuộc nƣớc ngoài.

Trong thời gian tới, các hàng hóa thuộc nhóm 4 và một phần của nhóm 5 (đồ điện tử, linh kiện máy tính và hàng hóa công nghệ thông tin) có khả năng cạnh tranh do nhu cầu thế giới tiếp tục gia tăng va do trong quá khứ những nƣớc có trình độ phát triển nhƣ Việt Nam hiện nay đã bƣớc vào giai đoạn phát triển các hàng hóa này (Thái Lan, Trung Quôc). Ngoài ra, các công ty đa quốc gia trong lĩnh vực này cũng đánh giá cao môi trƣờng đầu tƣ của Việt Nam cũng nhƣ trình độ lao động của nƣớc ta.

Lợi thế cạnh tranh hàng công nghiệp Việt Nam hiện nay chủ yếu dựa trên nguồn lao động rẻ và tài nguyên thiên nhiên sẵn có mà những lợi thế này đang có xu hƣớng giảm nhanh. Do vậy, xây dựng khả năng cạnh tranh cho ngành công nghiệp nói chung và hàng hóa công nghiệp nói riêng theo hƣớng phát huy khả năng sáng tạo của nguồn nhân lực chất lƣợng cao và áp dụng công nghệ hiện đại là nhiệm vụ cấp bách.

Trong điều kiện phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, không thể thực hiện chính sách bảo hộ để xây dựng các ngành công nghiệp then chốt. Ngành then chốt ngày nay đƣợc hiểu là ngành có khả năng cạnh tranh cao. Nhà nƣớc cần giảm thiểu sự bảo hộ đối với ngành công nghiệp. Tạo dựng môi trƣờng để lĩnh vực này tự do cạnh tranh là biện pháp tốt nhất để xây dựng nền công nghiệp nƣớc nhà.

Nhƣ vậy, phƣơng hƣớng tận dụng những yếu tố về khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp nƣớc ta đã rõ ràng. Vấn đề là phải đƣa ra đƣợc chính sách, chiến lƣợc cụ thể để đón đầu xu hƣớng dịch chuyển các ngành công nghiệp trên thế giới để thu hút đầu tƣ, tạo ra một sự chuyển dịch mạnh mẽ cho cơ cấu công nghiệp Việt Nam, phát huy tiềm năng để hội nhập hiệu quả trong xu hƣớng toàn cầu hóa hiện nay.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 51)