Mặt hàng gạo

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 80)

Năng lực sản xuất

- Chi phí sản xuất: chi phí cho cây lúa của Việt Nam thuộc loại thấp nhất khu vực và thế giới. Nhìn chung, chi phí đầu vào sản xuất lúa của Việt Nam là thấp, nhất là chi phí chi lao động chỉ bằng 1/3 so với Thái Lan trong khi năng suất lúa lại cao hơn 1,5 lần. Theo nghiên cứu và đánh giá của nhiều chuyên gia trong nƣớc và quốc tế, chi phí sản xuất lúa của Việt Nam thấp nhất trong khu vực Đông Nam Á, trong đó chi phí sản xuất tại Đồng bằng sông Cửu Long thấp nhất thế giới.

- Công nghệ xử lý sau thu hoạch; nhìn chung còn lạc hậu, tỷ lệ tổn thất

sau thu hoạch lớn. Theo báo cáo của các nghiên cứu về tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch lúa của Việt Nam khoảng 13-16%, trong đó 3 khâu tổn thất lớn nhất là phơi sấy, bảo quản và xay xát (chiếm tới 68-70% tổng lƣợng tổn thất) do thiếu phƣơng tiện làm khô, kho bảo quản nghèo nàn, hệ thống giống lúa kém đồng bộ và thiết bị xay xát còn lạc hậu. Trong khi đó, mức độ tổn thất sau thu hoạch của Thái Lan khoảng 7-10%, của Nhật Bản là 3,9-5,6% do công nghệ sau thu hoạch tiên tiến và sản xuất 01 vụ lúa/năm, thu hoạch và bảo quản trong điều kiện lạnh, khô của khí hậu ôn đới. [ 12, Tr.6]

Chất lượng gạo và hàng hóa từ gạo: nhìn chung là chƣa cao, trên 80%

tổng lƣợng thóc đƣợc xay xát do tƣ nhân thực hiện, hầu hết là các nhà máy nhỏ không đƣợc trang bị đồng bộ về sân phơi, lò sấy, kho chứa và chủ yếu

xay gia công nên chất lƣợng lúa gạo thƣờng thấp, giá trị gia tăng trong các hàng hóa hàng hóa chiếm tỷ trọng nhỏ. Trong khi đó, đầu tƣ cho hoạt động nghiên cứu thử nghiệm và phát triển các loại giống lúa mới có chất lƣợng cao chƣa phát huy đƣợc hiệu quả mong muốn. Trong khi nông dân Thái Lan trồng lúa mùa địa phƣơng tuy năng suất chỉ đạt 2,5 tấn/ha nhƣng do tận dụng điều kiện tự nhiên nên không tốn chi phí bơm nƣớc và thuốc sâu…còn lúa cao sản Việt Nam tuy đạt 4-5% tấn/ha nhƣng chi phí cho đầu vào quá cao nên tính ra giá thành hàng hóa tƣơng đƣơng. Với chất lƣợng cao hơn hẳn, gạo Thái Lan vẫn bán đƣợc giá hơn gạo Việt Nam. Nhƣ vậy trên cùng một diện tích, ngƣời Thái vẫn thu đƣợc lợi nhuận cao hơn và gạo bán cũng dễ hơn.

Khả năng tăng sản lượng gạo hàng hóa để xuất khẩu; từ năm 1996 đến

nay, diện tích sản xuất lúa của Việt Nam hầu nhƣ không tăng và dao động ở mức từ 7 triệu đến gần 7,5 triệu ha. Lƣợng gạo xuất khẩu do vậy cũng đƣợc xác định chỉ duy trì ở mức 4-4,5% triệu tấn/năm, khó có khả năng tăng sản lƣợng để tạo sức mạnh cạnh tranh với các đối thủ khác.

