nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
Ở Việt Nam, do xuất phát điểm thấp, bỏ qua chế độ tƣ bản chủ nghĩa, đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nên sức cạnh tranh kinh tế và sức cạnh tranh hàng hóa còn thấp. Để hội nhập kinh tế có hiệu quả và phát triển theo đúng hƣớng xã hội chủ nghĩa tất yếu phải nâng cao sức cạnh tranh hàng hóa.
Nâng cao năng lực cạnh tranh hàng hóa có vai trò to lớn đối với hội nhập kinh tế quốc tế:
Thƣ nhất, Thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra nhanh chóng. Vì sức cạnh tranh hàng hóa tỷ lệ với việc rút ngắn lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế. Nó tạo điều kiện thuận lợi cho việc đẩy nhanh vấn đề tự do hóa thƣơng mại, tự do hóa đầu tƣ, xóa bỏ hàng rào thuế quan bảo hộ, giảm dần thuế quan nhập khẩu giữa các nƣớc với nhau…
Thứ hai, Thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế phát triển mạnh về chiều rộng và chiều sâu, vƣơn lên lấy chiều sâu làm chủ yếu. Vai trò này đƣợc thể hiện ở nâng cao sức cạnh tranh về hàng hóa, lƣợng doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh, trình độ tiếp cận thị trƣờngvv…
Thứ ba, Tạo điều kiện nâng cao vị thế nƣớc ta trong tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO).
Hội nhập kinh tế quốc tế cũng có những tác động mạnh mẽ tới việc nâng cao sức cạnh tranh hàng hóa. Điều đó biểu hiện ở những cơ hội và thách thức của quá trình hội nhập đối với nền kinh tế
Thông qua hội nhập giúp các nƣớc tham gia ( kể cả Việt Nam) tiếp nhận cơ hội mà những nƣớc kém phát triển có nhiều bất cập nếu thiếu nó.
Những cơ hội có thể thấy rõ là: Hội nhập quốc tế cũng là quá trình chuyển giao những tiến bộ về khoa học công nghệ, về tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh, nó sẽ mang lại những nguồn lực rất quan trọng, rất cần thiết cho các nƣớc, từ nguồn vốn vật chất đến nguồn vốn trí thức và kinh nghiệm; từ chiến lƣợc dài hạn đến kế hoạch ngắn hạn, cả cách thức tiến hành các quá trình hoạt động kinh tế ở tầm vĩ mô của quốc gia đến tầm vĩ mô của từng doanh nghiệp, giúp các nƣớc có thể tạo lập đƣợc vị trí của mình trong quan hệ quốc tế, mở rộng thị trƣờng và nhận những ƣu đãi về thƣơng mại.
Bằng cơ hội mà cộng đồng quốc tế tạo ra cho phép các nƣớc này thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh hàng hóa của mỗi nƣớc trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Cũng thông qua hội nhập kinh tế quốc tế, các nƣớc tham gia có điều kiện so sánh thấy đƣợc những thách thức, mà mỗi nƣớc phải đối mặt, phải vƣơn lên vƣợt qua thách thức, để mỗi nƣớc có biện pháp hữu hiệu tăng sức cạnh tranh hàng hóa trên thƣơng trƣờng quốc tế.
Những thách thức chủ yếu là: Ra nhập tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO) là cam kết thực hiện những quy định rất khắt khe làm cho nhiều nƣớc khó đáp ứng hoặc nếu có đáp ứng đƣợc thì cũng phải trả giá đắt. Hội nhập càng sâu, càng rộng thì đối với nhiều nƣớc, tính tùy thuộc vào bên ngoài càng cao, khả năng bất trắc khó lƣờng càng lớn.
Những rủi ro của các giao dịch kinh tế toàn cầu, nhất là các luồng vốn, chứa đựng rủi ro đổ vỡ tài chính và kinh tế. Sự độc quyền lũng đoạn của các Công ty. Tóm lại, mở cửa hội nhập kinh tế tạo cơ hội tiếp cận rộng lớn hơn các luồng chu chuyển hàng hóa, dịch vụ, công nghệ, thông tin, góp phần nâng cao tốc độ tăng trƣởng kinh tế và duy trì sự phát triển bền vững. Mặt khác, sự dao động lớn và đột ngột của các nền kinh tế bên ngoài, Công ty xuyên quốc gia, sức ép cạnh tranh của các nƣớc phát triển với những luật chơi bình đẳng, những tác động tiêu cực của quá trình hội nhập tới an sinh xã hội nhƣ: ôi nhiễm môi trƣờng, nạn thất nghiệp, sự gia tăng khoảng cách giàu nghèo là những thách thức các nƣớc đang phát triển phải đối mặt.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HÀNG HÓA VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 2.1. Những tác động của HNKTQT đến năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt nam
Kể từ mốc lịch sử năm 1995 khi Việt Nam gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), đã lần lƣợt là thành viên của các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới nhƣ: ASEAN (vào 7/1995), tham gia thành lập ASEM vào 3/1996; APEC (vào 11/1998), ký hiệp định thƣơng mại song phƣơng Việt Nam-Hoa Kỳ (vào 7/2000) và đặc biệt vào ngày 7/11/2007 Việt nam đã chính thức là thành viên thứ 150 của Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO). Đây là cột mốc đánh dấu cho quá trình hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới của Việt nam
Trong quan hệ kinh tế - thƣơng mại song phƣơng, Việt Nam đã ký 81 hiệp định thƣơng mại và đầu tƣ song phƣơng, gần 40 hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tƣ với các nƣớc và vùng lãnh thổ; trong đó đàm phán ký kết và phê chuẩn Hiệp định Thƣơng mại Việt Nam - Hoa kỳ là một nội dung lớn .[3, Tr. 17].
