Tăng cường công tác quảng cáo, xúc tiên bán hàng và các loại dịch

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 101)

vụ để kích thích sức mua của thị trường

Quảng cáo và tuyên truyền trong truyền tin và xúc tiến hỗn hợp phải hƣớng đồng thời tới ba mục tiêu là: thông tin, thuyết phục và gợi nhớ. Tƣ tƣởng chủ đạo của các thông điệp đƣa ra phải dựa vào nguồn gốc hàng hóa, gây chú ý đến điều gì đó của hàng hóa đối với khách hàng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần quảng cáo uy tín của doanh nghiệp và tính nổi trội của các dịch vụ đi theo. Trong quá trình thực hiện chiến lƣợc quảng cáo và tuyên truyền, doanh nghiệp có thể thực hiện theo quy định 6 bƣớc nhƣ sau:

- Xác định rõ đối tƣợng tác động mục tiêu là ai, là ngƣời mua tiềm năng, ngƣời sử dụng hiện tại, ngƣời quyết định mua hàng hay ngƣời có tác động ảnh hƣởng, cá nhân hay tổ chức.

- Xác định các mục tiêu cần phải đạt đƣợc. Mục tiêu cần phải đạt đƣợc có thể chỉ là thông báo (khi bắt đầu quảng cáo và tuyên truyền) hoặc mục tiêu thuyết phục khách hàng có sự nhận thức đầy đủ và lòng tin vào hàng hóa và sự phục vụ của doanh nghiệp, hoặc chỉ là mục tiêu nhắc nhở khách hàng để họ có thể nhớ đến hàng hóa và doanh nghiệp.

- Lựa chọn các phƣơng án phân bổ ngân sách cho hoạt động truyền tin và xúc tiến hỗn hợp. Có nhiều phƣơng pháp xác định ngân sách nhƣ: tuỳ theo khả năng, phần trăm trên doanh số, phƣơng pháp ngang bằng cạnh tranh, phƣơng pháp theo mục tiêu, phƣơng pháp phân tích, so sánh.

- Quyết định các công cụ truyền tin và xúc tiến hỗn hợp. Nội dung chủ yếu của bƣớc này là lựa chọn công cụ có tính khả thi cao, phù hợp với khả năng tài chính và đáp ứng đƣợc mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra trong chiến lƣợc truyền tin và xúc tiến hỗn hợp.

- Tổ chức thực hiện các hoạt động truyền tin và xúc tiến hỗn hợp. Trong quá trình tổ chức thực hiện phải chú ý tới luật pháp và quy định của

Nhà nƣớc về truyền tin và xúc tiến hỗn hợp về ngôn ngữ, biểu tƣợng, nội đung và các hình thức đƣợc ghép và không đƣợc ghép.

- Kiểm soát, đánh giá hiệu quả và hiệu chỉnh chiến lƣợc khi cần thiết. Các doanh nghiệp để phát triển thị trƣờng và tăng doanh thu cần tăng cƣờng các hoạt động dịch vụ trƣớc, trong và sau bán hàng nhƣ: dịch vụ chào hàng, bảo hành sửa chữa miễn phí, cung ứng đồng bộ có bảo đảm, vận chuyển đến tận tay ngƣời tiêu dùng một cách nhanh chóng, chính xác, chu đáo, theo yêu cầu của khách hàng với chất lƣợng cao hơn so với đối thủ cạnh tranh.

Các doanh nghiệp cần có ban dịch vụ khách hàng để xử lý các khiếu nại và điều chỉnh, cung ứng các dịch vụ khách hàng một cách tốt nhất

Tăng cƣờng công tác nghiên cứu thị trƣờng. Nghiên cứu thị trƣờng là công việc cần thiết đầu tiên đối vời bất cứ doanh nghiệp nào trong quá trình kinh doanh. Một doanh nghiệp không thể khai thác hết tiềm năng của mình cũng nhƣ không thoả mãn tất đƣợc nhu cầu của khách hàng nếu không có đƣợc đầy đủ các thông tin chính xác về thị trƣờng.

Thông qua việc nghiên cứu thị trƣờng, doanh nghiệp sẽ nắm đƣợc những thông tin cần thiết về giá cả, cung cầu hàng hóa mà doanh nghiệp đang kinh doanh hoặc sẽ kinh doanh để đề ra những phƣơng án chiến lƣợc và biện pháp cụ thể đƣợc thực hiện mục tiêu kinh doanh đề ra. Quá trình nghiên cứu thị trƣờng là quá trình thu thập thông tin, số liệu về thị trƣờng kinh doanh, phân tích so sánh số liệu đó và rút ra kết luận, từ đó đề ra các biện pháp thích hợp đối với các doanh nghiệp. Để công tác nghiên cứu thị trƣờng đạt hiệu quả cao, các doanh nghiệp cần kết hợp cả hai phƣơng pháp nghiên cứu tại bàn và phƣơng pháp nghiên cứu tại hiện trƣờng.

Doanh nghiệp nên tiến hành nghiên cứu thị trƣờng theo trình tự sau: xác định mục tiêu nghiên cứu thị trƣờng, xây dựng hệ thống các chỉ tiêu

nghiên cứu thị trƣờng, xác định và lựa chọn phƣơng pháp nghiên cứu, xây dựng kế hoạch nghiên cứu, thực hiện, điều chỉnh kế hoạch và viết báo cáo.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)