Thị trƣờng

- Thị trƣờng xuất khẩu của Việt Nam khá đa dạng nhƣng không có nhiều thị trƣờng “chất lƣợng cao”. Gạo của Việt Nam đã xuất khẩu sang 80 nƣớc trên thị trƣờng thế giới, tuy nhiên những hạn chế về chất lƣợng vẫn cản trở Việt Nam xuất khẩu sang các thị trƣờng có yêu cầu chất lƣợng cao. Các hạn chế về khả năng cung cấp tín dụng cũng làm gạo của Việt Nam kém cạnh tranh hơn trên các thị trƣờng có khó khăn về thanh toán.

- Dung lƣợng thị trƣờng cho xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam là rất lớn nhƣng lại phụ thuộc rất nhiều vào tình hình sản xuất của các nƣớc nhập khẩu trên thế giới. Trong điều kiện thời tiết, mua vụ thuận lợi, các nƣớc sản xuất lúa gạo có nhiều cơ hội để đáp ứng nhu cầu trong nƣớc nên nhu cầu về nhập khẩu sẽ giảm và ngƣợc lại. Do vậy, việc xử lý tốt vấn đề dự trữ và

điều hành xuất khẩu một cách phù hợp sẽ có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả của hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam.

- Cạnh tranh về chất lƣợng và giá với các đối thủ xuất khẩu chính vẫn là điểm yếu cần đƣợc khắc phục. Mặc dù, chất lƣợng gạo xuất khẩu của Việt Nam ngày càng đƣợc cải thiện do có nhiều cố gắng trong công tác giống, công nghệ xay xát, đánh bóng, chọn màu…Tuy nhiên, chất lƣợng gạo của nƣớc ta còn thấp hơn Thái Lan rất nhiều, do vậy giá gạo của Thái Lan thƣờng bán đƣợc cao hơn giá cùng loại của Việt Nam.

- Hạ tầng phục vụ sản xuất, lƣu thông xuất khẩu gạo của Việt Nam còn nhiều hạn chế. Các chi phí vận chuyển, bốc dỡ, bến cảng và các thủ tục xuất nhập khẩu gạo của nƣớc ta còn cao hơn so với các nƣớc khác nhƣ chi phí bốc xếp và chi phí liên quan tại cảng (tại cảng Sài Gòn các chi phí này khoảng 4-5 USD/tấn trong khi ở Bangkok – Thái lan chỉ bằng 50%, để xếp 10000 tấn hàng lên tầu cảng Sài Gòn mất ít nhất 10 ngày, còn ở Thái Lan chỉ mất 2 ngày…).

- Vấn đề thƣơng hiệu chƣa đƣợc coi trọng đã làm giảm đáng kể giá trị và uy tín của gạo Việt Nam. Trong khi trên thị trƣờng gạo thế giới, thƣơng hiệu gạo “Hƣơng nhài-Jasmine”, gạo Basmati đã đƣợc gắn liền với các quốc gia sản xuất là Thái Lan, Ấn Độ và Pakistan thì hầu nhƣ gạo xuất khẩu của Việt Nam chƣa xây dựng đƣợc một thƣơng hiệu nổi tiếng nào riêng cho mình. Điều này một phần xuất phát từ những khó khăn về điều kiện tài chính của doanh nghiệp, cơ chế, chính sách của Nhà nƣớc…song chủ yếu vẫn là do nhận thức và tầm nhìn của doanh nghiệp về vấn đề này.

Nói chung: Đây là mặt hàng có năng lực cạnh tranh không cao nhƣng cũng không chịu quá nhiều áp lực trong quá trình hội nhập, đặc biệt là áp lực về cạnh tranh trên thị trƣờng xuất khẩu. Thách thức lớn nhất đối với mặt hàng gạo

của Việt Nam trong quá trình hội nhập là vấn đề nâng cao chất lƣợng để gia tăng giá trị xuất khẩu cũng nhƣ giữ vững thị trƣờng trong nƣớc.

2.3.2.2. Mặt hàng cà phê

Năng lực sản xuất

- Năng suất cà phê Việt Nam hiện nay cao nhất thế giới (đạt trên 2 tấn/ha). Năng xuất cây trồng cao là điều kiện tiên quyết cho việc hạ giá thành hàng hóa, tạo thế cạnh tranh cao hơn.