Sau hơn một thập kỷ hội nhập và đặc biệt sau hơn 2 năm là thành viên chính thức của WTO, bƣớc đầu có thể đánh giá một cách khái quát nhất về những tác động trực tiếp của quá trình hội nhập KTQT đối với năng lực cạnh tranh hàng hóa của Việt nam nhƣ sau:
2.1.1.Các tác động tích cực
Kể từ khi Việt Nam tiến hành đổi mới và hội nhập vào nền kinh tế thế khu vực và thế giới, các yếu tố về năng lực sản xuấtvà kinh doanh của hàng hóa Việt Nam tăng lên rõ rệt. Tốc độ tăng trƣởng của tổng mức bán lẻ hàng
hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (sau đây gọi tắt là thị trƣờng bán lẻ) từ năm 1990 đến nay liên tục tăng, nếu nhƣ vào năm 1990 thị trƣờng bán lẻ đạt doanh số là 19,031 tỉ đồng, tƣơng đƣơng với 3,548 tỉ USD thì đến năm 2008 thị trƣờng bán lẻ đã đạt doanh số lên đến 968,067 tỉ đồng, tƣơng đƣơng 57,76 tỉ USD tức là lớn gấp 50 lần so với 18 năm trƣớc đó. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào năm 1990 mới chỉ đạt 2,4 tỷ USD thì đến năm 2008 kim ngạch xuất khẩu đã lớn hơn gấp 31 lần tức là đạt 62,9 tỉ USD. Nhìn chung, xuất khẩu các mặt hàng chủ lực thuộc các ngành hàng công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ đều tăng rõ rệt. Chẳng hạn, hàng điện tử và linh kiện máy tính đạt 2,7 tỉ USD, tăng 25,5% so với năm 2007; hàng dệt may đạt 9,1 tỉ USD, tăng 17,5%; hàng hóa gỗ đạt 2,78 tỉ USD, tăng 15,6%; cà phê đạt 2,02 tỉ USD, tăng 5,8%; cao su đạt 1,6 tỉ USD, tăng 14,6%. [6, Tr.15].
Để có đƣợc những kết quả trên, Việt Nam đã tập trung hoàn thiện môi trƣờng kinh doanh để thực hiện đúng các cam kết đa phƣơng về mở cửa thị trƣờng hàng hóa, dịch vụ cũng nhƣ có các biện pháp cải cách đồng bộ nhằm tận dụng tốt các cơ hội và vƣợt qua thách thức. Nhìn chung, các thủ tục gia nhập và rút lui khỏi thị trƣờng đƣợc chuẩn hóa và minh bạch hơn, quyền lợi của nhà đầu tƣ đƣợc bảo đảm bình đẳng hơn. Bên cạnh việc hoàn thiện môi trƣờng kinh doanh trong nƣớc, các nƣớc thành viên của các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới mà Việt Nam tham gia, đặc biệt là WTO cũng phải mở cửa thị trƣờng và thực hiện nguyên tắc không phân biệt đối xử, tạo thuận lợi cho thƣơng mại của Việt Nam. Điều đó đã tạo ra những cơ hội chủ yếu đối với các ngành hàng và doanh nghiệp Việt Nam nhƣ sau:
- Thị trƣờng đƣợc mở rộng, hàng hóa của Việt Nam có thể thâm nhập thị trƣờng các nƣớc thành viên của các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới một cách thuận lợi hơn nếu năng lực cạnh tranh của Việt Nam cao hơn các đối thủ cạnh tranh. Nhìn chung, các loại hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam
nhƣ: dệt may, cà phê, cao su, thủy sản... đã có mặt ở hầu khắp các nƣớc trên thế giới. Các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội tiếp cận với những nguồn tín dụng, công nghệ hiện đại, các loại hình dịch vụ, vật tƣ, nguyên liệu và cơ hội xuất khẩu hàng hóa do thị trƣờng đƣợc mở rộng và không bị phân biệt đối xử.
- Việt Nam trở thành nơi hấp dẫn các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài vào một số ngành, nhƣ: điện tử, tin học, dệt may, luyện và cán thép, cơ khí đóng tàu, ngân hàng, tài chính, bảo hiểm... Các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đã và sẽ tiếp tục mang công nghệ hiện đại, phƣơng thức quản lý tiên tiến vào Việt Nam, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển ngành.
- Môi trƣờng kinh doanh trong nƣớc đã đƣợc cải thiện theo hƣớng thuận lợi và minh bạch hơn. Việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhƣ cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cấp mã số thuế và giảm thiểu giấy phép "con" đã có tác động tích cực đối với phát triển các doanh nghiệp mới ở hầu hết các ngành hàng. Việc phát triển hệ thống ngân hàng và bảo hiểm mở ra các kênh tài chính cạnh tranh đã và sẽ tạo cơ hội tiếp cận tài chính tốt và có tính cạnh tranh hơn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất khẩu, doanh nghiệp thuộc những ngành ƣu tiên nhƣ đóng tàu, phát triển năng lƣợng mới...
- Việc mở cửa thị trƣờng nội địa, cắt giảm thuế và các rào cản phi thuế đối với các hàng hóa nhƣ máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu còn tạo điều kiện cho nhiều hàng hóa đến với ngƣời tiêu dùng và doanh nghiệp trong nƣớc với mức giá hợp lý hơn, giúp cho nhiều doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh nhờ đƣợc cung cấp nguồn lực tốt hơn.