- Khả năng mở rộng diện tích lớn. Một lợi thế cạnh tranh nữa trong sản xuất cà phê Việt Nam là khả năng mở rộng diện tích cây cà phê chè (cà phê arabica) nhất là ở các tỉnh miền núi phía Bắc, khu IV cũ và Tây Nguyên (có thể đạt khoảng 100000 hecta). Đây là những điều kiện quan trọng để Việt Nam tăng khối lƣợng xuất khẩu và tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu trong thời gian tới.

- Công nghệ chế biến còn lạc hậu. Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là cà phê nhân xô, mặt hàng đơn điệu. Công nghệ chế biến lạc hậu nên chất lƣợng hàng hóa thấp, tỷ lệ hao hụt cao (10%). Hiện nay chúng ta sử dụng phƣơng pháp chế biến khô là chủ yếu, khoảng 80% khối lƣợng cà phê đƣợc sơ chế tại các hộ gia đình, nhƣng vì thiếu sân phơi và phƣơng tiện sấy nên nếu gặp thời tiết mƣa nhiều thì tỷ lệ hạt đen tăng và dễ bị mốc, công đoạn đánh bóng, tuyển chọn cà phê chƣa đƣợc quan tâm đầu tƣ. Những cơ sở chế biến cà phê theo phƣơng pháp ƣớt và công nghệ tiên tiến còn qúa ít. [17, Tr.3]

Thị trƣờng

- Thị trƣờng xuất khẩu tuy nhiều nhƣng rất dàn trải, chƣa thật tập trung vào một số bạn hàng lớn, chƣa ổn định về số lƣợng, về giá cả xuất khẩu và về bạn hàng. Một số thị trƣờng xuất khẩu của Việt Nam chỉ là các thị trƣờng trung gian, chƣa xuất khẩu đƣợc nhiều cà phê trực tiếp cho ngƣời tiêu dùng đích thực. Mặc dù vậy, theo đánh giá của Trung tâm Thƣơng mại quốc tế thì

cà phê Việt Nam có lợi thế rất lớn về thị phần cũng nhƣ nhu cầu lớn từ phía thị trƣờng quốc tế.

- Dung lƣợng thị trƣờng còn lại cho cà phê xuất khẩu của Việt Nam nhìn chung là không lớn do thị trƣờng thế giới vẫn có xu hƣớng thừa cung. Tuy nhiên, thị trƣờng cho các loại hàng hóa cà phê đã qua chế biến vẫn còn rất lớn. Vấn đề đặt ra cho các nhà sản xuất và xuất khẩu cà phê trong nƣớc để có khả năng khai thác những thị trƣờng này hoàn toàn tùy thuộc vào năng lực chế biến và sản xuất ra những hàng hóa cuối.

- Trình độ nghiệp vụ kinh doanh xuất khẩu còn nhiều hạn chế. Những hạn chế trong quá trình giao dịch, ký kết và thực hiện hợp đồng do trình độ nghiệp vụ non yếu thƣờng hay bị thua thiệt và dẫn đến không ít nhà xuất khẩu cà phê Việt Nam làm mất lòng tin của ngƣời mua nhƣ không chịu giao hàng theo hợp đồng đã ký về khối lƣợng, chất lƣợng, kỳ hạn, thậm chí không chịu giao hàng.

- Thƣơng hiệu chƣa đƣợc củng cố. Hầu hết cà phê xuất khẩu của Việt Nam chƣa có thƣơng hiệu, nhãn mác. Do đó, mặc dù hàng năm Việt Nam xuất khẩu khoảng gần một triệu tấn nhƣng trên thế giới còn nhiều khu vực ngƣời tiêu dùng chƣa biết đến cà phê Việt Nam do thực tế là cà phê của Việt Nam đã đƣợc hãng buôn lớn mua về và bán ra với các nhãn mác khác.

- Hai xu hƣớng thay đổi cấu trúc thị trƣờng cà phê trên thế giới đang diễn ra gồm: sự thay đổi trong cấu trúc cung tự nhiên, cụ thể là sự tăng lên cả về chất lƣợng và số lƣợng của cà phê Brazil và Việt Nam, do đó cung toàn cầu sẽ trở nên tập trung hơn; và sự thay đổi trong cấu trúc cầu, bao gồm việc tăng cầu đối với những hàng hóa khác biệt hóa và cao cấp, công nghệ mới cho phép linh hoạt hơn trong việc pha trộn cà phê và những thay đổi về mặt nguồn gốc địa lý ảnh hƣởng đến tính chất và hình dáng của các loài hàng hóa cà phê khác nhau.

Tóm lại: Cà phê là mặt hàng mà Việt Nam có năng lực cạnh tranh tƣơng đối cao do có đƣợc những lợi thế cơ bản về nguồn cung lớn, điều kiện sản xuất thuận lợi, năng suất cao và giá nhân công rẻ. Tuy nhiên, để tận dụng đƣợc những lợi thế này trƣớc những xu thế biến đổi lớn trên thị trƣờng , Việt Nam cần nhanh chóng tập trung vào khâu nâng cao chất lƣợng chế biến hàng hóa và xây dựng thƣơng hiệu.

2.3.2.3. Mặt hàng mía đường

Năng lực sản xuất

- Sản lƣợng chung của toàn ngành vào khoảng 970 nghìn tấn, thị trƣờng thiếu hụt khoảng 300 nghìn tấn và tồn kho vẫn còn lớn do không cạnh tranh đƣợc với đƣờng nhập khẩu giá rẻ từ Thái Lan.

- Năng suất mía thấp. Năm 2007, năng suất bình quân đạt 55 tấn/ha, trong khi đó năng suất trung bình của Trung Quốc và Ấn Độ là 75-76 tấn/ha, Philippin 73,4 tấn/ha, Indonesia 62,9 tấn/ha, Thái Lan 69,5 tấn/ha, chƣa nói gì tới Autralia 93 tấn/ha, Brazil trên 85 tấn/ha.

- Giá thành sản xuất đƣờng trong nƣớc cao. Theo ƣớc tính giá thành sản xuất đƣờng trong nƣớc khoảng 300-350 USD/tấn, cao hơn giá thế giới từ 40- 50%, thậm chí có thời điểm lên tới 60%. Một nguyên nhân là tỷ lệ tiêu hao nguyên liệu mía còn cao, khoảng 11 mía/đƣờng. [15,Tr.4]

- Quy mô các nhà máy chế biến đƣờng nhỏ, hiệu quả hoạt động của các nhà máy ở mức thấp. Công suất trung bình một nhà máy trong nƣớc là 2200 TMN, trong khi ở các nƣớc sản xuất đƣờng lớn trên thế giới quy mô nhà máy bình quân là 7000 TMN, một số nƣớc nhƣ Australia, Thái Lan, Brazil còn tới 12000 TMN.

- Quy hoạch thẩm định dự án đầu tƣ xây dựng các nhà máy chế biến đƣờng trong thời gian qua còn nhiều yếu kém, nhiều dự án thực hiện theo phong trào chứ không tính đến hiệu quả kinh doanh.

- Quy hoạch vùng nguyên liệu mía gắn với nhà máy sản xuất có hiệu quả thấp, dẫn đến tình trạng nhiều nhà máy thiếu nguyên liệu để sản xuất, hiện tƣợng tranh mua nguyên liệu mía khi đến vụ diễn ra phổ biến càng đẩy giá nguyên liệu lên cao. Hiệu suất sử dụng công suất thiết kế của nhà máy thấp do thiếu nguyên liệu.

- Hiệu quả hoạt động của các nhà máy ở mức rất thấp. Một số nhà máy đã ngừng hoạt động, nhiều nhà máy đang trong tình trạng kinh doanh khó khăn, thua lỗ nhiều năm liền và rắc rối về tài chính. Tổng dƣ nợ ƣớc tính khoảng trên 5 nghìn tỷ đồng, vay nợ nƣớc ngoài cũng khoảng trên 1 nghìn tỷ đồng.

- Công tác quy hoạch, thẩm định dự án đầu tƣ xây dựng các nhà máy chế biến đƣờng trong thời gian qua còn nhiều yếu kém là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng sản xuất, kinh doanh kém hiệu quả của hệ thống các nhà máy đƣờng hiện nay ở Việt Nam. Hàng chục nghìn tỷ đồng vốn đầu tƣ đã đổ vào những dự án kém hiệu quả.

Thị trƣờng

- Đây là một trong những hàng hóa nông nghiệp có tính nhạy cảm đặc biệt của Việt Nam trong quá trình hội nhập, mở của thị trƣờng. Nguy cơ bị hàng hóa đƣờng nhập khẩu với giá rẻ chiếm lĩnh thị trƣờng nội địa là rất rõ do giá thành cao so với mặt bằng chung của khu vực và thế giới. Một khi hàng rào thuế quan bị cắt giảm, chắc chắn thị trƣờng dành cho hàng hóa mía đƣờng trong nƣớc sẽ bị thu hẹp rất nhiều để nhƣờng chỗ cho những hàng hóa cùng loại nhập khẩu từ nƣớc ngoài. Trung Quốc là một trong những ví dụ rất điển hình về sự phá sản trong ngành mía đƣờng sau khi nƣớc này ra nhập WTO do phải cắt giảm thuế quan và lƣợng đƣờng nhập khẩu đã chiếm lĩnh trên 20% sản lƣợng đƣờng sản xuất trong nƣớc, khiến nƣớc này thiệt hại gần 400 triệu USD mỗi năm kể từ năm 2001.

- Thị trƣờng tiêu thụ chủ yếu của hàng hóa mía đƣờng của Việt Nam là thị trƣờng nội địa với sự bảo hộ khá lớn từ phía nhà nƣớc. Với những quy định về thuế quan, trong thời gian qua mặc dù đƣờng sản xuất trong nƣớc luôn có mức giá cao hơn hàng hóa cùng loại của các nƣớc trong khu vực, song vẫn duy trì đƣợc thị trƣờng do không phải cạnh tranh với đƣờng nhập khẩu từ bên ngoài. Do vậy, một khi hàng rào thuế quan bị cắt giảm, chắc chắn thị trƣờng dành cho hàng hóa mía đƣờng trong nƣớc sẽ bị thu hẹp rất nhiều để nhƣờng chỗ cho những hàng hóa cùng loại đƣợc nhập khẩu từ nƣớc ngoài.

Nói chung: Mía đƣờng là ngành có năng lực cạnh thấp và chịu tác động mạnh từ quá trình hội nhập. Nguy cơ phá sản của nhiều nhà máy đƣờng vốn đã không nhỏ sẽ còn trầm trọng hơn trong thời gian tới khi mà Việt Nam thực hiện đầy đủ các cam kết với WTO.

2.3.2.4. Mặt hàng rau quả

Năng lực sản xuất

- Điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển đa dạng nhiều loại rau quả. Với khí hậu nhiệt đới gió mùa, Việt Nam có các vùng sinh thái nông nghiệp tƣơng đối đa dạng từ nhiệt đới, ôn đới, cận nhiệt đới ở miền Bắc sang khí hậu nhiệt đới ở miền Nam… do vậy có thể phát triển đƣợc đa dạng nhiều loại cây rau quả mà ít quốc gia có đƣợc.

- Tiềm năng phát triển sản xuất còn rất lớn. Mặc dù có điều kiện tốt để phát triển nhƣng trong thời gian qua các yếu tố về năng lực sản xuấtrau quả của Việt Nam vẫn còn rất khiêm tốn cả về sản lƣợng và diện tích gieo trồng, đặc biệt là về sản lƣợng quả nhiệt đới so với các nƣớc khác trong khu vực nhƣ Thái Lan, Philippines. Diện tích và sản lƣợng rau quả của Việt Nam tăng khá ổn định trong giai đoạn (2003-2005) và dự báo sẽ đạt 750.000 ha với sản lƣợng 9 triệu tấn/năm vào năm 2010. [ 27, Tr.8]

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)